Công nhân hào hứng vì được trở lại "bình thường mới"

Minh Hương |

Sau thời gian dài sản xuất "3 tại chỗ" ở công ty, anh Nguyễn Văn Trường - Công nhân Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) được trở về nhà khi thành phố có chỉ thị nới lỏng giãn cách.

Thực hiện "3 tại chỗ" từ ngày 9.8, anh Trường bảo ai cũng phấn khởi, còn anh vui hơn vì hết "3 tại chỗ", được về với gia đình. Vợ anh là cũng là công nhân nhưng hiện làm việc ở tỉnh khác.

 
Anh Trường - công nhân Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam trở về nhà trọ sau những ngày "3 tại chỗ" ở công ty. Ảnh: Minh Hương

Anh Trường có 2 người con đều gửi về quê nhờ ông bà trông nom giúp. Từ ngày anh ở lại công ty, chỉ có mình vợ anh ở lại nhà trọ. "Nay thành phố nới lỏng, công ty cho tôi về nhà, được đi lại giữa nhà với công ty, tôi vui lắm. Quan trọng hơn là được đoàn tụ với gia đình" - anh Trường nói.

Hết hôm nay (22.9), chị Bùi Phương - công nhân Công Ty TNHH Molex Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) sẽ được trở về nhà trọ khi hết thời gian thực hiện "3 tại chỗ" ở công ty.

Chị Phương mới sản xuất "3 tại chỗ" từ ngày 5.9, ban đầu công ty bố trí cho chị và công nhân khác ở khách sạn gần nơi làm việc, sau đó mọi người được di chuyển về công ty để "3 tại chỗ". Trước đây, nơi trọ của chị Phương bị phong toả, không được đi làm, thu nhập của chị giảm sút đáng kể. Nhìn đồng nghiệp được làm việc khi thành phố giãn cách, chị Phương rất thèm cảm giác được đi làm.

 
Chị Bùi Phương khi thực hiện "3 tại chỗ" ở khách sạn. Từ ngày mai, chị được về nơi trọ để sinh hoạt bình thường.

Ngày mai được trở về phòng trọ, chị Phương hào hứng: "Vậy là cuộc sống dần trở về như bình thường. Tôi hi vọng dịch bệnh được kiểm soát để cuộc sống của công nhân vơi bớt khó khăn".

Anh Trần Anh Minh - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long không giấu nổi sự vui mừng khi từ ngày mai, anh được đi làm trở lại sau 40 ngày nghỉ ở nhà.

Những ngày phải "chôn chân" ở nhà trọ, thu nhập của anh Minh giảm một phần, việc mua lương thực cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. "Không thể ra ngoài mua thức ăn, khu chợ cũng đóng cửa nên tôi phải đăng ký xin thực phẩm từ các nhóm thiện nguyện" - anh Minh chia sẻ.

Được đi làm trở lại, anh Minh cảm thấy như được "giải phóng" sau nhiều ngày cấm túc ở phòng trọ chỉ biết lướt điện thoại, xem phim để "giết" thời gian.

Còn chị Nguyễn Thị Hà vui mừng không kém khi biết tin được đi làm trở lại. Một mình chị Hà thuê trọ rồi xin làm công nhân được 2 năm, chồng và 2 con chị đều ở quê. Lương công nhân 7 triệu đồng/tháng, chị Hà chắt bóp chi tiêu để gửi về cho gia đình 4 triệu đồng/tháng. Bị tạm ngưng việc do khu vực cách ly, gần 2 tháng nay, chị Hà coi như "móm", không có tiền gửi về cho đình. Đầu năm học, chồng chị phải mượn thêm để lo học phí, đồ dùng học tập cho các con.

Từng nghĩ, nếu phải cách ly thêm, liệu chị làm thế nào để có thể bám trụ ở Hà Nội; nhưng nay cuộc sống đã dần "bình thường mới", từ hôm qua, chị Hà đã được trở lại với công việc. "Vậy là tháng này, tôi có tiền gửi về cho các con ăn học rồi. Tháng sau nhận lương, tôi sẽ mua thêm quần áo mới, sữa bánh rồi gửi về cho các con" - chị Hà hào hứng.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Nữ công nhân nuôi con dị tật bẩm sinh được hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn

Diệu Thuý |

Sáng 22.9, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương thăm, trao kinh phí hỗ trợ nhà Mái ấm công đoàn tặng đoàn viên Công ty TNHH Vietstar (huyện Thanh Miện).

Ủng hộ khẩn cấp công nhân lao động phía Nam bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đức Trí |

Chiều 21.9, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang phối hợp với Thủ trưởng cơ quan tổ chức phát động ủng hộ khẩn cấp công nhân lao động các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Vừa hết "3 tại chỗ", công nhân đổ xô đi rửa xe, vá săm

Minh Phương - Bảo Hân |

Ngày đầu TP.Hà Nội nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15, nhiều công nhân vội vàng đi sửa xe, mua sắm đồ sau khi vừa hết thực hiện "3 tại chỗ".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Nữ công nhân nuôi con dị tật bẩm sinh được hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn

Diệu Thuý |

Sáng 22.9, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương thăm, trao kinh phí hỗ trợ nhà Mái ấm công đoàn tặng đoàn viên Công ty TNHH Vietstar (huyện Thanh Miện).

Ủng hộ khẩn cấp công nhân lao động phía Nam bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đức Trí |

Chiều 21.9, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang phối hợp với Thủ trưởng cơ quan tổ chức phát động ủng hộ khẩn cấp công nhân lao động các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Vừa hết "3 tại chỗ", công nhân đổ xô đi rửa xe, vá săm

Minh Phương - Bảo Hân |

Ngày đầu TP.Hà Nội nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15, nhiều công nhân vội vàng đi sửa xe, mua sắm đồ sau khi vừa hết thực hiện "3 tại chỗ".