Công đoàn cơ sở phát huy tốt vai trò trong cuộc chiến chống COVID-19

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 4.7, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII) tiếp tục diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Trần Văn Thuật Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu cùng điều hành Hội nghị.

Tại Hội nghị, các Uỷ viên Ban Chấp hành tiến hành thảo luận tại hội trường.

Đồng chí Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam đã chia sẻ với các đại biểu dự Hội nghị những hoạt động phối hợp phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khoẻ đoàn viên, người lao động ngành y.

Theo đó, Công đoàn Y tế Việt Nam tham gia tích cực, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, huy động nguồn lực, tuyên truyền và chăm lo, đại diện, bảo vệ cho đoàn viên ngành y tế chống dịch bệnh COVID-19, nhất là tuyến đầu.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 từ người dân. Ảnh: CĐYT
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 từ người dân. Ảnh: CĐYT

Ngay sau Tết Nguyên đán, Công đoàn Y tế Việt Nam đã hướng dẫn Ban Chấp hành CĐCS (CĐCS) trực thuộc đồng hành cùng chuyên môn tuyên truyền đến nhân viên y tế không tham gia lễ hội, tập trung chuyên môn và công tác phòng chống dịch COVID-19; tuyên truyền cho người dân cách phòng tránh dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đề xuất trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế đầy đủ đúng quy định; quan tâm đến chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19.

Chỉ đạo CĐCS trực thuộc và Công đoàn ngành Y tế tỉnh/thành phố báo cáo thông tin và đề xuất để Công đoàn Y tế Việt Nam hỗ trợ những trường hợp khó khăn và đề xuất để Công đoàn Y tế Việt Nam hỗ trợ những trường hợp khó khăn và khen thưởng kịp thời những tấm gương của tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch, cứu chữa bệnh nhân.

Hướng dẫn đoàn viên nhắn tin ủng hộ chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng chống, dịch COVID-19” do Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, Ủy ban Trung ương Mặt tận Tổ quốc VN và Hội Chữ thập Đỏ VN phát động qua tổng đài 1407.

Hướng dẫn các doanh nghiệp khó khăn giãn và chậm nộp kinh phí công đoàn; Hướng dẫn CĐCS triển khai ứng dụng NCOVI về khai báo y tế toàn dân, phòng chống bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19…Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của COVID-19.

Đồng chí Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn
Đồng chí Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Đặc biệt, các CĐCS trực thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam đã phát huy được vai trò của mình trong công tác phòng chống dịch COVID-19 với các hoạt động liên quan đến điều tra, xử lý ổ dịch; xét nghiệm; chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Trong đó có 7 CĐCS có nhiều hoạt động nổi bật gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Nha Trang.

Bên cạnh đó, 63 CĐCS phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hoạt động phòng, chống COVID-19. 100% các CĐCS đều thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có 5 đơn vị là cơ sở y tế thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, 10 đơn vị thực hiện tổ chức theo dõi, cách ly người nghi nhiễm và 55% số đơn vị tham gia khảo sát (39 CĐCS) có tập huấn cho cán bộ đơn vị về phòng, chống COVID 19.

Lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, trao hỗ trợ cán bộ, nhân viên y tế Trung tâm Y tế huyện Mê Linh và cán bộ y tế xã Hạ Lôi. Ảnh: CĐYT
Lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, trao hỗ trợ cán bộ, nhân viên y tế Trung tâm Y tế huyện Mê Linh và cán bộ y tế xã Hạ Lôi. Ảnh: CĐYT

Có 60 CĐCS có các sáng kiến nhằm bảo vệ đoàn viên trong thời gian dịch COVID-19, cụ thể có 31 CĐCS sản xuất nước rửa tay, 21 CĐCS sản xuất mũ chống giọt bắn, 2 CĐCS sản xuất khẩu trang phòng, chống COVID-19 và 23 CĐCS thực hiện quyên góp tài chính và nhu yếu phẩm hỗ trợ đoàn viên công đoàn. Bên cạnh đó, một số CĐCS có sáng kiến sản xuất dung dịch xịt ngoài khẩu trang bằng nano bạc để khử khuẩn (ĐH Y Dược Hải Phòng), nghiên cứu thuốc phòng, chống COVID19 y học cổ truyền (Bệnh viện Châm cứu Trung ương).

