Công chức, viên chức chuyển từ khu vực công sang khu vực tư: Không đáng lo ngại!

Bảo Hân - Minh Phương |

Trước hiện tượng công chức, viên chức chuyển từ khu vực công sang khu vực tư, chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân là vấn đề tiền lương; đồng thời cho rằng, điều này là bình thường vì trong nền kinh tế thị trường, lao động của khu vực công cũng như tư đều đóng góp cho sự phát triển, tăng trưởng của đất nước.

Chuyển dịch nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực  

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - cho rằng, nếu lương công chức, viên chức trong đó có ngành Y tế thấp thì thường xảy ra tình trạng bỏ việc, chuyển việc của những đối tượng này. Đối với những trường hợp chuyển việc, hầu hết là cán bộ nhiều kinh nghiệm, gây cho khu vực công quá tải công việc vì phải gánh công việc của người chuyển đi.

Ngoài ra, nếu lương không đủ để trang trải cuộc sống gia đình thì nhân viên y tế sẽ phải đi làm thêm nghề khác để có thêm thu nhập, sẽ mai một chuyên môn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ bệnh nhân.

Theo bà Bình, người làm chuyên môn, tốt nhất là không phải lo đến cơm áo gạo tiền thì mới tập trung vào chuyên môn; nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, có thể dẫn đến tiêu cực.

Bày tỏ quan điểm trước tình trạng một bộ phận công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển sang khu vực tư, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho rằng, lương thấp là một trong những nguyên nhân. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang tư hoặc ngược lại là việc bình thường. Quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc là quyền hiến định của công dân, phải tôn trọng và bảo đảm quyền quan trọng đó.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc chuyển dịch nhiều, với tỉ lệ đáng kể sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực ở khu vực công như thời gian vừa qua. Do đó, cần phân tích, đánh giá kỹ để sớm có giải pháp khắc phục.

Ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ, sẽ có nhiều đoàn viên, người lao động chung suy nghĩ, đó là lựa chọn việc làm không chỉ bởi lý do thu nhập. Môi trường làm việc, công việc yêu thích, khát vọng cống hiến và nhiều yếu tố nữa sẽ được công chức, viên chức cân nhắc. Nhất là khi đất nước đang khó khăn sau đại dịch COVID-19 và những yếu tố bất lợi của tình hình thế giới thì mỗi đoàn viên, người lao động cần thấy trách nhiệm của mình, chia sẻ khó khăn với đơn vị, ngành và đất nước, cần nỗ lực để đưa đất nước tiến lên.

Có phải “chảy máu chất xám”?  

Bình luận về việc công chức, viên chức chuyển sang khu vực công, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội của Quốc hội) cho biết: “Có người nói với tôi đây là hiện tượng “chảy máu chất xám”, nhưng theo tôi thì không phải như vậy”.

TS Bùi Sỹ Lợi giải thích, vì trong nền kinh tế thị trường, lao động của khu vực công cũng như tư đều đóng góp cho sự phát triển, tăng trưởng của đất nước. Nếu khu vực công sử dụng người lao động không hiệu quả và trả lương không đúng chi phí lao động thì sang khu vực tư để có tiền lương cao hơn, phát huy được năng lực sáng tạo thì điều này không có gì phải băn khoăn cả, nhất là khi chúng ta đang xây dựng một thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hiệu quả và hội nhập.

“Việc chuyển dịch này là một quy luật tất yếu và rõ ràng là đang tiến tới một thị trường lao động mà khu vực tư và công phải công bằng nhau. Như vậy, cần coi chuyển dịch từ khu vực công sang tư và ngược lại là việc bình thường, nhưng cần phải nhận thức rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn, cần phải tính đến vấn đề tổ chức sắp xếp bộ máy, cải cách chính sách tiền lương, trả công chi phí cho người lao động để có thị trường lao động thể hiện được giá trị của sức lao động mà người lao động bỏ ra” - TS Bùi Sỹ Lợi bình luận.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, xã hội không nên đặt vấn đề quá nặng nề là trong biên chế hay ngoài biên chế như thời bao cấp, mà vấn đề là năng suất lao động cao hay không cao, cống hiến nhiều hay ít. Điều đó thể hiện bằng việc chi trả tiền ương và thu nhập cho người lao động. “Phải coi tiền lương như một thước đo về giá trị sức lao động, đánh giá hiệu quả, năng lực công tác của cán bộ, công chức, người lao động” - TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Bảo Hân - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Công chức có thể làm thêm để gia tăng thu nhập?

ANH THƯ |

Với mức lương công chức hiện nay, nhiều người thắc mắc liệu có được làm thêm để tăng thu nhập trang trải cuộc sống.

Lương công chức, viên chức: Cách nào giữ chân lao động khu vực công?

Minh Phương - Bảo Hân |

Trước thực trạng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, y tế khu vực công nghỉ việc chuyển sang khu vực tư, theo đại biểu quốc hội, để thu hút, giữ chân người có năng lực trong khu vực công, trước hết cần đẩy nhanh tiến độ cải cách tiền lương chung cho cả khối hành chính sự nghiệp.

Lương công chức, viên chức: Bác sĩ viện công "dứt áo ra đi" vì thu nhập

Bảo Hân - Minh Phương |

Công chức, viên chức trong ngành y tế đang có mức lương rất thấp, không đảm bảo cuộc sống. Thực tế đòi hỏi cần có chính sách tiền lương hợp lý hơn đối với đối tượng này nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Công chức có thể làm thêm để gia tăng thu nhập?

ANH THƯ |

Với mức lương công chức hiện nay, nhiều người thắc mắc liệu có được làm thêm để tăng thu nhập trang trải cuộc sống.

Lương công chức, viên chức: Cách nào giữ chân lao động khu vực công?

Minh Phương - Bảo Hân |

Trước thực trạng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, y tế khu vực công nghỉ việc chuyển sang khu vực tư, theo đại biểu quốc hội, để thu hút, giữ chân người có năng lực trong khu vực công, trước hết cần đẩy nhanh tiến độ cải cách tiền lương chung cho cả khối hành chính sự nghiệp.

Lương công chức, viên chức: Bác sĩ viện công "dứt áo ra đi" vì thu nhập

Bảo Hân - Minh Phương |

Công chức, viên chức trong ngành y tế đang có mức lương rất thấp, không đảm bảo cuộc sống. Thực tế đòi hỏi cần có chính sách tiền lương hợp lý hơn đối với đối tượng này nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung.