Công nhân gắng gượng chống thất học cho con

Đỗ Phương |

Một năm học mới lại bắt đầu, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc học của con công nhân càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với các khoản học phí đầu năm, nơi học, mua sắm đồ dùng học tập… Nhiều địa phương vẫn chưa thể khai giảng do dịch bệnh hoặc buộc phải học online khiến nhiều gia đình công nhân gặp khó. Dù vậy, họ vẫn gắng gượng, cố gắng chống thất học cho con.

Lo lắng của công nhân chuyện học cho con

Chị Vũ Thị Hoà là CN vệ sinh môi trường trên địa bàn Hà Nội, công việc của chị thường bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng  đến 11 giờ trưa. Chị sống trong căn nhà “tạm” trên mảnh đất em chồng cho mượn ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Chia sẻ với PV, chị Hoà vui mừng nói, con trai đầu của chị đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT,  đậu 2 trường đại học, nhưng lại quyết định theo học một trường cao đẳng.

Theo chị Hoà, lý do con chọn học cao đẳng vì có thể ra trường đi làm sớm, học phí rẻ hơn so với các trường đại học. Nhiều lần chị tâm sự với con rằng, con cứ học những cái con thích, nếu không đủ tiền, chị có thể vay mượn thêm cho con học. “Có lẽ thằng bé thương bố mẹ nên không chọn đại học” - chị Hoà rưng rưng nói.

Để chuẩn bị cho con vào năm học mới ở trường Cao đẳng, chị Hoà mới đóng 6 triệu đồng tiền học phí cho con. Được biết, nhiều năm liền con trai đầu của chị Hoà đều đạt học sinh giỏi, chúng tôi có lần ghé thăm ngôi nhà của gia đình chị, thấy những tấm giấy khen treo cẩn thận trên tường.

Chị Hoà còn có một người con năm nay lên lớp 8. Tiền học phí đầu năm của con chị sẽ xin chia thành các khoản nhỏ để đóng từng đợt. Làm công việc vệ sinh môi trường nhiều năm nay, tiền lương của chị Hoà chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nghề lái xe ôm nhưng 2 tháng nay không có việc làm vì thành phố giãn cách xã hội. Sở dĩ chị Hoà có tiền đóng học cho con trai đầu vì cách đây vài tháng, chị nhận được tiền lương mà công ty cũ nợ đọng. Nếu không có khoản đó, vào năm học mới với tình hình như hiện nay, có lẽ chị phải vay mượn người quen.

Đồng lương ít ỏi, cuộc sống thiếu thốn, nhưng chị Hoà cho biết: “Tôi sẽ cố gắng để các con được học hành tử tế. Sau này có công việc ổn định để không khổ như bố mẹ”.

Giải pháp nào khi con công nhân chưa thể nhập học?

Không chỉ lo lắng chuyện học phí đầu năm, nhiều CN còn đau đầu vì con chưa thể nhập học năm học mới.

Nghe hỏi về việc học đầu năm của con, anh Nguyễn Văn Nam - CN KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - như thở hắt ra. Anh Nam đang thuê trọ ở thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), anh có một người con gái năm nay lên lớp 6 nhưng đang “mắc kẹt” ở phòng trọ với bố mẹ, chưa thể về quê nhập học cùng các bạn.

Anh Nam kể, giữa tháng 6, anh cho con ra “chơi hè” với bố mẹ, nhưng nay Hà Nội giãn cách, con chưa thể về quê. Từ giữa tháng 8, anh đến trường ở gần khu vực thuê trọ xin nhập học cho con nhưng phía nhà trường nói đã chốt hồ sơ từ trước đó, sẽ không nhận thêm học sinh.

Chương trình lớp 6 năm nay sẽ học sách giáo khoa theo chương trình mới, hết giãn cách anh mới có thể cho con về. Để con nắm kịp chương trình với các bạn, anh Nam đã tìm hiểu thông tin về bộ sách giáo khoa mới trên các trang trực tuyến, từ đó con có thể xem được các kiến thức, nội dung của sách. Anh cũng đang tìm cô giáo có thể dạy online đến khi con được về quê nhập học.

Anh Nam cho biết, lương công nhân eo hẹp, nay vợ chồng anh lại không được đi làm vì khu vực cách ly, tuy nhiên anh luôn muốn con được học hành đầy đủ. “Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi quyết định chưa sinh thêm con thứ 2, vì muốn đầu tư cho con đầu được học tốt nhất. May mắn, con biết bố mẹ vất vả nên cố gắng học tập, năm nào cũng được học sinh giỏi” - anh Nam chia sẻ.

Trao đổi với PV ngày 3.9, ông Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội - cho biết, năm nay CĐ đã triển khai khen thưởng cho con CNLĐ đạt thành tích cao trong học tập nhưng vì tình hình dịch phức tạp nên chưa thể tổ chức. Năm học 2019 - 2020, CĐ các KCN-CX Hà Nội cũng đã khen thưởng cho 339 con CNVCLĐ đang làm việc trong các KCN có thành tích cao trong học tập, trong đó có 70 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố trở lên.

Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước gửi thư tới ngành giáo dục nhân dịp năm học mới

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm không để một trẻ em nào bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch. Đặc biệt, không để nền giáo dục Việt Nam vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân.

Tích cực xây dựng mô hình trường học trực tuyến, sẵn sàng đón năm học mới

Vân Trang |

Nhằm thiết lập nền tảng quản lý, dạy học đồng bộ và hiệu quả, nhiều trường học tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ mới để xây dựng mô hình trường học trực tuyến. Qua đó, nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" là ổn định chất lượng giảng dạy và đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Công nhân xa con, thấp thỏm lo âu trước năm học mới

Mai Dung |

Nhiều tháng không thể về quê do dịch COVID-19, nhiều công nhân nhà trọ ở Hải Phòng đầy tâm tư vì không thể chuẩn bị cho con vào năm học mới cùng với đó nỗi lo các khoản thu đầu năm học…

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Hành trình Việt Nam theo đuổi khát vọng thịnh vượng, hùng cường

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Đại hội XIII của Đảng cũng đã tiếp tục, xác định hành trình xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai các cường quốc năm châu.

Giáp Tết, tiểu thương phải hạ giá, tách cành bán lỗ hoa lan hồ điệp

Hải Danh - Hà Chi |

Cận Tết, thị trường hoa lan vẫn rất ảm đạm do cung lớn hơn cầu. Nhiều tiểu thương chấp nhận xả hàng, giảm giá từ 30 - 50% để chạy đua với thời gian, mong sao bán được hết hoa để còn về quê ăn Tết.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

Chủ tịch nước gửi thư tới ngành giáo dục nhân dịp năm học mới

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm không để một trẻ em nào bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch. Đặc biệt, không để nền giáo dục Việt Nam vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân.

Tích cực xây dựng mô hình trường học trực tuyến, sẵn sàng đón năm học mới

Vân Trang |

Nhằm thiết lập nền tảng quản lý, dạy học đồng bộ và hiệu quả, nhiều trường học tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ mới để xây dựng mô hình trường học trực tuyến. Qua đó, nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" là ổn định chất lượng giảng dạy và đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Công nhân xa con, thấp thỏm lo âu trước năm học mới

Mai Dung |

Nhiều tháng không thể về quê do dịch COVID-19, nhiều công nhân nhà trọ ở Hải Phòng đầy tâm tư vì không thể chuẩn bị cho con vào năm học mới cùng với đó nỗi lo các khoản thu đầu năm học…