Công nhân khu nhà trọ: Không có thời gian, điều kiện chăm sóc sức khỏe

Bảo Hân |

Sau giờ làm việc, nhiều công nhân khu nhà trọ hầu như chỉ tranh thủ ngủ để bù lại sức lực do phải quần quật trong nhà máy. Họ không còn thời gian cũng như tiền bạc để chăm sóc sức khoẻ của chính mình.

Không còn thời gian để tập thể dục  

Sáng 12.3, chị Trương Thị Cúc - công nhân một công ty điện tử có trụ sở tại phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - tranh thủ ngủ vùi để bù lại những ngày phải quần quật làm trong nhà máy. “Tôi làm việc các ngày trong tuần, ngày nào cũng làm từ 8 giờ đến 18 giờ, lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, nên chủ nhật thường là ngày tôi ngủ bù” - chị Cúc nói bằng giọng mệt mỏi.

Thời gian biểu của nữ công nhân này “một ngày như mọi ngày”: Sau khi làm việc tổng cộng 12 tiếng tại công ty (trong đó có 4 tiếng tăng ca), 8 giờ tối chị Cúc mới về phòng trọ. Ở một mình trong một phòng trọ nhỏ tại phường Khắc Niệm, chị vội vàng cắm lại cơm, luộc nhúm rau, đun lại thức ăn còn thừa, quấy quá ăn cho xong bữa rồi đi ngủ để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Những bữa cơm tạm bợ này rất khó để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho nữ công nhân.

“Tôi gần như không có thời gian để đi tập thể dục. Ngay cả những môn không mất tiền như đi bộ, chạy bộ, tôi còn không thể tham gia, nói gì đến những môn phải mất tiền. Đối với công nhân như chúng tôi, đến các phòng tập yoga hay phòng gym là một điều quá xa xỉ” - chị Cúc cho hay.

Trước đây, trong thời gian bị ít việc, nữ công nhân này còn có thời gian đi bộ vào buổi chiều. Quãng thời gian đó, chị cảm thấy sức khoẻ cải thiện hơn, nhưng sau đó, khi công việc trở lại bình thường, chị không thể sắp xếp thời gian để duy trì.

Sau 14 năm làm việc, tổng thu nhập hiện nay của chị Cúc là 8 triệu đồng/tháng. Số tiền này chị phải chia nhỏ thành nhiều khoản: Khoản trả tiền nhà; khoản gửi cho chồng con ở quê; khoản chi tiêu sinh hoạt của bản thân… Với mức thu nhập này, tháng nào chị đều chi tiêu hết tháng đó, không có dành dụm. Vì vậy, khoản tiền để luyện tập thể thao giúp cải thiện sức khoẻ không nằm trong “hạch toán” của chị.

Làm việc vất vả, lại không tập thể dục, thể thao thường xuyên, ăn uống tạm bợ nên nữ công nhân này già hơn so với tuổi 46 của mình. “Vừa rồi, tôi đi khám, các bác sĩ kết luận tôi bị gai đốt sống cổ. Tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, không tỉnh táo” - chị Cúc cho hay.

Lo lắng cho sức khoẻ khi lao động có tuổi 

Giống với chị Cúc, anh Nguyễn Hoàng T (thuê trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng hiếm khi có những hoạt động thể dục, thể thao để duy trì thể lực. “Đi làm cả ngày ở trong nhà máy với nhiều áp lực, tôi gần như không nghĩ đến các hoạt động thể chất để cải thiện sức khoẻ của mình” - nam thanh niên năm nay 34 tuổi cho biết. Theo anh T, nếu không đi làm thêm, anh sẽ không có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống; còn khi đi làm thêm, anh sẽ không có thời gian để làm những việc khác, trong đó có chăm lo cho sức khoẻ của bản thân.

Anh T thuê trọ cùng vợ, còn 2 con được gửi về quê nhờ ông bà trông nom, chăm sóc. Chấp nhận xa con, xa nhà, mối quan tâm lớn nhất của vợ chồng này là thu nhập hằng tháng để có thể trang trải cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học. Dù rất thích đá bóng, nhưng từ khi lập gia đình, rồi đi làm công nhân, anh đành từ bỏ môn thể thao này. Đã có lúc anh mua giày để đi chạy bộ, nhưng được vài hôm, do công việc vất vả, không sắp xếp được thời gian, nên đôi giày “phủ bụi” từ đó đến nay. Lại có lần, anh định đăng ký đi tập gym, nhưng nghĩ mỗi tháng phải bỏ ra vài trăm nghìn đồng - số tiền có thể để dành mua sữa cho con - anh lại… thôi.

