Chuyện về bức ảnh Bác Hồ, Bác Tôn hơn nửa thế kỷ của “nữ tướng” Công đoàn

Lục Tùng |

“Với cô, tấm ảnh Bác không chỉ là phần thưởng lớn, mà còn là “kim chỉ nam” để vượt qua khó khăn, gắn bó với sự nghiệp Công đoàn” - năm nay đã bước sang tuổi 80 nhưng nữ tướng Công đoàn Đồng Tháp vẫn nhớ như in thời khắc vàng về bức ảnh Bác Hồ, Bác Tôn hơn nửa thế kỷ trước.

Gặp Bác giữa bưng biền Tháp Mười

“Kết thúc khóa Tư Huyến, nhờ học tốt, cô được thầy giáo tặng ảnh Bác Hồ”, đã hơn nửa thế kỷ đi qua, nhưng bà Nguyễn Thị Châu - nguyên Trưởng ban Nữ công (LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp) - vẫn giữ nguyên cảm giác hạnh phúc khi nhắc đến thời khắc lần đầu “mắt thấy tay sờ” ảnh Bác Hồ ngay giữa bưng biền Tháp Mười.

Trong ngôi nhà nhỏ nằm bên bờ rạch Xẻo Sình (Hòa Dân, Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh), bà Châu đã hút hồn tôi bởi câu chuyện ly kỳ về bức ảnh Bác Hồ có “niên đại” hơn nửa thế kỷ. Đó là bức ảnh bán thân in màu của Bác có kích thước bằng lòng bàn tay, được bà bày trí trên bàn thờ giữa nhà - vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà Nam Bộ.

“Đây là kỷ niệm đẹp nhất đời hoạt động cách mạng của cô” - bà Châu làm chúng tôi thêm tò mò. Đó là năm 1968.

Theo lời bà Châu, sau sự kiện Tết Mậu Thân, phong trào cách mạng ở Đồng Tháp tạm lắng xuống, nên còn gọi là giai đoạn điều lắng. Nhiều địa phương tận dụng thời gian này để mở khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lý luận cách mạng. Để đảm bảo an toàn các khóa học, ban tổ chức đã “mã hóa” nhiều thuật ngữ, trong đó có tên khóa học, như: Tư Huyến là nói lái theo cách phát âm của miền Nam của từ Tuyên Huấn...

Khi được thầy giáo rút từ tập tài liệu ra ảnh Bác Hồ rồi tận tay trao, bà Châu như vỡ òa cảm xúc. Bởi đây là lần đầu tiên bà được chạm vào “thần tượng cách mạng”của mình mà trước đó, có mơ bà cũng không dám nghĩ đến. Lúc đó, hình ảnh Bác rất hiếm, vì vậy với người sớm giác ngộ, 16 tuổi đã hoạt động cách mạng vì thần tượng Bác Hồ như bà được tặng đến 2 bức ảnh thì quá sức tưởng tượng.

Bà Châu bồi hồi: “Khi liếc nhanh theo tay thầy, thấy trong cặp còn tấm ảnh Bác Hồ và Bác Tôn in đen trắng, cô chớp lấy thời cơ xin ngay”. Thấy cô học trò quá thành tâm, người thầy giáo đã tặng bức ảnh. Đêm đầu tiên đón nhận 2 bức ảnh quý, bà vui đến không ngủ được.

“Sau khi dùng giấy báo gói cẩn thận rồi cho vào đáy thùng đạn chiến lợi phẩm, cài nắp cẩn thận rồi treo lên mái nhà, vậy mà vừa định chợp mắt, lại lo lo... nên bật dậy mở ra kiểm tra. Cứ thế cho đến sáng” - bà Châu cho hay. Và cũng từ thời điểm đó, bà Châu bảo quản 2 bức ảnh hơn cả mạng sống của mình. “Không chỉ dùng bọc nylon bao nhiều lớp bên ngoài, cô chọn thùng đạn của Mỹ còn nguyên vẹn, sau đó dùng vỏ tràm đã phơi thật khô làm “ron” cho bộ phận nắp đóng mở để bảo vệ ảnh Bác” - bà Châu nhớ lại.

Soi gương Bác sống và làm việc

Nhưng, điều khiến cho người làm báo Công đoàn chúng tôi thêm tự hào và thơm lây với vị cán bộ Công đoàn lão thành này là đã nâng tầm văn hóa 2 bức ảnh lãnh tụ vĩ đại thành tấm gương để học tập và làm theo cả trong cuộc sống và làm việc.

