Có tình trạng công nhân “3 tại chỗ”, còn chủ doanh nghiệp đi về hàng ngày

Huyên Nguyễn |

Từ khi áp dụng chủ trương "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến", số ca mắc COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của TP.HCM giảm mạnh. Tuy vậy, vẫn bộc lộ một số nhược điểm, thành phố sẽ nghiên cứu điều chỉnh chiến lược "3 tại chỗ" để sản xuất an toàn nhất.

Một số tín hiệu khả quan

Trong những ngày qua, số ca mắc COVID-19 trong khu công nghiệp, khu chế xuất có nhiều tín hiệu khả quan. Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) - nhận định, từ khi áp dụng chủ trương "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 địa điểm" thì số ca nhiễm giảm mạnh nhưng không vì thế mà chủ quan.

"Dù còn quá sớm để kết luận nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng. Trước đây mỗi ngày là vài trăm ca" - ông Tâm cho hay.

Phó Trưởng Ban quản lý Các khu công nghiệp và chế xuất (HEPZA) Phạm Thanh Trực cho biết: Từ ngày 13.7, TP.HCM cho phép các đơn vị tiếp tục hoạt động sản xuất khi thực hiện được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc theo phương châm “1 cung đường - 2 địa điểm” (chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân, có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).

Đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thực hiện vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ là 618 doanh nghiệp/1.412 doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu chế xuất-khu công nghiệp, với tổng số lao động là 57.507 người.

Ban Quản lý đã phối hợp đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện tổ chức khu vực bố trí nơi ở tập trung của 479 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, thẩm định, hiện chỉ cho phép 414 doanh nghiệp hoạt động với 44.145 người; 65 doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động. HEPZA đang phối hợp cùng Sở Y tế tiếp tục kiểm tra các doanh nghiệp theo danh sách đăng ký còn lại.

Việc ăn, ngủ của công nhân được thực hiện ngay tại công ty. Ảnh: AV
Việc ăn, ngủ của công nhân được thực hiện ngay tại công ty. Ảnh: AV

Về một số vướng mắc phát sinh, theo ông Phạm Thanh Trực, một số lao động ban đầu đồng thuận nhưng sau đó lại không muốn tham gia.

HEPZA đã phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn những lao động này về nhà sao cho đảm bảo an toàn COVID-19 cho nơi cư trú. Nếu doanh nghiệp muốn bổ sung lao động khác vào thay thế thì những người này cũng phải đáp ứng được các điều kiện y tế về phòng dịch.

Ngoài ra, có tình trạng một số trường hợp chủ doanh nghiệp không thực hiện cùng ăn, cùng ở với công nhân mà vẫn đi về hàng ngày. Theo HEPZA, điều này được xác định là mối nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do đó, đơn vị đã yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải thực hiện quy định “3 tại chỗ” cùng với người lao động.

Ông Phạm Thanh Trực thông tin thêm, trong quá trình triển khai, HEPZA đã phối hợp với HCDC lấy mẫu tầm soát định kỳ cho người lao động. Khi phát hiện một số trường hợp nghi dương tính với SARS-CoV-2, HEPZA đã phối hợp với các ngành liên quan xử lý dịch tễ theo quy định, đảm bảo không để dịch lây lan diện rộng.

Thay đổi để sản xuất an toàn nhất

Phát biểu tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn chiều 21.7, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM - nhấn mạnh, việc đảm bảo sản xuất an toàn cũng rất quan trọng. Đây là công ăn việc làm của hàng triệu công nhân, là kinh tế xã hội của thành phố, là câu chuyện mà nếu không tiếp tục sẽ đứt gãy chuỗi sản xuất, thị trường bên ngoài bên trong cũng sẽ mất, sau này chiếm lĩnh lại thị trường rất khó.

Thời gian qua, thành phố đã đề ra tiêu chí sản xuất an toàn, nhưng quá trình chuẩn bị chưa được kỹ càng, nên khi áp dụng có nơi “3 tại chỗ” nhưng không an toàn. TP.HCM đã thấy việc này và thống nhất với các hiệp hội, ban quản lý, sắp tới sẽ tiếp tục có điều chỉnh để có biện pháp an toàn nhất để tổ chức sản xuất.

Ông Mãi cho biết, biện pháp sắp tới có thể không phải "3 tại chỗ" hoặc vẫn là "3 tại chỗ" nhưng phải được xét nghiệm âm tính, đảm bảo không lây lan, giảm nguy cơ lây lan xuống tối thiểu. Chỗ ở của công nhân cũng phải tổ chức để lâu dài không ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ cũng xác định, việc này không phải 2 tuần, 10 ngày mà phải lâu dài, có thể là hết năm nay. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tới những giải pháp sáng tạo để an toàn và tổ chức sản xuất từ phía chính doanh nghiệp chứ không phải là cố gượng ép thực hiện nhưng vẫn không nghiêm túc, tiềm ẩn yếu tố không an toàn. Ông tin tưởng rằng, chắc chắn sẽ tìm ra những cách thức mới để sản xuất an toàn nhất.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp thưởng 5 triệu đồng để khuyến khích NLĐ thực hiện "3 tại chỗ"

ĐÌNH TRỌNG |

Hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Dương đang cấp tốc triển khai biện pháp thực hiện "3 tại chỗ" để bảo vệ an toàn sản xuất trước sự xâm nhập của dịch bệnh COVID-19 vào nhà máy.

Tây Ninh yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" để phòng dịch

Huyền Trân |

Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được yêu cầu phải thực hiện điều kiện 3 tại chỗ (sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ). Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" thì phải tổ chức xe ôtô đưa đón tập trung cho 100% số công nhân làm việc trong công ty.

Bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho người lao động thực hiện “3 tại chỗ”

Khánh Thuỷ |

Ngày 15.7, tại Trạm Tiếp viên Đường sắt Sài Gòn, Công Đoàn Đường sắt Việt Nam đã trao tặng người lao động Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam 300 kính chắn giọt bắn trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, còn các hoạt động hỗ trợ người lao động thực hiện “3 tại chỗ” ở các cung cầu đường, điểm gác chắn trong khu vực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Doanh nghiệp thưởng 5 triệu đồng để khuyến khích NLĐ thực hiện "3 tại chỗ"

ĐÌNH TRỌNG |

Hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Dương đang cấp tốc triển khai biện pháp thực hiện "3 tại chỗ" để bảo vệ an toàn sản xuất trước sự xâm nhập của dịch bệnh COVID-19 vào nhà máy.

Tây Ninh yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" để phòng dịch

Huyền Trân |

Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được yêu cầu phải thực hiện điều kiện 3 tại chỗ (sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ). Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" thì phải tổ chức xe ôtô đưa đón tập trung cho 100% số công nhân làm việc trong công ty.

Bảo đảm điều kiện ăn, nghỉ cho người lao động thực hiện “3 tại chỗ”

Khánh Thuỷ |

Ngày 15.7, tại Trạm Tiếp viên Đường sắt Sài Gòn, Công Đoàn Đường sắt Việt Nam đã trao tặng người lao động Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam 300 kính chắn giọt bắn trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, còn các hoạt động hỗ trợ người lao động thực hiện “3 tại chỗ” ở các cung cầu đường, điểm gác chắn trong khu vực.