Công nhân làm xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập

LÊ THANH HIỀN - NAM DƯƠNG |

Với thu nhập ít ỏi, không đủ để trang trải các chi phí, nhiều công nhân (CN) các khu công nghiệp (KCN) ngoài tăng ca, đã phải làm thêm những việc khác, nhất là chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập, cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Thậm chí, có người còn bỏ hẳn “kiếp” CN để đeo đuổi nghề tưởng chừng chỉ là “tay trái” này…

Tranh thủ “tăng ca” ngoài giờ bằng chạy Grab

18h tối, trong căn phòng trọ rộng chỉ vẻn vẹn 12m2, chị N.T.Duyên (Nam Định) - công nhân KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đang sửa soạn bữa cơm tối đợi chồng. Chồng chị - anh N.H.Chung, sáng làm 8 tiếng ở công ty, chiều tranh thủ chạy ít chuyến Grab kiếm thêm “đồng ra đồng vào”, trang trải sinh hoạt phí cho gia đình nhỏ.

Chị nói: “Ngày nào chồng cũng về tầm này”. Từ ngày chị nghỉ sinh em bé, anh luôn cố gắng về sớm đỡ đần vợ. Và cũng bởi, chị không muốn chồng về muộn vì nghề xe ôm nhiều hiểm nguy khó lường trước.

Chị Duyên cho biết, ngoài lương cơ bản tầm 5 triệu/tháng, thường mỗi ngày anh Chung kiếm thêm được khoảng 300.000 - 400.000 đồng, mỗi tháng ước tính thu nhập thêm khoảng 6 triệu đồng nhờ nghề xe ôm công nghệ. Đó là chưa kể những ngày lễ Tết, nhu cầu tăng cao, có thời điểm anh thu về 500.000 - 600.000 đồng/ngày từ chạy Grab.

Sống cùng khu trọ, anh N.Đ.Hùng (34 tuổi, Nghệ An) cũng ăn vội bát cơm để lên đường chạy chuyến Grab buổi tối. Anh Hùng chia sẻ, trước đây anh từng làm CN tại Cty Daewoo (KCN Bắc Thăng Long). Nhưng sau 2 năm, do điều kiện sức khỏe, anh chuyển sang làm cho một Cty mới. Còn bây giờ anh đã nghỉ hẳn và chỉ chạy Grab.

Anh cho biết, trừ các khoản phụ phí như tiền xăng xe, chi phí bảo dưỡng,… mỗi tháng thu nhập của anh dao động khoảng từ 8-9 triệu đồng nhờ chạy xe ôm công nghệ. “Chạy Grab không ổn định như đi làm CN nhưng bù lại, môi trường thoải mái, linh động được thời gian và bản thân không bị gò bó” - anh chia sẻ.

Thu nhập của CN thường dao động khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Nếu chăm chỉ làm tăng ca, thu nhập mỗi tháng cũng chỉ đạt vào độ 6-7 triệu đồng/ tháng. Trong khi nếu chạy Grab, trừ các khoản phụ phí, thu nhập thường không dưới 6 triệu đồng/tháng”.

Anh cũng cho biết thêm: “Nam công nhân KCN, hầu hết mọi người hoặc xin tăng ca, hoặc là tranh thủ làm thêm ngoài giờ hành chính. Thực tế cũng không hiếm trường hợp NLĐ làm được ít năm thì bỏ ra làm ngoài. Sở dĩ như vậy vì mức lương cơ bản của công nhân còn quá thấp. Nếu không làm thêm hoặc tăng ca thì không đủ trang trải cuộc sống”.

Anh Hùng làm thử một phép tính đơn giản: Đối với lương CN, mỗi tháng tổng thu nhập của anh (đã bao gồm lương tăng ca) đạt khoảng 6 triệu đồng/ tháng. Anh chia ra, chi phí ăn học của 2 con tầm 2 triệu đồng/ tháng; phòng ốc, điện nước,… cũng ước chừng 2 triệu đồng/ tháng; còn 2 triệu đồng nữa chi tiêu cho các ăn uống, đi lại,… gọi chung là sinh hoạt phí. Đó là chưa kể những lúc đau ốm phát sinh thuốc men, rồi hội hè, đám lễ… Anh khẳng định, dù chi tiêu dè dặt cũng không thể kham nổi.

Chỉ mong được tăng lương

Chiều muộn, chúng tôi đến khu nhà trọ của Công ty Dịch vụ công ích quận 9 (TPHCM) trên đường Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, quận 9. Hầu hết căn phòng còn khóa cửa. Một người dân đang ở trọ ở đây giải thích, phần lớn CNLĐ thuê trọ ở đây giờ này còn tăng ca, chưa về.

Chúng tôi rảo một vòng quanh khu nhà trọ thì bắt gặp một trung niên đang chuẩn bị đi chạy Grab. Hỏi ra mới biết anh tên là Mohamet Ali (dân tộc Chăm), CN cơ khí của Công ty Tracomeco (Q.Thủ Đức), vừa đi làm về và chuẩn bị đi chạy Grab để kiếm thêm tiền. “Mỗi tháng, bình quân tôi làm chỉ được 5,5 triệu đồng tiền lương. Có khi tăng ca, làm nhiều lắm cũng chỉ được 7 triệu đồng, nên phải tranh thủ chạy thêm Grab ngoài giờ kiếm thêm tiền mua gạo, sữa cho con. Mỗi tối chạy Grab thêm, tôi kiếm được cao lắm cũng chỉ được khoảng 100.000 đồng, vì cũng không dám chạy nhiều để giữ sức ngày mai còn đi làm” - anh Mohamet Ali giải thích lý do chạy thêm Grab của mình.