Đặc biệt, Công đoàn Y tế Việt Nam đã chủ động phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ VN lên ý tưởng tổ chức tin nhắn qua tổng đài 1407 - “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Đến 1.7.2020, đã huy động được gần 152 tỉ đồng.

Có được kết quả hoạt động trên là do Công đoàn Y tế Việt Nam và CĐCS trực thuộc có sự thống nhất cao trong thường trực, thường vụ và sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban, nâng cao trách nhiệm cá nhân các đồng chí ủy viên BCH, các đồng chí cán bộ công đoàn chuyên trách trực tiếp triển khai hoat động công đoàn.

Sự chỉ đạo sát sao CĐCS và tuyên truyền những phương thức đổi mới hoạt động của công đoàn cơ sở từ đầu nhiệm kỳ “tham mưu giỏi, cải tiến nhiều, trách nhiệm cao”.

Xây dựng kênh thông tin kết nối với công đoàn cơ sở và công đoàn ngành nên các khó khăn vướng mắc và nguyện vọng của đoàn viên được phản ánh, cập nhật, đề xuất, giải quyết kịp thời.

Công đoàn Y tế Việt Nam và CĐCS trú trọng công tác truyền thông từ đầu nhiệm kỳ, nên khi có dịch COVID-19, các kênh tuyên truyền nội bộ công đoàn cơ sở và tuyên truyền các báo đài, mạng xã hội được phát huy tối đa.

Theo nhận định của Chủ tịch Công đoàn y tế VN, trong giai đoạn tới, nguy cơ dịch COVID-19 hay SARS-COVID-2 vẫn còn hết sức khó lường, nguy cơ xảy ra dịch lần thứ hai vào mùa đông sắp tới với mức độ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra…. do đó đồng chí Phạm Thanh Bình đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cải thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế về tiền lương và phụ cấp, đặc biệt trong thời gian tham gia chống dịch. Đặc biệt là bổ sung Nghị định đặc thù cho cán bộ y tế làm thêm ngoài giờ vì khi chưa có dịch thì ngành y tế đã quá tải cục bộ, có những bộ phận đã làm quá 400 giờ nhưng không được thanh toán giờ làm thêm.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành y tế, giảm lãi xuất vay ngân hàng, giảm thuế, phí trong thời gian có dịch và sau dịch để sản xuất găng tay, khẩu trang, kid test xuất khẩu, trang thiết bị bảo hộ; đảm bảo cán bộ, nhân viên y tế được trang bị đủ vật tư y tế, trang thiết bị phòng hộ và đưa trang thiết bị này vào dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh y tế…; đề nghị Tổng LĐLĐVN phối hợp với Bộ Y tế trong việc thí điểm xây nhà công vụ cho cán bộ y tế tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để thu hút cán bộ về công tác và tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ từ tuyến trên đến tuối giới nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và giảm quá tải tuyến trên, giảm chi phí đi lại của người dân.

Việt Lâm - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19: Gần 500.000 người được hỗ trợ xấp xỉ 550 tỉ đồng

Nam Dương |

Số người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (1,8 triệu đồng/người/tháng) chỉ có 1.883 người (4,42%).

Đề xuất không thu thuế thu nhập cá nhân khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII) Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đã trình bày báo cáo công đoàn các cấp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19…

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Ngày 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho rằng, bối cảnh hiện nay đòi hỏi công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam phải có sự đột phá về nội dung, phương thức theo hướng chủ động, nhạy bén, toàn diện và hiệu quả hơn. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác truyền thông trong thời gian tới, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN sẽ ban hành chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023” (Chương trình).

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Dịch COVID-19: Gần 500.000 người được hỗ trợ xấp xỉ 550 tỉ đồng

Nam Dương |

Số người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (1,8 triệu đồng/người/tháng) chỉ có 1.883 người (4,42%).

Đề xuất không thu thuế thu nhập cá nhân khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII) Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đã trình bày báo cáo công đoàn các cấp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19…

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Ngày 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho rằng, bối cảnh hiện nay đòi hỏi công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam phải có sự đột phá về nội dung, phương thức theo hướng chủ động, nhạy bén, toàn diện và hiệu quả hơn. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác truyền thông trong thời gian tới, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN sẽ ban hành chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023” (Chương trình).