Công nhân bị ung thư, bụng bầu đội nắng đi đòi nợ lương Công ty Tuấn Vinh

Nam Dương |

TPHCM - Sáng 10.4, gần 100 người lao động (NLĐ) của Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh (Công ty Tuấn Vinh, Quận 12, TPHCM) - đã đến công ty đòi nợ lương, tuy nhiên, họ thất vọng vì vẫn phải chịu cảnh chờ đợi.

Dưới cái nắng oi ả, các công nhân kiên trì đứng đợi người của công ty đến giải quyết tiền lương. Chị Nguyễn Thị Hương - CN chuyền may 2, Công ty Tuấn Vinh - đầu cạo trọc do di chứng của việc hóa trị, mặt xanh xao, giọng yếu ớt kể, trong quá trình làm việc, công ty không tham gia BHXH cho chị và hầu hết các CN khác. Do đó, khi chị Hương bị ung thư vú, phải tự bỏ tiền điều trị.

“Từ sau Tết Âm lịch 2024 đến nay, do bị bệnh phải điều trị, tôi chỉ đi làm được mấy ngày và hiện Công ty Tuấn Vinh còn nợ của tôi hơn 2 triệu đồng tiền lương. Tôi mong sớm được trả để còn lấy tiền đi trị bệnh”, chị Hương kể.

Còn chị Nguyễn Thị Yến - cũng là CN chuyền may 2, hiện đang có thai 6 tháng - cho biết, quê chị ở Quảng Bình, chồng làm thợ hồ, khi có việc khi không, một tháng làm nhiều nhất chỉ được 15 ngày công. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ đang đi học và đang thuê nhà hết 2,5 triệu đồng/tháng. Chị Yến đang bị Công ty Tuấn Vinh nợ 12 triệu đồng tiền lương.

“Hơn chục ngày qua, tôi phải gọi điện về nhà xin bố mẹ gửi tiền và gạo vào để giúp gia đình sinh sống qua ngày. Chỉ mong các cơ quan chức năng sớm giúp chúng tôi nhận được tiền lương mà công ty đang nợ”, chị Yến nói.

Đến 11h ngày 10.4, không có người có trách nhiệm nào của Công ty Tuấn Vinh xuất hiện. Còn tại phòng bảo vệ của công ty, đã có một thông báo do ông Lê Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Tuấn Vinh ký với nội dung: “Theo nội dung đã họp thỏa thuận với toàn thể anh chị em công nhân ngày 10.4.2024, công ty sẽ tìm đối tác sang (bán - PV) công ty để giải quyết lương cho toàn thể công nhân. Đến thời điểm hiện tại, công ty chúng tôi vẫn chưa thoả thuận được và cần thêm ít thời gian để tìm thêm đối tác. Công ty mong toàn thể anh chị em công nhân tạo điều kiện hỗ trợ cùng công ty tháo gỡ đến ngày 20.4.2024 để tìm kiếm đối tác sang nhượng. Cũng mong anh chị em công nhân hết sức thông cảm và cùng cố gắng chứ đừng nên nghe theo ý kiến cá nhân có tư tưởng phản biện”.

Thông báo dời ngày trả lương của Công ty Tuấn Vinh do ông Lê Văn Tuấn - Giám đốc công ty - ký. Ảnh: Nam Dương
Thông báo dời ngày trả lương của Công ty Tuấn Vinh do ông Lê Văn Tuấn - Giám đốc Công ty - ký. Ảnh: Nam Dương

Một cán bộ của Phòng LĐTBXH Quận 12 cho biết, sáng ngày 10.4, nhân viên này có đến nhà ông Lê Văn Tuấn để đề nghị ông Tuấn giải quyết tiền lương cho NLĐ, tuy nhiên ông Tuấn không có nhà.

Như Báo Lao Động đã thông tin, Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh hiện đang nợ lương tháng 2 và 20 ngày tháng 3 của hơn 100 NLĐ với số tiền gần 1,3 tỉ đồng.

Điều đáng nói, nhiều NLĐ khẳng định, ông Lê Văn Tuấn chỉ là người bán căng tin ở công ty, còn thực tế điều hành hằng ngày là ông Q.V.P, anh rể của ông Tuấn. Nhiều NLĐ cũng đã tìm cách liên hệ với ông Q.V.P nhưng không được.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Đà Nẵng vào cuộc đòi quyền lợi cho người lao động bị nợ lương

Văn Trực |

Ngày 1.4, nhiều người lao động tập trung trước Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng - DANATEX (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) để đòi doanh nghiệp thanh toán tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Hơn 100 công nhân bị nợ lương 1,3 tỉ đồng, giám đốc là người bán hàng ở căng tin

Nam Dương |

Đến trưa 31.3, nhiều người lao động (NLĐ) của Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh (Quận 12, TPHCM) vẫn chưa hết bàng hoàng vì bị nợ lương gần 2 tháng qua, trong khi người thường xuyên điều hành công ty thì không liên hệ được, người đại diện theo pháp luật của công ty là người bán hàng ở căng tin.

Bị nợ lương, BHXH, người lao động chật vật bươn chải kiếm sống

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Bị Công ty Cổ phần Tập đoàn MFC - Chi nhánh MFC Sa Đéc nợ lương bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều công nhân Đồng Tháp phải chật vật bươn chải đủ nghề kiếm tiền nhưng vẫn không đủ sống.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Công đoàn Đà Nẵng vào cuộc đòi quyền lợi cho người lao động bị nợ lương

Văn Trực |

Ngày 1.4, nhiều người lao động tập trung trước Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng - DANATEX (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) để đòi doanh nghiệp thanh toán tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Hơn 100 công nhân bị nợ lương 1,3 tỉ đồng, giám đốc là người bán hàng ở căng tin

Nam Dương |

Đến trưa 31.3, nhiều người lao động (NLĐ) của Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh (Quận 12, TPHCM) vẫn chưa hết bàng hoàng vì bị nợ lương gần 2 tháng qua, trong khi người thường xuyên điều hành công ty thì không liên hệ được, người đại diện theo pháp luật của công ty là người bán hàng ở căng tin.

Bị nợ lương, BHXH, người lao động chật vật bươn chải kiếm sống

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Bị Công ty Cổ phần Tập đoàn MFC - Chi nhánh MFC Sa Đéc nợ lương bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều công nhân Đồng Tháp phải chật vật bươn chải đủ nghề kiếm tiền nhưng vẫn không đủ sống.