Chuyện về người thợ lặn trở thành chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá

N.P.ĐẤU |

Sau 30 năm lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa với bao sóng gió, hiểm nguy, anh trở vào bờ và góp tay thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với vai trò Chủ tịch nghiệp đoàn, anh đang là chỗ dựa tin cậy của ngư phủ, là cầu nối vững chắc giữa đất liền với những ngư dân ngày đêm lênh đênh ngoài khơi xa.

Nguy hiểm của những nguy hiểm

Trong nghề ngư phủ, thợ lặn là nguy hiểm hơn cả vì không thể nói điều gì đang chờ đợi dưới đáy biển. Vối nghề đánh bắt hải sản, đánh bắt xa bờ nguy hiểm hơn nhiều so với đánh bắt ven bờ. Trong giới đánh bắt hải sản xa bờ, ai cũng nhìn nhận đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa là nguy hiểm hơn cả vì vừa rất xa đất liền vừa luôn bị đe dọa bởi “tàu lạ”. Vậy mà anh đã có 30 năm ròng làm thợ lặn cho những chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa.

Sinh ra và lớn lên trên đảo Lý Sơn, thừa hưởng dòng máu gan dạ và kỹ năng đi biển của tổ tiên là những “hùng binh Hoàng Sa” năm xưa, năm 15 tuổi anh Lê Khuân (sinh năm 1965) đã “gác bút nghiên” để lên tàu ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản. Đi đánh bắt khơi xa, anh lại chọn công việc nguy hiểm nhất là “thợ lặn”. Bình thường thợ lặn cũng bủa lưới bắt cá như anh em ngư phủ trên tàu, nhưng khi có sự cố hoặc chuyện cần thiết phải lặn xuống biển, chỉ mình anh ôm ống hơi lặn xuống biển sâu. Một lần như vậy, khi đang lặn ở độ sâu khoảng 50 mét, ống dẫn hơi bất ngờ bị vỡ, anh phải uống đến 5 - 6 hớp nước mới trồi lên được mặt biển, bạn trên tàu phải “xốc nước” và làm hô hấp nhân tạo mới cứu được anh. Nhưng đó không phải là lần nguy hiểm nhất trong đời ngư phủ của anh Lê Khuân.

Anh Khuân kể, đều đặn mỗi năm anh có trên dưới 10 chuyến ra khơi đánh bắt vùng biển Hoàng Sa, hàng trăm lần anh đã đụng độ với “tàu lạ” hoặc tàu hải giám nước ngoài. Trong đó có 8 lần tàu anh Khuân bị tịch thu hết ngư cụ, sản phẩm đánh bắt được, họ chỉ để lại đủ dầu cho tàu anh chạy về Lý Sơn. Sau mỗi lần trắng tay như vậy, anh chỉ muốn bỏ biển, nhưng nghĩ lại nếu những người gắn bó với biển cả đời như anh mà chán biển thì còn ai dám ra khơi, còn làm cùng con tàu làm cột mộc chủ quyền trên biển bảo vệ biển đảo Tổ quốc!

Đến năm 2008, anh Khuân cùng con trai Lê Hữu Phúc đã thử thời vận bằng cách đi “đánh thuê” bên vùng biển Malaysia theo hợp đồng giữa 1 doanh nghiệp ở TPHCM với đối tác bên Malaysia. Theo hợp đồng, cha con anh Khuân và 13 ngư dân khác ở Lý Sơn được doanh nghiệp thủy hải sản ở TPHCM đưa sang đánh bắt cho đối tác ở Malaysia. Nhưng khi các ngư dân Lý Sơn sang Malaysia, xuống tàu đánh bắt, đợi mãi mà phía doanh nghiệp ở Việt Nam không gửi tiền và hợp đồng qua, các anh trở thành những người đi làm chui, đánh bắt bất hợp pháp. Cha con anh và các đồng nghiệp phải nằm chờ nằm chờ suốt 4 tháng trời, anh tốn hơn 20 triệu tiền ăn uống sinh hoạt, gia đình mất thu nhập. Trở về từ Malaysia, anh có thêm mấy chuyến ra Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng tuổi tác và sức khỏe đã không còn đáp ứng công việc nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt, nên năm 2011 anh Khuân quyết định chia tay nghề đi biển, trở về đất liền học nghề sửa chữa điện tử để nuôi vợ con. Thế nhưng nghề ngư phủ mà anh gắn bó gần trọn cuộc đời cứ ám ảnh anh trong từng giấc ngủ. Đến lúc này, có một sự kiện đã lôi kéo anh trở lại với nghề đánh bắt xa bờ, với một vai trò hoàn toàn mới, nhưng không kém phần thú vị.

“Nghiệp đoàn nâng tôi lớn thêm!”

Giữa năm 2012 Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Vĩnh được thành lập theo chủ trương của LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi nhằm giúp ngư phủ có chỗ dựa vững chắc. Chủ tịch nghiệp đoàn là 1 cán bộ xã kiêm nhiệm, anh Lê Khuân được mọi người tin tưởng mời làm Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn vì không có ai khác vừa giỏi nghề đi biển vừa chững chạc, uy tín hơn anh. Hai năm sau, khi anh Khuân đã đủ “trưởng thành”, người cán bộ kiêm nhiệm rút khỏi chức vụ Chủ tịch, giao hết mọi việc cho chủ tịch mới là anh. Việc ra đời 2 nghiệp đoàn nghề cá trên đảo Lý Sơn (xã An Hải và xã An Vĩnh) là sự kiện quan trọng trong ngành thủy sản và với tổ chức Công đoàn. LĐLĐ huyện Lý Sơn dành hẳn 1 phòng làm việc cho Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Vĩnh, nhưng anh Khuân xin đặt văn phòng nghiệp đoàn ở UBND xã An Vĩnh để gần gũi, anh em ngư phủ thuận tiện đến “mái nhà chung”.

