chống dịch COVID-19: Bảo vệ người lao động, doanh nghiệp là bảo vệ nền kinh tế

Công đoàn chung tay bảo vệ người lao động

Linh Nguyên - Hà Anh |

Mặc dù các đơn vị, doanh nghiệp (DN) đều bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên đại đa số ĐV, NLĐ vẫn luôn yên tâm công tác, lao động sản xuất và mong muốn các đơn vị, DN vượt qua khó khăn, dần ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống, việc làm, phát triển cuộc sống… bởi họ luôn có sự đồng hành của tổ chức CĐ trong công tác phòng chống dịch.

Thực hiện nhiệm vụ kép

Hiện nay, tại các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) trên địa bàn Thủ đô có hơn 135.000 NLĐ, trong đó có hơn 128.000 ĐV CĐ. Trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19, các cấp CĐ trong TP.Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đảo bảo an toàn cho ĐV, NLĐ.

Ngày 5.8, ông Ngô Văn Tuyến - Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội - cho biết, ngay khi có thông tin về ca mắc COVID-19 tại TP.Đà Nẵng, LĐLĐ Hà Nội đã yêu cầu các cấp CĐ thành phố tiếp tục và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong ĐV, NLĐ.

“Mới đây nhất, ngày 4.8, LĐLĐ Hà Nội tiếp tục yêu cầu các cấp CĐ Thủ đô, các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.Hà Nội, đặc biệt là theo tinh thần của Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội. Phải coi công tác phòng, chống dịch trong ĐV, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời điểm hiện nay nhằm góp phần ngăn ngừa, kiểm soát và không để dịch bệnh lây lan. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao tinh thần chủ động phòng chống dịch của ĐV, CNVCLĐ tại gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, trên đường đến công sở, nhà máy; phát huy mạnh mẽ phương châm 4 tại chỗ. Bình tĩnh chủ động ứng phó mọi tình huống. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, gây hoang mang, mất ổn định trong ĐV và CNVCLĐ.

Các cấp CĐ, đặc biệt là CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, tăng cường tìm các giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền lợi NLĐ ở DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trong đó, tập trung hướng dẫn ĐV và NLĐ tự giác thực hiện những biện pháp cơ bản như thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông; tham gia cài đặt và sử dụng phần mềm ứng dụng “khẩu trang điện tử” Bluezone trên điện thoại di động” - ông Tuyến chia sẻ.

Kiên định 5 nguyên tắc

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 214.000 CNVCLĐ, trong đó, có 175.453 CNVCLĐ do tỉnh trực tiếp quản lý với 152.254 ĐV đang sinh hoạt tại 1.371 công đoàn cơ sở (CĐCS).

Ông Vũ Duy Hoàng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên - nói rằng, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, và “Không để một CNLĐ nào bị mắc COVID-19”, LĐLĐ tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch và ra 15 văn bản chỉ đạo, lập nhóm Zalo để kịp thời chỉ đạo, đồng thời cập nhật thông tin từ cơ sở và có báo cáo hàng ngày về cho Ban chỉ đạo tỉnh. Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nâng cao nhận thức cho CNLĐ phòng chống dịch, cập nhật các thông tin dịch bệnh; hướng dẫn khai báo y tế, vệ sinh, khử trùng, theo dõi sức khỏe CNLĐ, bằng nhiều hình thức, như phát tờ rơi, tuyên truyền trực quan, lắp đặt các pano, khẩu hiệu, phát thanh tại nhà ăn, phân xưởng…

CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, CĐCS phối hợp với chính quyền, chuyên môn, lãnh đạo DN, đơn vị liên quan tiếp tục chỉ đạo, thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; tuyên truyền cán bộ, ĐV, CNVCLĐ không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch; kiên định 5 nguyên tắc: Ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch; áp dụng ngay các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe và tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các trường hợp trở về từ vùng có dịch theo quy định...

