Công nhân được trở lại làm việc trong điều kiện “bình thường mới”

Minh Phương - Bảo Hân |

Nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), sau một thời gian dài phải nghỉ làm ở nhà hoặc phải sản xuất “3 tại chỗ”, từ ngày 21.9, bắt đầu trở lại làm việc. Điều này khiến họ rất vui mừng, phấn khởi vì đi làm đồng nghĩa với có thêm thu nhập, vơi đi phần nào khó khăn, thiếu thốn...

Hết cảnh “giam mình” nơi phòng trọ 

9 giờ sáng ngày 21.9, vợ chồng anh Ngô Văn Ích mới chuẩn bị bữa sáng là 2 gói mì tôm. Trong phòng trọ chật chội, thiếu ánh sáng, chỉ có chiếc tủ lạnh và xe máy là 2 thứ đồ đáng giá nhất, đôi vợ chồng trẻ nhai trệu trạo cho xong bữa. Anh Ích cho hay, hơn 1 tháng vừa rồi, vợ chồng anh phải nghỉ ở phòng trọ (tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Thu nhập sụt giảm, nên bữa ăn của 2 vợ chồng cũng đạm bạc, qua loa hơn trước kia, để dành tiền trang trải cho những chi phí khác.

Quê ở huyện Ứng Hoà (Hà Nội), anh Ích làm công nhân được 6 năm nay. Vợ anh làm nhân viên bán hàng tại chuỗi cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu. Từ ngày 10.8, anh Ích phải nghỉ làm vì thôn Bầu bị phong toả. Bình thường, thu nhập của anh khoảng 8-9 triệu đồng/tháng; của vợ là khoảng 5,5-6 triệu đồng/tháng. Với số tiền lương ít ỏi trên, ngoài gửi về quê phụ giúp bố mẹ, ăn tiêu sinh hoạt, mỗi tháng anh chị để ra khoảng 2 triệu đồng.

Thời gian vừa rồi, phải “chôn chân” ở trong phòng trọ chật chội, thu nhập anh giảm đi chỉ còn hơn một nửa so với trước đây. Khi nghỉ làm, anh Ích được công ty hỗ trợ 80% lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu; 14 ngày tiếp theo công ty thoả thuận với công nhân. “Trong tháng 8, tôi có đi làm một vài ngày mới nghỉ, nên thu nhập tính ra còn được 6 triệu đồng. Tôi đang lo trong tháng 9 nghỉ nhiều thì thu nhập không biết còn được bao nhiêu”.

Anh Ích còn lo lắng hơn khi vợ anh nghỉ làm hơn 1 tháng nay, không được hưởng lương. Thời gian vừa qua, hai vợ chồng chủ yếu quanh quẩn trong phòng trọ chật chội, bí bách. Hai vợ chồng hết ăn, lại ngủ, rồi lướt điện thoại để “giết” thời gian. Những đồng tiền dành dụm được cũng đành lôi ra để trang trải các chi phí không thể thiếu hằng ngày. Mỗi tháng, cặp vợ chồng trẻ này phải trả tiền thuê nhà 1,2 triệu đồng; tiền điện, nước khoảng 600.000 đồng. “Cũng may chúng tôi chưa có con, nếu không trong thời gian này không biết sẽ xoay xở ra sao” - anh Ích lắc đầu ngao ngán.

Nghe công ty thông báo sẽ được đi làm vào chiều 21.9, anh Ích không giấu được vui mừng, bởi lẽ, được đi làm ngoài việc có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống, vợ chồng anh được ngoài ra, bớt tù túng, bí bách.

Nhiều đêm ôm gối khóc vì nhớ con 

Khác với anh Ích, thời gian qua, chị Trần Thị Ngọc đi làm “3 tại chỗ” tại công ty. Sau quãng thời gian 40 ngày ở trong công ty, sáng 21.9, nữ công nhân quê ở Yên Bái này mới được trở về phòng trọ.

Chị Ngọc hiện là công nhân Công ty Glass Disk Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội). Ngày đầu tiên thành phố nới lỏng giãn cách, chị Ngọc hẹn với chị em cùng công ty ăn Tết Trung thu. Chị rất vui mừng khi khi công ty chuyển từ “3 tại chỗ” sang “1 cung đường, 2 điểm đến”, vì như vậy, chị được trở về phòng trọ, được nghỉ ngơi, thoải mái hơn.