Vợ chồng anh chấp nhận thuê một căn phòng trọ chỉ khoảng 10m2, ẩm thấp, yếm khí, không tốt cho sức khoẻ. “Dù biết là ở lâu trong môi trường như này sẽ gây hại cho bản thân, nhất là về hô hấp, nhưng tôi chấp nhận vì giá thuê khá rẻ, chỉ 600.000 đồng/tháng. Nếu thuê nhà rộng rãi, thoáng hơn, tôi phải chi gấp đôi số tiền này” - anh T chia sẻ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng: Nhiều công nhân nhà trọ vẫn phải chịu tiền điện giá cao

Hoàng Khôi |

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của công nhân nhà trọ ở Hải Phòng về việc họ phải trả tiền điện 4.000 đồng/kwh, cao hơn so với giá điện nhà nước quy định.

Thái Nguyên: Sinh viên phải có sổ đỏ của chủ nhà trọ mới được làm tạm trú

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Nhiều sinh viên ngoại trú trên địa bàn TP Thái Nguyên khi đi đăng ký tạm trú phải cung cấp đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thậm chí cả giấy phép xây dựng của nhà trọ.

Sao Tình yêu dối lừa: Trên phim là rich kid, ngoài đời vẫn ở nhà trọ thuê

An Nhiên |

Nguyễn Quốc Trường Thịnh - nam chính “Tình yêu dối lừa” chia sẻ về kỷ niệm đóng phim cùng Bích Ngọc, cùng biệt danh mới - “chàng trai 900 đô”.

Điều động Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công tác

Hoài Luân |

Ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định được điều động, chỉ định tham gia Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh 2 đoạn tuyến

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 17.3 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.

Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động khốn khó

Nhóm phóng viên |

Trong thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, nợ BHYT gây thiệt hại nghiêm trọng tới đời sống của người lao động. Cụ thể, người lao động không được giải quyết kịp thời các chế độ như ốm đau, thai sản; không  được giải quyết chế độ hưu trí kịp thời; không nhận được trợ cấp thất nghiệp… Trước tình trạng trên, Báo Lao Động tổ chức Chương trình Tọa đàm “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”.

SVB sụp đổ - kinh tế Việt Nam không chịu tác động trực tiếp

Trà My |

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường quốc tế trồi sụt liên tục sau sự kiện SVB. Theo một chuyên gia kinh tế, trọng tâm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới không phải là câu chuyện lãi suất và lạm phát mà là rủi ro hệ thống ngân hàng và suy thoái kinh tế.

Du lịch Quảng Ninh: Phát triển chưa xứng tầm với tài nguyên vượt trội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những thành tựu về du lịch và đặc biệt là tài nguyên du lịch vượt trội của Quảng Ninh (cả tài nguyên vật thể và phi vật thể) là điều không phải bàn cãi, nhưng những gì mà du lịch Quảng Ninh thể hiện cho đến thời điểm này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng.

Hải Phòng: Nhiều công nhân nhà trọ vẫn phải chịu tiền điện giá cao

Hoàng Khôi |

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của công nhân nhà trọ ở Hải Phòng về việc họ phải trả tiền điện 4.000 đồng/kwh, cao hơn so với giá điện nhà nước quy định.

Thái Nguyên: Sinh viên phải có sổ đỏ của chủ nhà trọ mới được làm tạm trú

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Nhiều sinh viên ngoại trú trên địa bàn TP Thái Nguyên khi đi đăng ký tạm trú phải cung cấp đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thậm chí cả giấy phép xây dựng của nhà trọ.

Sao Tình yêu dối lừa: Trên phim là rich kid, ngoài đời vẫn ở nhà trọ thuê

An Nhiên |

Nguyễn Quốc Trường Thịnh - nam chính “Tình yêu dối lừa” chia sẻ về kỷ niệm đóng phim cùng Bích Ngọc, cùng biệt danh mới - “chàng trai 900 đô”.