Các cấp CĐ trong tỉnh Thái Nguyên còn phối hợp, điều tra, lập danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân số 416 và 418 và các ca bệnh khác (nếu có) để cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm và giám sát sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên) có hơn 15.000 NLĐ. Bà Vũ Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch CĐCS Cty - cho hay, để đảm bảo sức khoẻ cho ĐV, NLĐ, CĐCS đã đề xuất với lãnh đạo nhiều biện pháp như tăng tiền ăn ca từ 12.000 đồng/suất lên 15.000 đồng/suất; trang bị khẩu trang kháng khuẩn cho NLĐ; bán khẩu trang kháng khẩu với giá ưu đãi cho NLĐ… Với sự đồng hành của CĐCS, NLĐ tại Cty đã yên tâm lao động sản xuất.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tính đến cuối tháng 3.2020, cả nước có 335 khu công nghiệp (KCN). Trong 335 KCN được thành lập, có 260 KCN đã đi vào hoạt động. Đối với các khu kinh tế (KKT), cả nước có 17 KKT ven biển.

Thống kê đến tháng 3.2020 của Bộ KHĐT cho biết, cả nước có 37 KCN nằm trong KKT. Hiện có khoảng 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KKT trên cả nước, trong đó số lao động nữ chiếm gần 60%. K.V

Linh Nguyên - Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Khu công nghiệp khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19

Hoàng Văn Minh |

Đến thời điểm này, đã có 6 công nhân (CN) trên 4 khu công nghiệp (KCN) ở địa bàn TP.Đà Nẵng dương tính với virus SARS-CoV-2. Những con số này đang đặt ra nhiều thách thức khi các KCN này có hơn 73.000 lao động. Với quan điểm, bảo vệ CN tức là bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ nền kinh tế, nên lập tức các cấp Công đoàn TP.Đà Nẵng phối hợp với BQL các KCN, chính quyền địa phương... triển khai các biện pháp phòng chống dịch lây lan để bảo vệ người lao động.

Bảo vệ người lao động, giữ vững sản xuất là mệnh lệnh từ trái tim

Trung Hiếu |

Như vậy, như dự báo, trong đợt dịch thứ hai, tại 4 khu công nghiệp (KCN) TP.Đà Nẵng đã xuất hiện 6 trường hợp dương tính với COVID-19 trong công nhân lao động. Sự kiện này đáng lo ngại vì toàn thành phố có đến 77.000 người lao động (NLĐ) hàng ngày vẫn làm việc trong hàng trăm nhà máy, xí nghiệp. Bảo vệ sức khỏe NLĐ, giữ vững sản xuất là mệnh lệnh từ trái tim của hàng triệu người dân Đà Nẵng.

DN duy trì những tiêu chí đảm bảo an toàn cho công nhân

Nam Dương |

Để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh COVID-19 gắn với phát triển KT-XH trong tình hình mới, TPHCM đã yêu cầu kích hoạt lại các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

TPHCM tái diễn tình trạng xếp hàng dài chờ đăng kiểm

Anh Tú |

Tình hình đăng kiểm tại TPHCM đã bắt đầu nóng lên trở lại, khi nhiều nơi bắt đầu ghi nhận tình trạng xe xếp hàng dài chờ được kiểm định.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Khu công nghiệp khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19

Hoàng Văn Minh |

Đến thời điểm này, đã có 6 công nhân (CN) trên 4 khu công nghiệp (KCN) ở địa bàn TP.Đà Nẵng dương tính với virus SARS-CoV-2. Những con số này đang đặt ra nhiều thách thức khi các KCN này có hơn 73.000 lao động. Với quan điểm, bảo vệ CN tức là bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ nền kinh tế, nên lập tức các cấp Công đoàn TP.Đà Nẵng phối hợp với BQL các KCN, chính quyền địa phương... triển khai các biện pháp phòng chống dịch lây lan để bảo vệ người lao động.

Bảo vệ người lao động, giữ vững sản xuất là mệnh lệnh từ trái tim

Trung Hiếu |

Như vậy, như dự báo, trong đợt dịch thứ hai, tại 4 khu công nghiệp (KCN) TP.Đà Nẵng đã xuất hiện 6 trường hợp dương tính với COVID-19 trong công nhân lao động. Sự kiện này đáng lo ngại vì toàn thành phố có đến 77.000 người lao động (NLĐ) hàng ngày vẫn làm việc trong hàng trăm nhà máy, xí nghiệp. Bảo vệ sức khỏe NLĐ, giữ vững sản xuất là mệnh lệnh từ trái tim của hàng triệu người dân Đà Nẵng.

DN duy trì những tiêu chí đảm bảo an toàn cho công nhân

Nam Dương |

Để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh COVID-19 gắn với phát triển KT-XH trong tình hình mới, TPHCM đã yêu cầu kích hoạt lại các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.