Công nhân dù nghèo nhưng giàu lòng hảo tâm

Nguyễn Nga |

Đời sống công nhân khu công nghiệp dẫu còn nhiều vất vả, nghèo về vật chất lẫn tinh thần nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ những cảnh đời éo le, đồng bào khó khăn do thiên tai, bão lụt.

Chắt chiu để làm từ thiện

Hiện nay, tại KCN Bắc Thăng Long, một số CN đã và đang trích một phần lương ít ỏi của mình để làm từ thiện để giúp đỡ những gia đình nghèo, nạn nhân da cam, người già neo đơn… không có khả năng làm việc để kiếm sống. Các công nhân đều mong muốn giúp đỡ những người đang sống trong cảnh thiếu thốn đến khốn khổ có được cuộc sống tốt hơn.

Chị Đào Thị Linh (SN 1987, quê Bắc Giang,  làm việc tại Cty SWCC Showa Việt Nam) tâm sự: “Tôi đi làm thêm, tăng ca được tầm 7 triệu đồng/tháng. Tiền nhà hết  1.200.000 đồng, chi tiêu  ăn uống hằng tháng  hết 2.000.000 đồng. Còn lại thì gửi về gia đình. Từ khi tôi tham gia từ thiện cùng anh chị em trong KCN thì chi tiêu tiết  kiệm  hơn. Thay vì ăn bữa sáng  tô bún 30.000 đồng thì tôi ăn xôi 10.000 đồng; cắt giảm  tiền mỹ phẩm, quần áo đắt tiền... Vì thế, mỗi  tháng tôi tiết  kiệm ít nhất là 500.000 đồng. Một mặt, ủng hộ về tài chính cho người nghèo khó thì chúng tôi còn quyên góp quần  áo, giày dép  cũ, sách  vở cho học sinh vùng cao. Cuộc sống CN như chúng tôi còn khó khăn lắm, nhưng nhìn rộng ra thì vẫn còn hơn rất nhiều người, vẫn có thể tiết kiệm chi phí của mình để giúp đỡ họ. Mình ăn tiêu ít đi một chút mà giúp đỡ được người khác là tôi thấy hạnh phúc lắm”.

Chị Duyên (quê Yên Bái, làm việc tại Cty Sei, KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ trên FaceBook, lũ vừa qua tại huyện Mù Cang Chải - Yên Bái, là người con xa quê của nơi đây, mình không thể ngồi yên. Từ tận đáy lòng mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người tới quê hương Mù Cang Chải...

Chị Duyên cho biết: “Thật sự tôi cũng rất buồn khi quê hương mình phải chịu gánh chịu thiên tai như vậy. Tôi cũng chả biết làm gì hơn ngoài kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp sức. Dù biết mọi người làm CN cũng khó khăn rất nhiều nhưng “của ít lòng nhiều, lá rách ít đùm lá rách nhiều” tôi tin anh chị em trong KCN sẽ giúp đỡ chúng tôi ủng hộ lương thực và vật dụng sinh hoạt cần thiết cho bà con”.

Đến với những cảnh đời đơn côi

Công nhân KCN Bắc Thăng Long trong một lần làm từ thiện. Ảnh: N.N

Những người CN không làm tự thiện vì bộc phát mà xuất phát từ chính mong muốn thật tâm của họ. Không ít người khi biết đến những hoạt động từ thiện của CN đã nói họ làm chuyện "bao đồng, thân ốc không mang nổi lại mang cọc cho rêu"… Nhưng họ vẫn cùng nhau, chia sẻ giúp đỡ nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn.

