Công nhân mang theo bánh chưng, rau xanh để quay lại sản xuất

Phương Thư |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khá dài, khi quay trở lại với công việc, công nhân đều muốn được tăng ca, tăng thu nhập.

Mong được tăng ca nhiều hơn để có tiền tích cóp

Ngày mùng 8 Tết (8.2), chị Phạm Anh Dung (sinh năm 2002, quê ở Phú Thọ) quay trở lại phòng trọ ở thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) để bắt đầu công việc sau Tết.

Những món đồ Tết chị mang theo gồm có bánh chưng, rau xanh, trứng, gạo... để bắt đầu cho những ngày xa nhà.

Chị Dung hiện làm ở Công ty TNHH Denso Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội). Theo lịch công ty, từ ngày mùng 7 Tết, công nhân sẽ rục rịch đi làm trở lại. Nhưng dây chuyền của chị không có việc nên đến ngày 11.2, nữ công nhân mới được quay trở lại sản xuất.

 
Chị Phạm Anh Dung - công nhân Công ty TNHH Denso Việt Nam - mang theo bao đựng thức ăn mẹ chuẩn bị cho những tháng ngày đi làm xa nhà.

Cô gái trẻ có dáng người nhỏ bé, đầu cắt kiểu "tomboy". Chỉ mấy tháng đi làm, chị sút hẳn 3kg, từ 40kg xuống còn 37kg. Tủm tỉm cười, chị nói, lần này về quê ăn Tết bị mẹ "quở".

Một thân một mình tự lập nơi xa lạ, chị gặp không ít khó khăn và áp lực. Học xong cấp 3, chị Dung quyết định xin đi làm sớm để phụ giúp bố mẹ.

Xuống Hà Nội xin việc từ tháng 5.2021, một tháng sau, chị mới trúng tuyển đi làm. Nhưng vừa ký hợp đồng với công ty được 1 tháng, cô gái trẻ bị ngưng việc do nơi ở cách ly theo yêu cầu phòng chống dịch.

Quãng thời gian không có công việc, chị duy trì sinh hoạt bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ thực phẩm của địa phương, vay mượn thêm bạn bè.

 
Việc làm đầu tiên khi chị Dung bước vào phòng trọ là dán lại mảng giấy trên tường bị bong do trời mưa ẩm.

Sau gần 2 tháng không có công việc, chị cũng được đi làm trở lại. Mặc dù vậy, khó khăn vẫn hiện hữu vì nhóm công nhân như chị hầu như bị cắt hết sản lượng, chỉ ăn lương cơ bản và trợ cấp, khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.

Vẻ mặt buồn rầu, nữ công nhân nói, đã từ rất lâu rồi, chị chưa được tăng ca. Có chăng đợt cuối năm, đồng nghiệp cùng công ty F0 thì chị Dung mới được đi làm bù.

Nói về năm 2021, cô thở dài vì “không để ra được gì”. Năm qua, chị Dung đặt mục tiêu sẽ mua cho mình chiếc xe máy mới song vẫn chưa thực hiện được. Thế nên, dự định mua xe từ năm 2021 lại phải chuyển sang năm 2022. Ngoài ra, bắt đầu một năm mới, chị Dung mong mình được tăng ca nhiều hơn, có tiền tích cóp để khi dịch bệnh, ốm đau còn có khoản lo liệu.

Cố gắng cải thiện thu nhập để có vốn làm việc khác

Anh Hoàng Duy Thanh (sinh năm 1997, quê Thanh Hoá), làm công nhân Công ty TNHH Hal Việt Nam (Đông Anh) 6 năm nay.

 
Trở lại với công việc, anh Duy Thanh mong năm nay cải thiện thu nhập hơn năm cũ.

Theo anh Thanh, năm qua, vợ chồng anh không quá khó khăn như nhiều công nhân khác song tiền làm ra cũng không để dư được nhiều. Lần về Tết này, vợ chồng anh đã bắt đầu lên nhà trọ từ mùng 5 để chuẩn bị đi làm từ mùng 7 Tết.

Bắt đầu trở lại công việc, anh Thanh cho biết, sẽ cố gắng làm việc để thu nhập cải thiện hơn năm cũ: "Tôi đi kiếm tiền mà nên chỉ mong tăng thu nhập rồi có vốn để làm thứ khác. Không thể làm công nhân mãi".

Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội thống kê, đến 10h ngày 7.2 từ các cấp Công đoàn, có 90,24% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất với 96,13% công nhân, lao động trở lại làm việc. Còn lại một vài doanh nghiệp do chưa có đơn hàng gấp gáp đầu năm nên mùng 9.2 họ bắt đầu quay trở lại làm việc.

“Qua báo cáo nhanh bằng điện thoại thì về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn đã quay trở lại sản xuất. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt lao động hầu như không đáng lo ngại” - lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định.

Về tỉ lệ lao động quay trở lại làm việc tại Hà Nội, vị này cho hay, con số này tương đương các năm trước đây. Năm 2021 chịu ảnh hưởng dịch bệnh, cho nên ngay sau Tết Nguyên đán 2022, người lao động mong ngóng được đi làm trở lại.

Phương Thư
TIN LIÊN QUAN

Con công nhân vui mừng được trở lại trường học

Minh Phương - Bảo Hân |

Từ ngày 10.2, thêm nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội mở cửa đón học sinh. Gạt qua khó khăn ban đầu là việc đưa, đón con, nhiều phụ huynh là công nhân ủng hộ chuyện mở cửa trường học để các con được đi học trực tiếp.

Nhiều công nhân chưa biết đến gói hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà

Minh Phương - Quế Chi |

Trước thông tin được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê trọ, theo khảo sát của PV, hầu hết công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đều chưa biết đến gói hỗ trợ này. Sắp tới triển khai thực tế, họ mong gói hỗ trợ này đến đúng người, không bỏ lọt và phổ biến rộng rãi hơn đến các đối tượng được thụ hưởng.

Công nhân từng "khất" tiền thuê trọ mừng rỡ khi được hỗ trợ về nhà ở

THƯ PHƯƠNG |

Với đồng lương eo hẹp, công nhân ở tỉnh lẻ phải chi từ 500.000 – 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà trọ mỗi tháng. Những đợt ảnh hưởng dịch COVID-19, không ít lần họ phải "khất" khoản tiền này.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Con công nhân vui mừng được trở lại trường học

Minh Phương - Bảo Hân |

Từ ngày 10.2, thêm nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội mở cửa đón học sinh. Gạt qua khó khăn ban đầu là việc đưa, đón con, nhiều phụ huynh là công nhân ủng hộ chuyện mở cửa trường học để các con được đi học trực tiếp.

Nhiều công nhân chưa biết đến gói hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà

Minh Phương - Quế Chi |

Trước thông tin được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê trọ, theo khảo sát của PV, hầu hết công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đều chưa biết đến gói hỗ trợ này. Sắp tới triển khai thực tế, họ mong gói hỗ trợ này đến đúng người, không bỏ lọt và phổ biến rộng rãi hơn đến các đối tượng được thụ hưởng.

Công nhân từng "khất" tiền thuê trọ mừng rỡ khi được hỗ trợ về nhà ở

THƯ PHƯƠNG |

Với đồng lương eo hẹp, công nhân ở tỉnh lẻ phải chi từ 500.000 – 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà trọ mỗi tháng. Những đợt ảnh hưởng dịch COVID-19, không ít lần họ phải "khất" khoản tiền này.