Công nhân lo lắng công việc lại bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Tú Quỳnh - Bảo Hân |

Mới chỉ lắng xuống được ít lâu, nay dịch COVID-19 bùng phát trở lại, khiến nhiều công nhân khu công nghiệp lo lắng công việc của mình sẽ lại bị ảnh hưởng.

15 năm làm công nhân trong Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), lần nghỉ việc bất đắc dĩ lâu nhất của chị Nguyễn Thị Yến (SN 1987), quê ở Thái Nguyên là 2 tháng.

Sáng 31.7, giặt quần áo xong, chị Yến lấy điện thoại ra đọc tin tức rồi thốt lên: “Hôm nay lại thêm 45 ca nhiễm mới rồi”.

 

Tháng 6 và 7, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị Yến được cho nghỉ theo chế độ ngừng việc của công ty. Mỗi tháng chị nhận hỗ trợ 4,2 triệu đồng. Thu nhập giảm đi một nửa so với lúc đi làm bình thường.

Dự kiến, ngày 1.8, chị Yến sẽ đi làm trở lại, nhưng đọc tin tức xong chị lo không biết sắp tới, việc làm của mình có tiếp tục bị ảnh không.

Anh Học (chồng chị Yến) cũng đã có 4 tháng liền không kiếm được đồng nào. Bởi thời gian có dịch, công việc bán bê - tông tươi cho công ty tư nhân của anh phải tạm ngưng. Thu nhập được tính theo khối lượng bê - tông bán được cho khách trong khi thực tế phải tạm nghỉ nên suốt 4 tháng vừa qua, anh Học phải tiêu "lẹm" vào khoản tiền dàng dụm của hai vợ chồng.

Cũng giống như chị Yến, anh Học vô cùng lo lắng trước diễn biến của dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài thực phẩm ăn uống hàng này, những khoản chi tiêu khác đều được hai vợ chồng cắt giảm.

Còn với chàng trai dân tộc Mông - Giàng A Phứ (SN 1999) nỗi lo ấy càng nhân lên gấp bội.

Một mình lặn lội xuống Hà Nội tìm việc làm với mong ước thoát nghèo, Phứ đã phải trải qua không ít khó khăn. Nhà của Phứ nằm sâu trong bản Mí Háng Tâu, xã Pú Luông (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Theo lời của Phứ, ở đó gần đây mới có điện chiếu sáng.

Lần đầu tiên xuống Hà Nội tìm việc, Phứ phải vay mượn mọi người, cùng với gom góp được tất thảy 2 triệu đồng đi đường và thuê trọ. May mắn có được công việc của công nhân Khu Công nghiệp Thăng Long, Phứ nghĩ bản thân sẽ ổn định, có tiền gửi về nhà giúp đỡ bố mẹ.

Thế nhưng, vì Phứ chỉ là công nhân thời vụ nên dù đã làm được 6 tháng, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, anh vẫn bị cho nghỉ việc. Không có việc làm, không có tiền, Phứ đành về quê tiếp tục làm nương. Được một thời gian, nghĩ như vậy vẫn khó mà thoát nghèo, Phứ lại dắt túi mấy trăm nghìn trở lại Hà Nội.

 
Giàng A Phứ xem lại bộ hồ sơ để chuẩn bị đi xin việc làm mới. Ảnh: Quỳnh Hân

Vì có một số bạn bè quen ở dưới này, thỉnh thoảng Phứ được cho em ké trong thời gian tìm việc làm mới. Với Phứ điều đó giống như một sự "cưu mang" đầy ý nghĩa, giúp anh có thể tiết kiệm được phần nào chi phí sinh hoạt.

Buổi trưa 31.7, sau hơn chục ngày nằm ở phòng trọ vì ốm, Phứ tranh thủ xem lại bộ hồ sơ xin việc của mình. Hỏi thì Phứ bảo: "Lúc xuống lại Hà Nội, tôi cũng đã vượt qua vòng phỏng vấn của một công ty trong Khu Công nghiệp Thăng Long, nhưng đến khi được gọi đi làm thì bị ốm nên giờ tôi phải làm hồ sơ khác để xin việc.

Đối diện với nguy cơ tác động của dịch khi bùng phát trở lại, Phứ thấm thỏm rồi không biết mình có xin được việc hay không. Nếu may mắn được nhận vào làm, dù mức lương chỉ từ 3-4 triệu đồng thì với Phứ điều đó cũng hơn so với phải trở về quê làm nương.

Tú Quỳnh - Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Công nhân mất việc: Chạy xe ôm, bán vé số để lo cho cuộc sống

Nam Dương - Đình Trọng - Hà Anh Chiến |

Do dịch COVID-19 nên bị mất việc hoặc giảm giờ làm khiến thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người lao động phải thắt chặt chi tiêu, ở ghép phòng trọ và làm thêm các nghề như chạy xe ôm, bán vé số... để lo cho cuộc sống gia đình.

Khó khăn chồng chất của công nhân mất việc

KỲ QUAN |

Khi chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19, họ - những công nhân nghèo - đã gặp hoàn cảnh khó khăn do tai nạn, đổ vỡ hạnh phúc, nuôi con nhỏ… Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, họ còn bị mất việc, mất hết thu nhập, khó khăn càng thêm chồng chất.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Công nhân mất việc: Chạy xe ôm, bán vé số để lo cho cuộc sống

Nam Dương - Đình Trọng - Hà Anh Chiến |

Do dịch COVID-19 nên bị mất việc hoặc giảm giờ làm khiến thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người lao động phải thắt chặt chi tiêu, ở ghép phòng trọ và làm thêm các nghề như chạy xe ôm, bán vé số... để lo cho cuộc sống gia đình.

Khó khăn chồng chất của công nhân mất việc

KỲ QUAN |

Khi chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19, họ - những công nhân nghèo - đã gặp hoàn cảnh khó khăn do tai nạn, đổ vỡ hạnh phúc, nuôi con nhỏ… Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, họ còn bị mất việc, mất hết thu nhập, khó khăn càng thêm chồng chất.