Anh Lê Văn Tiến (SN 1992, quê ở Mê Linh, Hà Nội, làm việc tại Cty Hokuyo, KCN Bắc Thăng Long) tâm sự: “Tôi tham gia từ thiện với mong muốn được chia sẻ một phần khó khăn với những hoàn cảnh còn khổ hơn mình. Lúc đầu mới tham gia từ thiện thì gia đình tôi cũng có một chút e ngại, phản đối. Tôi cũng cố gắng giải thích cho mọi người hiểu rằng tôi biết gia đình mình cũng không dư giả, thậm chí khó khăn, nhưng mà cũng còn rất nhiều gia đình, con người… còn nghèo khổ hơn. Vậy nên tôi muốn chia sẻ tấm lòng của mình dù không nhiều nhưng cũng đủ làm vơi đi khó khăn của họ. Chứ tôi không đi từ thiện để mình được nổi tiếng”.

Kể về những chuyến đi từ thiện của mình và bạn bè chị Vũ Thu Hà (quê Bắc Giang, làm việc tại KCN Bắc Thăng Long) xúc động: “Vì hoàn cảnh chúng tôi cũng không có nhiều tiền và thời gian nên khi quyết định giúp đỡ một gia đình hoàn cảnh nào đó chúng tôi đều phải tìm hiểu thật kĩ và lên kế hoạch chi tiết. Chỉ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và những người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang… được ưu tiên hàng đầu để giúp đỡ. Thông tin chúng tôi biết đến nhờ mạng xã hội như facebook hay đọc báo, nếu trong khả năng giúp đỡ được thì chúng tôi sẽ đi thực tế, khảo sát gia đình, hoàn cảnh đó trước rồi sau đó mới kêu gọi ủng hộ từ anh chị em CN”.

“Sắp tới đây, chúng tôi sẽ đi từ thiện tại nhà bà cụ Sầm Thị Tân (SN 1952 tại thôn Đồng Dong, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi tới đây xác thực hoàn cảnh, chúng tôi không thể giấu đi cảm xúc khi bước vào ngôi nhà ấy. Ngôi nhà thật quá "xơ xác", không có điện, không tài sản giá trị. Thế mà bao nhiêu năm nay, bà vẫn phải sống như thế. Khi còn sức lao động, bà con làm thuê làm mướn kiếm ăn sống qua ngày. Còn giờ, tuổi già sức yếu, chẳng còn ai thuê bà. Bênh tật, ốm đau triền miên mà nào có một ai chăm sóc… Khi chúng tôi vào nhà, chỉ có bà Tân vẫn nở nụ cười hiền hậu đón chào anh em chúng tôi” – chị Hà chia sẻ.

Nguyễn Nga
TIN LIÊN QUAN

Công nhân khu công nghiệp: “Quan trọng là làm việc mình thích và kiếm tiền chính đáng”

NGUYỄN NGA |

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2017, công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội hăng say lao động, họ chia sẻ, bàn tán về công việc hiện tại của mình với các bạn trên mạng xã hội. Một vài người có nêu: Làm việc không chỉ để kiếm tiền mà đó còn để thỏa đam mê của họ.

Nam công nhân khu công nghiệp và gánh nặng gia đình

NGUYỄN NGA |

Khi nói về công nhân KCN, nhiều người cho rằng nữ công nhân thường vất vả, cần được quan tâm nhiều hơn nam công nhân. Nhưng trên thực tế, nam công nhân cũng đang phải gồng mình chịu đựng áp lực tại nơi làm việc, lo toan mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống khi mang trọng trách trụ cột gia đình.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Công nhân khu công nghiệp: “Quan trọng là làm việc mình thích và kiếm tiền chính đáng”

NGUYỄN NGA |

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2017, công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội hăng say lao động, họ chia sẻ, bàn tán về công việc hiện tại của mình với các bạn trên mạng xã hội. Một vài người có nêu: Làm việc không chỉ để kiếm tiền mà đó còn để thỏa đam mê của họ.

Nam công nhân khu công nghiệp và gánh nặng gia đình

NGUYỄN NGA |

Khi nói về công nhân KCN, nhiều người cho rằng nữ công nhân thường vất vả, cần được quan tâm nhiều hơn nam công nhân. Nhưng trên thực tế, nam công nhân cũng đang phải gồng mình chịu đựng áp lực tại nơi làm việc, lo toan mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống khi mang trọng trách trụ cột gia đình.