Công đoàn Việt Nam cần có những đột phá mang tính chiến lược

Hà Anh |

Đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN vừa có tham luận quan trọng tại Hội thảo  khoa học cấp quốc gia “Công đoàn Việt Nam – 90 năm xây dựng và phát triển”. Hội thảo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 24.7.

Toà soạn trân trọng đăng toàn văn tham luận “Những đột phá chiến lược của Công đoàn Việt Nam” của đồng chí Trần Thanh Hải tại Hội thảo.

Hiện nay, công đoàn Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, pháp luật đặt ra những yêu cầu mới đối với tổ chức công đoàn, nhất là quy định thương lượng về tiền lương ở doanh nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đòi hỏi không chỉ đặc biệt quan tâm vấn đề việc làm bền vững mà tất yếu có những tác động đến mô hình tập hợp người lao động cũng như hoạt động của tổ chức công đoàn.

Quá trình thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế, đoàn viên công đoàn khu vực ngoài nhà nước đã chiếm tỷ trọng chủ yếu và không ngừng phát triển, trở thành đối tượng quan trọng nhất của tổ chức công đoàn và đòi hỏi tổ chức công đoàn phải thể hiện ngày càng rõ nét hơn vai trò đại diện cơ bản nhất, vai trò đại diện trực tiếp của đoàn viên công đoàn. Song hành cùng với các yêu cầu này là khi Việt Nam triển khai các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bên cạnh những cơ hội còn có thách thức đối với tổ chức công đoàn từ quyền lựa chọn tổ chức để thực hiện quyền đại diện của người lao động.

Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN, tặng quà con CNLĐ tại Hưng Yên. Ảnh: H.A
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN, tặng quà con CNLĐ tại Hưng Yên. Ảnh: H.A

Trước những yêu cầu rất lớn và hướng đến 100 năm thành lập Công đoàn Việt Nam vào năm 2029, Công đoàn Việt Nam cần có những đột phá mang tính chiến lược và Đại hội đã đúc kết 3 vấn đề cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn qua tác phẩm Đường Kách mệnh của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Một là: Xây dựng các nhiệm vụ cốt lõi của Công đoàn cần quan tâm đồng bộ cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

Tư tưởng quan trọng nhất của tổ chức công hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thiết kế là hoạt động vì lợi quyền của giai cấp công nhân và được thể hiện thường xuyên trong hoạt động công đoàn, được tiến hành từ thấp đến cao theo nguyên tắc: lấy lợi ích cơ bản mang lại cho người lao động để tập hợp lực lượng, phát triển lực lượng và từ đó tổ chức hoạt động vì mục tiêu tiến bộ xã hội. Giai cấp công nhân là lực lượng mang lại bình đẳng, tự do cho xã hội, đây là mục tiêu tiến bộ của xã hội và chỉ có như vậy, lợi ích của giai cấp mới đảm bảo vững bền, làm cho tổ chức công đoàn mang tính cách mạng.

Vận dụng tư tưởng này, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác lập nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn 2018 - 2023 là: “Nâng cao hiệu quả đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, bảo vệ người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng cao”. Trong đó, có ba thành tố là nhấn mạnh vai trò đại diện; thể hiện mức độ quan tâm giữa đoàn viên và người lao động; đặt trọng tâm ở việc làm bền vững và mức sống của người lao động.

Tư duy về sự hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và đất nước, đồng thời phát huy trách nhiệm các chủ thể mang lại lợi ích cho người lao động là phương châm hành động và làm nền tảng đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải động đoàn viên, cán bộ công đoàn tỉnh Hưng Yên. Ảnh: H.A
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải động đoàn viên, cán bộ công đoàn tỉnh Hưng Yên. Ảnh: H.A

Với tinh thần hành động và hiệu quả, Đại hội kỳ này không chỉ nêu rõ nhiệm vụ của cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố, cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp cơ sở mà còn yêu cầu các cấp công đoàn có trách nhiệm phối hợp, liên kết giải quyết các vấn đề lớn về quyền lợi của người lao động. Đồng thời, xác định nhiệm vụ đổi mới căn bản hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng phát triển các chương trình xuyên suốt toàn hệ thống như một chính sách an sinh xã hội của công đoàn phục vụ trực tiếp và đúng đối tượng, thực hiện đồng bộ giữa trách nhiệm và thụ hưởng, gắn kết chặt chẽ hơn giữa đoàn viên và tổ chức công đoàn.

Kết quả tổng hợp chính là vấn đề cuộc sống của người lao động được đề cập trong mối tương quan của hiệu quả lao động cá nhân, của mức sống xã hội và mức độ phát triển của doanh nghiệp.