Vợ anh là chị Ro Phi Áh, cũng là người dân tộc Chăm, hiện là công nhân Cty Liên Phương (quận 9). Hai vợ chồng có 4 con, lớn nhất 12 tuổi, đang học lớp 6, con nhỏ nhất mới 2 tuổi. Hai vợ chồng được ưu đãi giá thuê nhà ở đây, mỗi tháng chỉ phải trả 770.000 đồng cho một căn phòng khoảng 30m2 (bình thường giá khoảng 2 triệu đồng). Ngoài ra, tiền điện, nước được trả đúng giá quy định, mỗi tháng tốn thêm gần 500.000 đồng.

Chị Ro Phi Áh nói như tâm sự: “Mỗi tháng tiền lương của tôi chỉ khoảng 4,5 triệu đồng, cộng với tiền lương và tiền chạy Grab thêm của chồng, tổng thu nhập gia đình hằng tháng chỉ khoảng 13-14 triệu đồng. Số tiền này lo cho 6 miệng ăn, thuê nhà cửa, điện nước, lúc nào cũng thấy căng thẳng, thiếu hụt. Chỉ mong sao Nhà nước, công ty tăng tiền lương cho CN để đời sống đỡ vất vả”.

Đang dở câu chuyện với gia đình anh Mohamet Ali thì ông Nguyễn Trường Sơn - thành viên Ban Quản lý nhà trọ - đến. Nghe chuyện, ông Sơn cười buồn, nói: “Nói gì mấy anh chị CN trọ ở đây, bản thân tôi đã có 25 năm đi làm mà tiền lương còn chưa đủ sống. 10 năm trước, khi đó tôi mới có một con, lương 5 triệu đồng. Bây giờ, tôi có hai con mà tiền lương cũng mới chỉ có hơn 6 triệu đồng. Năm ngoái, vợ tôi thất nghiệp một năm, cả gia đình thiếu hụt hơn 60 triệu đồng, may mà có cha mẹ hỗ trợ thêm mới đủ sống. Rồi vợ tôi bây giờ xin làm kế toán của một công ty du lịch ở tỉnh Bình Dương, lương hơn 6 triệu đồng. Cuối tuần, tôi cũng phải đi chạy thêm xe tải cho người quen mới có thêm thu nhập chỉ đủ nuôi hai con”.

Nói rồi ông Sơn không ngần ngại mở điện thoại đưa cho tôi xem một đoạn trao đổi qua Zalo giữa vợ chồng ông và chi phí sinh hoạt cho con và gia đình ông. Theo đó, chỉ tiền học phí, tiền ăn, tiền sữa và chi tiêu lặt vặt cho hai con đã khoảng 11 triệu đồng/tháng. “25 năm đi làm, nhà cửa vẫn chưa mua được, phải ở nhà cha mẹ, tôi cũng chẳng tích luỹ được gì. Có lẽ, đến khi nghỉ hưu, cũng vẫn phải ở nhà cha mẹ thôi. Đời công nhân khổ lắm, nhà báo à” - ông Sơn nói đầy ngao ngán.

LÊ THANH HIỀN - NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập vẫn không đủ sống, công nhân chật vật trăm bề

LẠI THU HƯƠNG - HÀ ANH CHIẾN |

Mặc dù thu nhập của CNLĐ đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng hiện nay, còn nhiều CNLĐ vẫn không đủ sống, phải tăng ca, làm thêm để nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Công nhân làm ngày làm đêm để thêm thu nhập

KHÁNH NINH |

Với thu nhập ít ỏi, thưởng Tết không đáng kể, nhiều anh chị em công nhân (CN) tranh thủ làm thêm nhiều việc để cải thiện thu nhập. “Vất vả một chút nhưng mình có thêm tiền, mua cái áo ấm tặng mẹ, mua bộ đồ mới cho con” - chị Bình - công nhân may, làm việc tại KCN Tân Uyên (Bình Dương) chia sẻ.

Vẫn còn nhiều công nhân thu nhập không đủ sống

Quế Chi - Nguyễn Nga |

Có mặt tại khu nhà trọ của công nhân (CN) tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), phóng viên vẫn gặp những câu chuyện buồn với những nỗi niềm đã quá cũ: Thu nhập không đủ sống khiến CN “hụt hơi”, trong khi giá cả, chi phí sinh hoạt cho cuộc sống của họ ngày càng tăng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thu nhập vẫn không đủ sống, công nhân chật vật trăm bề

LẠI THU HƯƠNG - HÀ ANH CHIẾN |

Mặc dù thu nhập của CNLĐ đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng hiện nay, còn nhiều CNLĐ vẫn không đủ sống, phải tăng ca, làm thêm để nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Công nhân làm ngày làm đêm để thêm thu nhập

KHÁNH NINH |

Với thu nhập ít ỏi, thưởng Tết không đáng kể, nhiều anh chị em công nhân (CN) tranh thủ làm thêm nhiều việc để cải thiện thu nhập. “Vất vả một chút nhưng mình có thêm tiền, mua cái áo ấm tặng mẹ, mua bộ đồ mới cho con” - chị Bình - công nhân may, làm việc tại KCN Tân Uyên (Bình Dương) chia sẻ.

Vẫn còn nhiều công nhân thu nhập không đủ sống

Quế Chi - Nguyễn Nga |

Có mặt tại khu nhà trọ của công nhân (CN) tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), phóng viên vẫn gặp những câu chuyện buồn với những nỗi niềm đã quá cũ: Thu nhập không đủ sống khiến CN “hụt hơi”, trong khi giá cả, chi phí sinh hoạt cho cuộc sống của họ ngày càng tăng.