Công nhân “hy sinh” tăng ca, làm thêm để có thời gian chăm sóc con

Bảo Hân |

Bên cạnh rất nhiều công nhân luôn muốn tăng ca, làm thêm nhằm có thêm thu nhập, cuộc sống đỡ vất vả hơn thì vẫn có những người chỉ đi làm giờ hành chính để có thời gian chăm sóc con hơn.

Chọn làm giờ hành chính 

Dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng chị Nguyễn Thị Thắm (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) vẫn quyết định chọn công việc chỉ làm giờ hành chính. “Nhiều công nhân khác thường tăng ca, thời gian làm việc đến 12 giờ/ngày hoặc làm cả chủ nhật, nhưng đặc thù vị trí công việc của tôi là làm giờ hành chính, không tăng ca. Tôi có thể xin sang vị trí công việc khác có tăng ca, nhưng tôi không muốn”- chị Thắm cho biết.

Lý do chị Thắm không muốn tăng ca là bởi muốn có thời gian chăm sóc các con. Chị Thắm có 2 con (14 tuổi và 7 tuổi). Sau khi ly hôn chồng cách đây 3 năm, chị Thắm ở cùng mẹ ruột. Không thể “phó thác” hoàn toàn các con cho bố mẹ, nên mặc dù rất muốn tăng ca, có thêm thu nhập, chị đành phải chọn làm giờ hành chính, có thời gian chăm các con. Nhiều bạn bè của chị thường xuyên tăng ca nên không có thời gian chăm sóc con; có người phải gửi con về quê.

Làm hành chính, nên thu nhập của nữ công nhân 36 tuổi này chỉ được 6 triệu đồng/tháng; trong khi đối với những công nhân tăng ca, mức thu nhập này có thể lên tới hơn 10 triệu đồng/tháng. Nữ công nhân đã có 10 năm gắn bó với nhà xưởng này cho biết, với thu nhập ít ỏi trên, hàng tháng, chị gửi ông bà 3 triệu đồng để mua đồ ăn cho cả gia đình. Chị bỏ tiền mua những khoản chi lặt vặt khác như mì chính, nước mắm, giấy vệ sinh… hết khoảng 1 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn phải trả nợ, trả tiền học thêm ở trường của con lớn 1 triệu đồng. “Số tiền lương còn lại chỉ đủ 3 mẹ con ăn sáng, đi lại…” - chị Thắm cho hay.

Chị Nguyễn Thị Thắm trên đường đến công ty làm việc. Ảnh: NVCC
Chị Nguyễn Thị Thắm trên đường đến công ty làm việc. Ảnh: NVCC

Thi thoảng kẹt tiền, chị Thắm đành phải vay mượn bạn bè, khi nào có lương thì trả. “Tôi phải vay nhiều nhất là khi con đau ốm, khoảng 3-4 triệu đồng; còn nếu vay chi tiêu thì chỉ 1 triệu đồng trở xuống” – chị Thắm nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những trường hợp chủ động không làm thêm như chị Thắm không phải là ít. Họ có điểm chung là đều đã có nhà ở ổn định (mặc dù có thể chỉ là ở nhà của bố mẹ), không phải thuê trọ như những công nhân ngoại tỉnh khác.

Chị Nguyễn Thị T (cũng trú tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh) có điều kiện kinh tế tốt hơn chị Thắm. Chị T đã có nhà riêng. Không phải quá áp lực về tiền bạc, chị T chọn phương án không làm thêm để có thời gian nhiều hơn cho gia đình, chăm sóc các con tốt hơn.

“Nếu nhiều việc, công ty tổ chức cho làm thêm. Công ty nơi tôi làm việc là một doanh nghiệp thực hiện các quy định của luật lao động rất nghiêm túc. Nếu công nhân muốn làm thì đăng ký, không thì thôi, không bắt buộc”- chị T nói.

Mặc dù biết làm thêm ngày nghỉ sẽ được hưởng lương gấp đôi, chị T vẫn không đăng ký. Những ngày nghỉ, chị muốn được gần gũi các con, bảo ban các con học tập.

Áp lực chăm sóc con của công nhân lao động

Theo Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), đối với hộ gia đình công nhân có con dưới 6 tuổi, có 24,4% gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo công lập của nhà nước, 2,1% người gửi con ở nhà trẻ của doanh nghiệp hoặc công đoàn quản lý (Đồng Nai), 21,8% gửi con ở nhóm trẻ gia đình, nhà trẻ tư nhân, 40,2% gửi con về quê cho ông bà, người thân trông nom, 1,4% nhờ người giúp việc, còn lại là do công nhân lao động tự sắp xếp vợ, chồng hoặc con lớn trông trẻ.

Ngoài ra, nhiều trường hợp công nhân lao động phải gửi trẻ về quê cho ông bà trông nom nên việc gần con, chăm con là rất hạn chế. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm mẹ con, các em bé thiệt thòi vì không có bàn tay cha mẹ chăm sóc. Một số trường hợp gửi con ở các nhóm trẻ gia đình, nhà trẻ tư nhân với chi phí cao hơn nhà trẻ công lập và cơ sở vật chất, chất lượng chăm trẻ còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm.

Bên cạnh đó, cha mẹ thường phải đi làm; nhiều doanh nghiệp yêu cầu làm tăng ca dẫn đến cha mẹ ít có thời gian quan tâm chăm sóc, vui chơi cùng con cái. Từ đó, các mối quan hệ trong gia đình thiếu bền chặt, con cái bị thiệt thòi. Ngoài ra, người lao động ít có thời gian rảnh rỗi, nên đời sống văn hóa, tinh thần hoạt động luyện tập thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ hạn chế…

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Lao động thời vụ không được làm thêm quá 12 giờ/ngày từ 1.2.2022

LƯƠNG HẠNH |

Đây là nội dung có trong Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?

hoàng quỳnh |

Do công việc, tôi thường hay phải tăng ca và được trả lương làm thêm giờ. Xin hỏi, tiền lương làm thêm giờ của tôi có được miễn thuế thu nhập cá nhân không? Bạn đọc có email thanhhaixx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Công nhân làm thêm mong được tháng lương 13 để... “có Tết”

đình trọng |

Những tháng cuối năm 2021, các doanh nghiệp ở Bình Dương hồi phục mạnh mẽ, tăng tốc sản xuất cho kịp các đơn hàng. Trong khi đó, công nhân lao động cũng cố gắng làm thêm, tăng ca và mong được tháng lương 13 để... “có Tết”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lao động thời vụ không được làm thêm quá 12 giờ/ngày từ 1.2.2022

LƯƠNG HẠNH |

Đây là nội dung có trong Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?

hoàng quỳnh |

Do công việc, tôi thường hay phải tăng ca và được trả lương làm thêm giờ. Xin hỏi, tiền lương làm thêm giờ của tôi có được miễn thuế thu nhập cá nhân không? Bạn đọc có email thanhhaixx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Công nhân làm thêm mong được tháng lương 13 để... “có Tết”

đình trọng |

Những tháng cuối năm 2021, các doanh nghiệp ở Bình Dương hồi phục mạnh mẽ, tăng tốc sản xuất cho kịp các đơn hàng. Trong khi đó, công nhân lao động cũng cố gắng làm thêm, tăng ca và mong được tháng lương 13 để... “có Tết”.