Công nhân lao đao chờ ngày xuất khẩu lao động

Minh Phương |

Nhiều lao động trẻ trễ hẹn sang nước ngoài làm việc vì dịch COVID-19, không ít người trong số họ phải đi bán hàng thuê, xin làm công nhân để chờ đợi chuyến bay được xuất cảnh. Nhiều người đứng trước lựa chọn: bỏ cuộc hay tiếp tục chờ đợi.

Trễ hẹn xuất khẩu lao động vì dịch

Trước khi quyết định nộp hồ sơ xuất khẩu lao động sang Nhật, chị Đỗ Thị Trang (23 tuổi, quê ở Thanh Hoá) có thời gian làm công nhân rồi thử sức với lĩnh vực làm đẹp. Mong muốn có cuộc sống tốt hơn nên chị đã học tiếng Nhật.

Cuối năm 2019, chị Trang đăng ký học tiếng Nhật được 20 ngày thì về quê nghỉ Tết Âm lịch. Sang đầu năm 2020 cũng là lúc dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, học viên phải trì hoãn đến đầu năm 2021.

Tới tháng 4.2021, chị Trang đậu phỏng vấn ở một công ty Nhật Bản và tiếp học online từ tháng 5.2021. Chị đã đóng 90 triệu đồng (1 nửa số tiền trong hợp đồng sang Nhật làm việc) và đăng ký khâu kiểm tra đóng gói hàng, mảng đúc nhựa. Dự kiến, ngày 25.10.2021, chị Trang sẽ được xuất cảnh, nhưng COVID-19 đã đảo lộn mọi kế hoạch của chị.

Để có tiền sang Nhật, chị Trang đã phải vay ngân hàng. Hiện chị phải trả 1,5 triệu đồng tiền lãi ngân hàng mỗi tháng. Đầu tháng 11, công ty thông báo những học viên đăng ký và đậu phỏng vấn từ năm 2019 - 2020 sẽ bay trong 3 tháng (tháng 11, 12.2021 và tháng 1.2022), còn những người không có visa từ nửa đầu năm 2021 trở đi sẽ bay vào tháng 2.2022. Thuộc đối tượng tượng bay trong 3 tháng, cô gái trẻ vui mừng khôn siết vì nghĩ sớm được thực hiện mong ước.

Theo Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Gia Liêm, từ 5.11.2021, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam. Tuy nhiên đến ngày 29.11, trước những cảnh báo về biến chủng Omicron, Nhật Bản đã công bố dừng nhập cảnh mới vào Nhật Bản trong vòng một tháng đối với công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ kể từ ngày 30.11.

Không bỏ cuộc

Khi nghe tin Nhật Bản đóng cửa trở lại vào ngày 30.11 vừa qua, chị Trang rất buồn. “Tôi đã theo được 2 năm nên sẽ không bỏ ngang. Nếu bỏ cuộc coi như mất số tiền đã đóng. Công ty chỉ trả lại tiền nếu có lý do chính đáng. Dịch là tình hình chung rồi. Tôi vẫn sẽ chờ đợi”, chị Trang quả quyết.

Lớp học tiếng Nhật của chị Trang có 14 học viên, riêng nhóm chị Trang 5 người có đến 3 người xin đi làm công nhân trong thời gian chờ đợi nước Nhật mở cửa. Khi biết mình phải tiếp tục chờ đợi, chị Trang quyết định xin làm công nhân cho công ty ở Bắc Giang. Mới vào làm chưa được 1 tháng, công ty trả 4,8 triệu đồng tiền lương cơ bản, cộng 800.000 tiền phụ cấp, chưa tính khoản tăng ca.

Còn chị Nguyễn Thị Ngân (24 tuổi, quê ở Phú Thọ) cũng đợi hơn 2 năm nay để có thể xuất khẩu lao động sang Nhật. Theo lịch trong hợp đồng, tháng 8.2020 chị Ngân có thể xuất cảnh nhưng phải trễ hẹn vì dịch. Để có tiền nộp học phí cùng thủ tục sang Nhật, chị Ngân đã nhờ bố mẹ vay ngân hàng thêm 100 triệu đồng. Chị Ngân dự tính sang Nhật 1 năm là đủ số tiền trả nợ ngân hàng, sau đó sẽ trau dồi thêm tiếng Nhật để khi về nước có thêm cơ hội việc làm.

Sau nhiều lần hoãn chuyến bay, chị Ngân xin bán quần áo cho các shop thời trang ở Hà Nội để có tiền trang trải cuộc sống và trả lãi ngân hàng hằng tháng.

“Đã nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng vì tiếc khoản tiền đã bỏ ra và thời gian học hành nên tôi vẫn sẽ chờ đợi. Tôi vừa đi làm, vừa học tiếng Nhật trên Youtuber để không bị quên kiến thức” - chị Ngân cho biết.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Gia Liêm cho biết - chỉ tính riêng thị trường Nhật Bản hiện có 55.000 lao động đang chờ bay. Trong đó có 7.600 lao động đã hết hạn visa, 28.000 người đã có tư cách lưu trú ở Nhật Bản đang chờ xin visa và còn 18.000 lao động đã trúng tuyển ở phía Việt Nam và đang học tập, đào tạo đợi thi trúng tuyển các đơn hàng.

“Không lâu nữa phía Nhật sẽ có thông báo, nhận định chính thức về biến chủng mới. Do vậy, các bạn trẻ nên giữ tinh thần lạc quan chờ đợi cơ hội sang Nhật” - ông Liêm chia sẻ.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 43.584 lao động (15.024 lao động nữ) đạt 48,42% kế hoạch năm 2021 (năm 2021, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 90.000 lao động), và bằng 92,14% so với cùng kỳ năm ngoái (10 tháng đầu năm 2020, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 47.300 lao động).

Trong đó, thị trường Đài Loan: 19.388 lao động (6.486 lao động nữ), Nhật Bản: 19.193 lao động (8.270 lao động nữ), Trung Quốc: 1.658 lao động (01 lao động nữ), Hàn Quốc: 748 lao động (01 lao động nữ), Rumani: 638 lao động (81 lao động nữ), Singapore: 544 lao động nam, Hungary: 438 lao động (105 lao động nữ) và các thị trường khác.


Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Bắt 2 kẻ lừa đảo 170 người có nhu cầu xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 3 tỉ

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Hai đối tượng lừa đảo 170 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã bị công an bắt giữ và di lý về Đà Nẵng.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Bắt 2 kẻ lừa đảo 170 người có nhu cầu xuất khẩu lao động, chiếm đoạt 3 tỉ

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Hai đối tượng lừa đảo 170 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã bị công an bắt giữ và di lý về Đà Nẵng.