Còn nhiều rào cản để người lao động được nhận tiền hỗ trợ

Trần Ngọc Duy |

Tại Quảng Ninh, việc thống kê, rà soát để triển khai hỗ trợ tới nhóm đối tượng là lao động không có hợp đồng lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn bởi COVID-19 vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai theo Nghị quyết của Chính phủ.

Hàng nghìn người nhận trợ cấp, hỗ trợ

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Quảng Ninh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với sự nỗ lực vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, đến nay, đã có 10.907 người có công với cách mạng; 30.125 đối tượng bảo trợ xã hội, 22.327 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã nhận đủ tiền hỗ trợ với tổng kinh phí trên 78 tỉ đồng.

Chỉ riêng với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh, đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp (DN) thực hiện việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất là 48 DN với số tiền là 5,5 tỉ đồng. Còn đối với việc xác nhận người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ không hưởng lương đến ngày 15.6, xác định 63 đơn vị với 1.194 LĐ đề nghị hưởng hỗ trợ.

Riêng việc hỗ trợ nhóm đối tượng NLĐ, tính đến thời điểm này, mới có TP.Hạ Long là địa phương duy nhất trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện chi trả đối với nhóm đối tượng NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố (TP) đã thành lập hội đồng để thẩm định cho nhóm đối tượng được hỗ trợ. Đồng thời, TP thành lập một tổ gần 10 người thuộc các phòng, ban, đơn vị có liên quan giúp việc cho hội đồng thẩm định thường xuyên rà soát, thẩm định hồ sơ trước khi hội đồng thẩm định trình TP ban hành quyết định hỗ trợ cho đối tượng.

Đợt 1, TP đã xét và hỗ trợ cho 3.000 trường hợp bị tạm hoãn HĐLĐ và NLĐ bị chấm dứt hợp đồng mà không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, NLĐ tự do là hơn 2.400 người (thuộc các lĩnh vực bán hàng rong, xe ôm, bán vé số lưu động...) với số tiền hỗ trợ trên 3 tỉ đồng. Hiện nay, TP đang triển khai đợt 2, dự kiến sẽ hỗ trợ cho trên 3.000 người với số tiền cũng khoảng trên 3 tỉ đồng…

Còn nhiều rào cản

Theo ông Lê Đình Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Ninh, thực tế việc xác định DN và NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch còn gặp nhiều trở ngại, chưa có sự thống nhất. Việc DN có phát sinh nguồn thu hay không chỉ có cơ quan thuế là nắm được.

“Nhiều DN khi gửi đơn yêu cầu hỗ trợ vì tạm đóng cửa không có doanh thu, nhưng ở đây “không có tiêu chí” cụ thể nên khi kiểm tra tài khoản thì DN vẫn còn tích lũy tiền vốn, dẫn đến công tác thẩm định xét duỵệt không đồng nhất” - lãnh đạo BHXH Quảng Ninh phân tích.

Còn đối với TP.Hạ Long, bà Nguyễn Thị Loan - Trưởng Phòng LĐTBXH TP.Hạ Long - cho hay, đối với nhóm tạm hoãn HĐLĐ, việc xác định doanh thu, nguồn tài chính gặp khó khăn vì chỉ xem xét khi báo cáo tài chính quý I của đơn vị phải thực sự trung thực. Với nhóm lao động tự do cũng trông chờ vào lòng trung thực của người dân vì việc xác định nguồn thu nhập không có tính chất mở như tiền gửi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà...

Hơn nữa, trong quá trình thẩm định, việc xác định các đối tượng cụ thể thuộc nhóm đối tượng NLĐ không có giao kết HĐLĐ còn phát sinh nhiều bất cập như: Việc xác định DN không có doanh thu, hoặc không còn nguồn tài chính để chi trả còn chưa rõ ràng (do Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính chưa có các hướng dẫn cụ thể, kịp thời). Dẫn đến việc tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt hỗ trợ cho nhóm đối tượng NLĐ bị chậm so với kế hoạch đề ra.

Đã có nhiều cuộc họp tháo gỡ vấn đề nêu trên, tuy nhiên, theo nguồn tin cung cấp cho Lao Động, nhiều DN và hàng nghìn LĐ còn gặp phải bế tắc về xác định chi trả hỗ trợ, dẫn đến nhiều LĐ và DN tỏ ra chán nản và không còn “hứng thú” với việc theo đuổi gói hỗ trợ nêu trên.

Hiện BHXH, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, ngành Thuế… đã có văn bản tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh gửi các bộ ngành Trung ương và Chính phủ hướng dẫn cụ thể về chính sách tháo gỡ việc hỗ trợ cho các DN và NLĐ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trần Ngọc Duy
TIN LIÊN QUAN

Thực hư chuyện trường thu phí hỗ trợ ăn uống cho cán bộ coi thi ở Đồng Tháp

Thanh Mai |

Việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Cao Lãnh 2 (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vận động phụ huynh học sinh đóng góp tiền để hỗ trợ cán bộ coi thi, khiến nhiều phụ huynh lo ngại về nạn lạm thu trong hệ thống giáo dục tỉnh Đồng Tháp.

TP. Cao Lãnh: Hỗ trợ xây dựng nhà thực hiện mô hình “Tết Quân – Dân”

NHẤT THIÊN - TRUNG HIẾU |

Ngày 06.8, Liên đoàn Lao động phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cao Lãnh và Ủy ban nhân dân xã Mỹ Ngãi tổ chức lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1960) là hộ cận nghèo hiện ngụ ấp 1, xã Mỹ Ngãi.

 

Công đoàn TKV: Hỗ trợ gia đình công nhân thuộc đối tượng chính sách

Văn Tiến |

Vừa qua, tại thôn Tứ Nội, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng, đoàn công tác của Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức bàn giao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Nguyễn Thị Én (gia đình công nhân đối tượng chính sách).

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Thực hư chuyện trường thu phí hỗ trợ ăn uống cho cán bộ coi thi ở Đồng Tháp

Thanh Mai |

Việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Cao Lãnh 2 (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vận động phụ huynh học sinh đóng góp tiền để hỗ trợ cán bộ coi thi, khiến nhiều phụ huynh lo ngại về nạn lạm thu trong hệ thống giáo dục tỉnh Đồng Tháp.

TP. Cao Lãnh: Hỗ trợ xây dựng nhà thực hiện mô hình “Tết Quân – Dân”

NHẤT THIÊN - TRUNG HIẾU |

Ngày 06.8, Liên đoàn Lao động phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cao Lãnh và Ủy ban nhân dân xã Mỹ Ngãi tổ chức lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1960) là hộ cận nghèo hiện ngụ ấp 1, xã Mỹ Ngãi.

 

Công đoàn TKV: Hỗ trợ gia đình công nhân thuộc đối tượng chính sách

Văn Tiến |

Vừa qua, tại thôn Tứ Nội, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng, đoàn công tác của Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức bàn giao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Nguyễn Thị Én (gia đình công nhân đối tượng chính sách).