Con 10 tuổi hơn 9 năm xa mẹ: Trĩu lòng nữ công nhân...

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ |

Mỗi chuyến đi xuống Thủ đô làm việc của chị Phương chưa bao giờ là dễ dàng. Chỉ cần xe nổ máy, con chị đã khóc ngằn ngặt đòi theo mẹ...

9 năm xa con

Con ăn cơm chưa?

- Con ăn cơm rồi.

Sáng con học thế nào, cô giáo có giao bài tập về nhà không?

- Sáng nay con học môn Toán, Tiếng Việt, tập đọc. Sáng học cô giáo có cho bài tập về nhà.

Thế có nhớ mẹ không?

- Con có ạ.

Cuộc điện thoại bằng hình ảnh qua mạng xã hội Facebook tắt rụp lúc 11h trưa. Đây cũng là cuộc gọi thứ 3 trong một buổi sáng của chị Hàn Thị Phương (SN 1983) đang làm công nhân tại Công ty TNHH Denso Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) với con gái Trần Hàn Mai Hương ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

Con gái chị Phương 10 tuổi, nhưng có đến hơn 9 năm sống với bà nội ở quê. “Biết làm thế nào được, do điều kiện gia đình, công việc buộc phải xa con” -chị Phương ngậm ngùi. Chị Phương là một trong số rất nhiều gia đình là công nhân khác đi làm xa, gửi con ở quê cho ông bà trông nom.

 
Lúc nào cũng cười tươi nhưng đôi mắt chị Phương lại ngấn lệ khi nhắc đến hai con nhỏ đang ở quê với ông bà nội. Ảnh: Lương Hạnh.

Hiện con gái lớn Mai Hương cũng đã học lớp 5, con trai thứ hai là Thanh Tùng đã lên 8 tuổi. Giờ, hỏi còn nhớ con nhiều không, chị Phương kể “dần dần cũng quen”. Để có sự "dần dần cũng quen" ấy, chị Phương đã trải qua những tháng ngày nhớ con đau đáu, rơi nước mắt hằng đêm...

Nhớ lại quãng thời gian đầu tiên xa con, chị Phương rưng rưng: “Bé đầu tiên nhà tôi, 9 tháng đã phải gửi về quê, 9 tháng đã phải cai sữa mẹ”.

Ở Hà Nội, sữa mẹ ào về căng đầy, con ở quê thì “khát” sữa. 9 tháng chăm nom, ôm ấp, nay con phải ở nhà với bà. Cứ nghĩ đến đây, chị Phương không cầm được lòng...

“Mất một thời gian dài, tôi mới thích nghi được. Đi làm thì không sao, cứ về nhà quanh quẩn trong 4 bức tường thì nhớ lắm” - chị Phương nói.

Vì thế, có ngày làm ca đêm đến 6 giờ sáng, chị Phương tất tưởi đi xe máy 45km về quê Vĩnh Phúc thăm con. Khi về quê, chị dành toàn bộ thời gian chơi với con còn chuyện cơm nước có bà nội lo. Chị Phương bảo, lúc lên Hà Nội chỉ cần làm cốc cà phê là tỉnh táo rồi đi làm. Cứ tranh thủ như vậy, 1 tuần chị về nhà được đôi lần.

Về quê, mỗi lần rời khỏi nhà, chị Phương lại phải trốn con mà đi. “Mẹ ra đây một tí” - vừa nói, chị Phương vừa phải đi xe thật nhanh, không dám ngoái đầu lại sợ rơi nước mắt trước mặt con. Lần nào chị đi, các con cũng khóc giãy lên.

Một kỉ niệm đến giờ chị Phương không thể nào quên được, khi ấy bé Thanh Tùng 4 tuổi. Đúng giờ đó, cứ nghe tiếng xe mẹ nổ máy, bé lại khóc đòi mẹ.

“Mẹ đi lên đê để ra đường lớn xuống Hà Nội, không hiểu sao đã thấy con đứng đó chờ sẵn, gọi "mẹ ơi!". Bà nội cứ nghĩ cháu vẫn chơi trong nhà, hốt hoảng chạy ra bế. Đi được một đoạn, tôi ngoái đầu nhìn lại vẫn thấy bà cháu đứng đó nhìn theo. Cảm giác lúc ấy rất khó tả, chỉ muốn quay về...” - chị Phương nghẹn ngào.