Nhiều tổ chức, đoàn thể đã quan tâm, giúp đỡ các nghiệp đoàn, giúp anh em ngư phủ an tâm ra khơi, bám biển, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và tặng cho 2 nghiệp đoàn máy vi tính để cập nhật tình hình thời tiết, tìm kiêm thông tin giúp ngư dân; Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng máy Icom giúp các nghiệp đoàn liên lạc với tàu ngoài khơi xa… Anh Khuân được LĐLĐ huyện giúp làm quen với máy vi tính, nắm bắt kịp thời diễn biến thời tiết và các thông tin hữu ích khác; học sử dụng máy Icom để liên lạc với anh em ngoài khơi xa. Anh còn được tạo điều kiện tham dự các khóa học ngắn hạn về pháp luật Lao động, pháp luật về biển cũng như các kiến thức khác có liên quan. Bằng cách đơn giản và dễ hiểu, anh đã truyền đạt những điều học được đến anh em ngư phủ để họ biết mà thực hiện đúng.

Làm chủ tịch nghiệp đoàn, phụ cấp chẳng đáng là bao, anh Khuân phải dùng “nghề tay trái” là sửa điện tử và trồng tỏi để nuôi “nghề tay phải”. Anh chẳng màng điều đó vì đối với anh được tiếp tục sống, cống hiến cho nghề đi biển là vui lắm rồi. Nhất là khi cái nghề “chủ tịch nghiệp đoàn” của anh đang giúp ích được rất nhiều cho anh em ngư phủ, trong đó có con cháu của anh. Ngày nào cũng vậy, sáng - trưa - tối anh đến văn phòng làm việc cập nhật tình hình thời tiết, ngư trường, rồi rà máy Icom trò chuyện với các thuyền trưởng. Ngồi trên đất liền, nhưng anh có thể tư vấn anh em ngoài khơi xử lý máy móc hỏng hóc, khi bị tai nạn, bị “tàu lạ” đeo bám…; cũng như vui mừng cùng anh em khi đánh được những mẻ cá lớn, chuẩn bị chở sản phẩm về bến… Đó là khi thời tiết bình thường, còn gặp những lúc xuất hiện áp thấp hoặc bão trên biển Đông, anh gần như ngồi suốt ở văn phòng bên máy vi tính và Icom để sát cánh cùng 22 tàu cá và hơn 220 anh em ngư phủ của nghiệp đoàn vượt qua sóng to gió lớn ngoài biển khơi.

Với những việc đã làm được cho anh em ngư phủ và cho xã nhà, anh Lê Khuân đã được tín nhiệm bầu vào HĐND địa phương và vinh dự được kết nạp vào Đảng. Anh Khuân tâm sự: “Việc tham gia công tác ở nghiệp đoàn nghề cá đã nâng tôi lớn thêm nhiều!”.

N.P.ĐẤU
TIN LIÊN QUAN

Có một nghiệp đoàn nghề cá ở giữa biển khơi

N.P.ĐẤU |

Ra đến đảo Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), hình ảnh đầu tiên tạo ấn mạnh trong tôi là những chiếc tàu đánh cá treo cờ Tổ quốc đỏ rực đậu san sát dưới biển. Đó là những tàu cá đánh bắt xa bờ, cũng là những cột mốc chủ quyền trên biển, vừa trở về sau chuyến đánh bắt dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, quây quần trong một đại gia đình có tên “Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải”.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam ký thoả thuận phúc lợi cho đoàn viên

Đ.P |

Chiều 18.7, Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam (NĐNCVN) và Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác Hải sản Biển Đông tổ chức ký thoả thuận chương trình phúc lợi cho đoàn viên NĐNCVN.

“Mái ấm Công đoàn” nhìn từ Nghiệp đoàn Nghề cá Quảng Nam

Đỗ Thế vạn |

6 năm là một chặng đường vừa đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) tại Quảng Nam. Với việc thí điểm tổ chức NĐNC tại hai huyện Núi Thành và Thăng Bình năm 2012, đến nay đã có 9 NĐNC được thành lập với 2.444 đoàn viên.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Có một nghiệp đoàn nghề cá ở giữa biển khơi

N.P.ĐẤU |

Ra đến đảo Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), hình ảnh đầu tiên tạo ấn mạnh trong tôi là những chiếc tàu đánh cá treo cờ Tổ quốc đỏ rực đậu san sát dưới biển. Đó là những tàu cá đánh bắt xa bờ, cũng là những cột mốc chủ quyền trên biển, vừa trở về sau chuyến đánh bắt dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, quây quần trong một đại gia đình có tên “Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải”.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam ký thoả thuận phúc lợi cho đoàn viên

Đ.P |

Chiều 18.7, Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam (NĐNCVN) và Cty TNHH MTV Dịch vụ khai thác Hải sản Biển Đông tổ chức ký thoả thuận chương trình phúc lợi cho đoàn viên NĐNCVN.

“Mái ấm Công đoàn” nhìn từ Nghiệp đoàn Nghề cá Quảng Nam

Đỗ Thế vạn |

6 năm là một chặng đường vừa đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) tại Quảng Nam. Với việc thí điểm tổ chức NĐNC tại hai huyện Núi Thành và Thăng Bình năm 2012, đến nay đã có 9 NĐNC được thành lập với 2.444 đoàn viên.