Hai là: Hoạt động của công đoàn là biểu hiện sức sống của tổ chức. Sức sống ấy mạnh mẽ, sâu bền trên cơ sở những mô hình sát hợp nhu cầu của đoàn viên và hướng đến các mục tiêu cốt lõi của tổ chức, và do vậy cần được điều chỉnh, phát triển các mô hình tổ chức để phục vụ hoạt động công đoàn.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, từ đặc điểm của công nhân Việt Nam, nhiệm vụ chính trị của công hội và tính chất quần chúng của công hội, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thiết kế hai mô hình tổ chức ở CĐCS: mô hình thứ nhất “ phải tổ chức thế nào cho kiên cố”, mô hình thứ hai là mô hình mềm tập họp theo nhu cầu hội viên.

Từ chỗ chủ yếu chỉ thực hiện mô hình một, Đại hội XII công đoàn Việt Nam đã nghiên cứu mô hình hai, vận dụng, phát triển để thực hiện mục tiêu kết hợp giữa yêu cầu tập hợp và hoạt động của công đoàn thông qua các mô hình tổ chức hành động thiết thực. Đặc điểm lớn nhất của mô hình này là từ nhiệm vụ hình thành mô hình tổ chức; đoàn viên công đoàn tích cực trở thành lực lượng hoạt động chủ yếu dưới sự chỉ huy của cán bộ công đoàn và không làm tăng số lượng ủy viên BCH, cơ cấu của BCH công đoàn.

Trong các mô hình tập hợp và hành động của đoàn viên ở các cấp công đoàn, quan trọng nhất là ở CĐCS, có ba mô hình. Mô hình đoàn viên tham gia hoạt động cơ bản của tổ chức công đoàn ở cơ sở là hình thành, nâng cao chất lượng lực lượng nòng cốt đảm nhận nhiệm vụ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, tư vấn viên giải quyết bức xúc của người lao động, trở thành lực lượng tham gia đối thoại, thương lượng của tổ chức công đoàn ở cơ sở, tạo nguồn cán bộ công đoàn cơ sở.

Mô hình đoàn viên kiểm soát hoạt động công đoàn là phát huy quyền và trách nhiệm của đoàn viên trong kiểm tra, giám sát đối với hoạt động công đoàn ở cơ sở, cán bộ công đoàn cơ sở và tài chính công đoàn. Ở mô hình nâng cao chất lượng đầu vào của đoàn viên đã bổ sung thêm nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn trong công tác vận động người lao động gia nhập công đoàn với yêu cầu chung là đa dạng hóa cách thức tiếp cận, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức về tổ chức công đoàn Việt Nam- là tổ chức chính trị-xã hội, tự hào là thành viên của công đoàn Việt Nam để xây đắp vững chắc nền móng của công đoàn.

Để các mô hình này vận hành hiệu quả, tổ chức Công đoàn có trách nhiệm đổi mới công tác đào tạo, từ đối tượng đào tạo, nội dung, phương thức đào tạo, nhất là các kiến thức, kỹ năng và thực hiện các chính sách phù hợp để phát huy những đoàn viên công đoàn tích cực, làm tăng thêm lực lượng hoạt động công đoàn.

Thứ ba: Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của cán bộ công đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn của một tổ chức chính trị - xã hội dẫn đến đổi mới phương thức hoạt động cơ bản của tổ chức công đoàn Việt Nam.

Ngay khi giai cấp công nhân Việt Nam mới hình thành, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ các giá trị tri thức của công nhân: “…đi lại để bài vẽ cho nhau điều khôn lẽ phải, để giao hoán tri thức cho nhau”. Điều này cho thấy, trong tổ chức công đoàn, có chủ thể của tổ chức là đội ngũ cán bộ để điều hành nhiệm vụ của tổ chức, còn hoạt động công đoàn do lực lượng công đoàn là toàn thể cán bộ và đoàn viên phải cùng nhau học hỏi, cùng nhau thảo luận, đi đến thống nhất nội dung, phương pháp tối ưu chứ không phải mệnh lệnh, độc đoán, một chiều. Đoàn viên là người thầy của thực tế, cán bộ là người thầy của chủ trương, cần “giao hoán tri thức cho nhau” để chủ trương có sức sống của thực tế và đòi hỏi bức thiết của thực tiễn cần sớm được quyết định bằng chủ trương.

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã kế thừa 9 vấn đề quan trọng về phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn được đúc kết qua 11 kỳ đại hội và xác định thêm quan điểm “phục vụ” của tổ chức Công đoàn. Tính chiến lược của quan điểm “phục vụ” là nhấn mạnh phần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn. Trách nhiệm ấy của cán bộ công đoàn là vì lợi ích có được, vì địa vị xã hội có được và vì sự phân công của tổ chức.