Những lần ấy, quãng đường từ quê xuống Hà Nội của chị Phương như dài hơn, nước mắt chị lăn dài trên đường đi.

Những cuộc gọi video ngắn ngủi phần nào giúp vơi đi nỗi nhớ con của chị Phương.

Lo chuyện học hành

Tranh thủ đợt dịch con được nghỉ dài, chị Phương cho 2 con xuống Hà Nội chơi. Không may, dịch bệnh bùng phát buộc cả nhà ở nguyên trong căn phòng trọ chật hẹp mấy tháng trời. Trong đó, đã có 1 tháng chị phải làm việc “3 tại chỗ” tại công ty. Ở phòng trọ, ba bố con quanh quẩn lo cho nhau.

Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, chị Phương mới gửi 2 con về quê. Các bé phải cách ly tại nhà 14 ngày, chị Phương đã liên hệ cho các con học nhờ online. Một ngày có vài lần, chị gọi điện về hỏi con dậy chưa, kèm con học hành.

“Bố mua 1 cái sim khác và cho con điện thoại cũ để học online. Cũng may một bé học buổi sáng, một bé học buổi chiều. Từ sáng đến giờ đã 2-3 lần gọi về hỏi han” - chị Phương nói.

Con cái đã lớn, Mai Hương vốn tự lập, tự lo cho bản thân còn biết bảo ban, kèm em học hành. Bà nội ở quê còn trồng lúa, hoa màu. Bình thường, chị gái đèo em đi học ở cùng một trường cách nhà 1km.

Công ty chị Phương làm việc nghiêm ngặt, không được sử dụng điện thoại. Chị phải tranh thủ giờ nghỉ ngơi, giờ ăn gọi điện hỏi han, nắm bắt tình hình học hành của con. Lúc con còn bế ẵm, học bò rồi tập đi chị có sự nhớ nhung riêng. Giờ con lớn, chị lại lo chuyện học hành, giáo dục con - từ xa...

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lo không thể đi làm vì phường chậm xác nhận hoàn thành cách ly

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, mặc dù F0 khỏi bệnh hết thời gian hoàn thành các ly tại nhà, nhưng nhiều lần đến y tế phường vẫn chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly để đến công ty tham gia sản xuất.

Nhà ở công nhân: Khi mua nhà chỉ là... mơ ước

LƯƠNG HẠNH |

Kể cả khi thu nhập trung bình thuộc mức ổn, nhiều công nhân vẫn không dám nghĩ rằng ngày nào đó họ sẽ mua được 1 căn nhà ở Hà Nội để sinh sống lâu dài.

Hơn 500 công nhân thi công khoan cọc nhồi trên dự án cầu Vĩnh Tuy 2

PHẠM ĐÔNG |

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 đang bước vào giai đoạn thi công phức tạp nhất, khoan cọc nhồi trên sông Hồng giữa mùa mưa bão. Nhà thầu đã huy động hơn 500 công nhân cùng với 10 sà lan tải trọng 800 - 1.700 tấn để làm bệ đỡ cẩu khoan, vận chuyển vật liệu để thi công 4 trụ giữa cầu.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Công nhân lo không thể đi làm vì phường chậm xác nhận hoàn thành cách ly

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, mặc dù F0 khỏi bệnh hết thời gian hoàn thành các ly tại nhà, nhưng nhiều lần đến y tế phường vẫn chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly để đến công ty tham gia sản xuất.

Nhà ở công nhân: Khi mua nhà chỉ là... mơ ước

LƯƠNG HẠNH |

Kể cả khi thu nhập trung bình thuộc mức ổn, nhiều công nhân vẫn không dám nghĩ rằng ngày nào đó họ sẽ mua được 1 căn nhà ở Hà Nội để sinh sống lâu dài.

Hơn 500 công nhân thi công khoan cọc nhồi trên dự án cầu Vĩnh Tuy 2

PHẠM ĐÔNG |

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 đang bước vào giai đoạn thi công phức tạp nhất, khoan cọc nhồi trên sông Hồng giữa mùa mưa bão. Nhà thầu đã huy động hơn 500 công nhân cùng với 10 sà lan tải trọng 800 - 1.700 tấn để làm bệ đỡ cẩu khoan, vận chuyển vật liệu để thi công 4 trụ giữa cầu.