Xuống thành phố làm công nhân gần 1 năm nay, nữ công nhân 30 tuổi này không thân quen ai ngoài một số đồng nghiệp ở công ty. Chồng chị làm nông ở quê, sống và chăm sóc 2 người con (10 tuổi và 5 tuổi). Để có thu nhập không dưới 10 triệu đồng/tháng, mỗi ngày chị Ngọc phải căng sức làm 12 tiếng, từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Đặc thù công việc thường xuyên phải đứng lâu, chị Ngọc thường bị mất ngủ, có hôm cả ngày chỉ ngủ được 1 tiếng rồi đi làm.

“Có hôm tôi rất buồn ngủ, nhưng công việc không cho phép tôi được ngủ gục. Chỉ cần lơ là một chút có thể làm hỏng sản phẩm ngay”, chị Ngọc nói; nhưng chị không được nản lòng vì một vai đang lo cho cả gia đình. Đều đặn, mỗi tháng chị Ngọc gửi về cho chồng và các con 4-6 triệu đồng, chị dành hơn 2 triệu đồng để trang trải tiền thuê trọ, chi phí sinh hoạt. Người phụ nữ ấy phải chi tiêu tằn tiện từng đồng vì riêng tiền thuê nhà đã tiêu tốn 1 triệu đồng/tháng. Một chút còn lại, chị Ngọc dành tiết kiệm, phòng khi “trái gió, trở trời”, cũng là để sau này có một khoản tiền cho con học hành.

Chưa quen với việc đi làm phải xa các con, chị Ngọc bảo: “Nhiều lúc nhớ con đến trầm cảm, đi làm về chỉ biết ôm gối khóc. Gọi điện, con hay nói với tôi: “Mẹ ơi, con nhớ mẹ bằng cả trái đất. Mẹ về với con đi”. Mỗi lần nghe như vậy, tôi chỉ muốn bỏ việc, không làm công ty nữa”. Nhưng ở quê làm nông, không thể đủ chi phí cho các con có thêm sữa, học hành tử tế. Vì vậy, dù phải xa chồng con, chị Ngọc đành gắng gượng làm công nhân thêm vài năm nữa. “Có chút vốn tôi sẽ trở về làm nông, làm vườn để được sống cùng với chồng con” - chị Ngọc bày tỏ.

Minh Phương - Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

T&T Group tiếp sức Hà Nội chống dịch với 1 triệu bộ kit xét nghiệm PCR

Nguyễn Hiền |

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vừa tổ chức tiếp nhận 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT-PCR trị giá 6 triệu Euro (tương đương 162 tỉ đồng) do Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển trao tặng nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ đô.  Với hoạt động này, đã nâng tổng số tiền mà T&T Group và Ngân hàng SHB hỗ trợ cho TP Hà Nội lên tới gần 300 tỉ đồng.

Công tơ chênh 1.000kW: Đơn vị cấp điện cho 5.000 hộ dân ở Hà Nội nói gì?

Cường Ngô |

Nói về việc công tơ chính chênh tới hơn 1.000kWh (trong vòng 5 tháng) so với công tơ phụ lắp trong nhà để đối chiếu, so sánh, lãnh đạo Công ty CP Tây Phương - đơn vị cung cấp điện cho hơn 5.000 hộ dân ở xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết "đang tìm nguyên nhân".

Khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng

Tùng Giang |

Sáng mai (ngày 22.9), Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

T&T Group tiếp sức Hà Nội chống dịch với 1 triệu bộ kit xét nghiệm PCR

Nguyễn Hiền |

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vừa tổ chức tiếp nhận 1 triệu bộ kit xét nghiệm Realtime RT-PCR trị giá 6 triệu Euro (tương đương 162 tỉ đồng) do Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển trao tặng nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ đô.  Với hoạt động này, đã nâng tổng số tiền mà T&T Group và Ngân hàng SHB hỗ trợ cho TP Hà Nội lên tới gần 300 tỉ đồng.

Công tơ chênh 1.000kW: Đơn vị cấp điện cho 5.000 hộ dân ở Hà Nội nói gì?

Cường Ngô |

Nói về việc công tơ chính chênh tới hơn 1.000kWh (trong vòng 5 tháng) so với công tơ phụ lắp trong nhà để đối chiếu, so sánh, lãnh đạo Công ty CP Tây Phương - đơn vị cung cấp điện cho hơn 5.000 hộ dân ở xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết "đang tìm nguyên nhân".

Khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng

Tùng Giang |

Sáng mai (ngày 22.9), Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.