Có người lao động tất yếu có tổ chức công đoàn để tập hợp, đại diện, lãnh đạo người lao động; song, có đoàn viên mới có tổ chức công đoàn và có tổ chức công đoàn mới có cán bộ công đoàn. Vì thế, phương thức hoạt động tổng quát của giai đoạn 2018-2023: “... Cấp trên phục vụ cấp dưới, tổ chức công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động” với yêu cầu lấy nhu cầu hợp pháp chính đáng của tập thể công nhân, viên chức, lao động là cơ sở hoạt động và “lấy việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động làm mục tiêu hoạt động” theo nguyên tắc “phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương”.

Điều kiện tiên quyết để tổ chức công đoàn thật sự là tổ chức cách mạng là tự giác tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, phát triển tổ chức và hoạt động công đoàn. Vì thế, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn cần làm tốt việc chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền đồng cấp về những vấn đề mới, diễn biến mới trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn; tăng cường giới thiệu kết nạp Đảng theo Điều lệ Đảng đối với cán bộ công đoàn xuất sắc, đoàn viên công đoàn ưu tú, góp phần phát triển tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng .

Những đổi mới của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam là kế thừa nguyên lý cơ bản để tổ chức công đoàn thật sự vững mạnh, đảm đương tốt nhiệm vụ đại diện cho đông đảo người lao động là có đường lối đúng đắn, vừa quan tâm thường xuyên nhiệm vụ cốt lõi là quyền lợi thiết thực của đoàn viên, người lao động, vừa gắn với sự tiến bộ của xã hội; có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, từng bước hoàn thiện sát hợp tình hình thực tiễn, lấy cơ sở làm nền tảng và có sự chỉ huy thống nhất.

Những đổi mới của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam tựu trung là phát huy sức mạnh bên trong, sức mạnh tổng hợp và do đội ngũ cán bộ công đoàn trực tiếp đảm nhận để có được chỗ đứng vững chắc nhất của công đoàn Việt Nam là ở trong lòng người lao động; lực lượng to lớn nhất để công đoàn Việt nam lớn mạnh, trường tồn là ở mỗi người đoàn viên có ý thức tự giác và được tổ chức thành lực lượng hoạt động công đoàn; sức sống mạnh mẽ nhất của tổ chức công đoàn là hoạt động công đoàn ở cơ sở, trên nền tảng pháp luật và nhu cầu chính đáng của số đông đoàn viên.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn luôn là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị Việt Nam

Quế Chi - Sơn Tùng |

Sáng 24.7, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Công đoàn Việt Nam – 90 năm xây dựng và phát triển”.

Người truyền cảm hứng đổi mới cho hệ thống Công đoàn

VIỆT LÂM |

Là ứng viên duy nhất đạt 100% số phiếu của Hội đồng bình chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, khẳng định sự suy tôn và ghi nhận tuyệt đối của tập thể đối với người đứng đầu tổ chức Công đoàn (CĐ) Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Cường - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN được cán bộ CĐ các cấp nhắc đến như là người thủ lĩnh CĐ của đổi mới, sáng tạo, người truyền cảm hứng đổi mới cho toàn hệ thống CĐ.

Toàn văn phát biểu của đồng chí Bùi Văn Cường tại Vinh quang Việt Nam

Nhóm PV |

Phát biểu tại lễ vinh danh Vinh quang Việt Nam 2019, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, chương trình Vinh quang Việt Nam 2019 với chủ đề "Thi đua làm theo lời Bác” nhằm vinh danh các tập thể, cá nhân không ngừng sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Đây là những điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có thành tích xuất sắc, có nhiều cống hiến, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước sau 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Công đoàn luôn là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị Việt Nam

Quế Chi - Sơn Tùng |

Sáng 24.7, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Công đoàn Việt Nam – 90 năm xây dựng và phát triển”.

Người truyền cảm hứng đổi mới cho hệ thống Công đoàn

VIỆT LÂM |

Là ứng viên duy nhất đạt 100% số phiếu của Hội đồng bình chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, khẳng định sự suy tôn và ghi nhận tuyệt đối của tập thể đối với người đứng đầu tổ chức Công đoàn (CĐ) Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Cường - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN được cán bộ CĐ các cấp nhắc đến như là người thủ lĩnh CĐ của đổi mới, sáng tạo, người truyền cảm hứng đổi mới cho toàn hệ thống CĐ.

Toàn văn phát biểu của đồng chí Bùi Văn Cường tại Vinh quang Việt Nam

Nhóm PV |

Phát biểu tại lễ vinh danh Vinh quang Việt Nam 2019, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, chương trình Vinh quang Việt Nam 2019 với chủ đề "Thi đua làm theo lời Bác” nhằm vinh danh các tập thể, cá nhân không ngừng sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Đây là những điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có thành tích xuất sắc, có nhiều cống hiến, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước sau 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.