Một trong những biểu hiện sinh động nhất là việc bà đã tự nguyện chuyển công tác từ cán bộ quản lý thương nghiệp tỉnh về tổ chức Công đoàn Đồng Tháp. “Có sống trong những ngày tháng tem, phiếu của thời kỳ đầu thống nhất đất nước, mới hiểu hết ý nghĩa này” - ông Võ Hưng Thông - nguyên Chủ tịch LĐLĐ Đồng Tháp - đã không tiếc lời khi nói về cộng sự của mình.

Với tư cách là cán bộ Ban Kinh tài của tỉnh trong kháng chiến, sau ngày thống nhất đất nước, bà được phân công quán xuyến 42 cửa hàng thương nghiệp toàn tỉnh Đồng Tháp. Công việc đang thuận buồm, thì nhớ lời giảng trong lớp Tư Huyến về lời kêu gọi cán bộ phải đầu tàu, gương mẫu của Bác Hồ, bà viết đơn xin chuyển công tác. Còn việc chọn tổ chức Công đoàn là do ngưỡng mộ Bác Tôn - người con Nam Bộ đã đặt nền móng cho tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tinh thần noi gương cống hiến của Bác còn được bà vận dụng vào tận trong công việc. Khi được tổ chức mời đến tham khảo ý kiến để bố trí chức danh Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp, bà vui vẻ chấp hành và chỉ xin duy nhất một điều: Được rút khỏi cơ cấu vào Ban Thường vụ.

Lý do bà trình bày là gia cảnh khó khăn, cần có thời gian để chăm sóc mẹ già mắc bệnh lâu năm và chăm 3 con nhỏ... nhưng ẩn đằng sau đó là bà muốn trao cơ hội phát triển cho người trẻ. Hiểu được tấm lòng đó, lãnh đạo đã chấp nhận ngoại lệ.

Và tinh thần “vì mọi người” ấy còn theo bà đến mãi sau khi nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, bà về xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh sống với nghề trồng trọt trên phần đất hương quả của ông bà, nhưng lời dạy “vì dân” của Bác vẫn luôn thôi thúc nên bà Châu không chấp nhận “hết giờ”.

Năm 2010, trong lần đi thăm đồng đội thời kháng chiến dịp trước Tết đang sống tại xã vùng sâu, tận mắt chứng kiến một số hộ gia đình gần đó thiếu trước hụt sau, bà nảy sinh ý tưởng giúp người khó khăn đón Tết.

Sau khi vận động bạn thân trong Chi hội “Người cao tuổi” xã Nhị Mỹ, bà tổ chức đoàn đi thăm hỏi, tặng quà. Không chỉ gắn bó với công việc này mãi đến nay, mà từ đó bà còn khai sinh ra nhiều mô hình nhân văn khác như: Hỗ trợ sửa nhà, tiền cho người nghèo lúc ốm đau, bệnh tật đột xuất... Đặc biệt, bà còn hướng hành động thiện nguyện đến những nơi ít nhận được sự quan tâm của nhiều nhà hảo tâm như: Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phổi...

Nhưng xúc động nhất là việc bà vét toàn bộ số tiền tích cóp của mình để hiến làm đường nông thôn. Là xã vùng sâu, nhiều tuyến giao thông ở Nhị Mỹ chưa phát triển, việc đi lại rất khó khăn. Thấy con đường ven rạch Xẻo Sình trước nhà còn lầy lội, mỗi khi mưa xuống gây trơn trợt, nhất là mấy cháu học sinh trượt chân ngã, bẩn hết quần áo... Cuối năm 2016, bà quyết định gom hết tiền lương hưu, tiền dành dụm từ trước được 80 triệu đồng rồi mang đến xã nhờ đứng ra làm giúp con đường.

“Biết cô thường xuyên làm từ thiện, nên thấy cô ngỏ lời, chúng tôi rất mừng, nhưng khi biết số tiền quá lớn... lãnh đạo xã cử tôi trực tiếp đến nhà thăm dò thêm... Nhưng dường như đọc được điều này, vừa gặp mặt, bà nói ngay: Cô là dân Công đoàn, lời nói như đinh đóng cột! Biết chắc ăn như bắp, tôi về báo cáo lãnh đạo xã triển khai ngay”- ông Lê Cẩm Bình - nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Mỹ, nhớ lại.

Tuy nhiên, do tuyến đường dài đến 1,2km, nên chi phí lên đến 150 triệu đồng. Trong khi đó, phần lớn bà con ở đây sống bằng nghề nông nên khó kham được phần còn lại. Biết chuyện, bà Tư lại ra xã gặp lãnh đạo bày tỏ: “Cho cô xin phép cùng Ban ấp vận động thêm”.

Tại buổi họp Tổ Nhân dân tự quản 15 và 16, bà Tư đứng lên nói: “Tôi mới kêu mấy đứa con đang làm việc ở Sài Gòn gửi tiền về tiếp sức thêm được 20 triệu đồng, như vậy tổng cộng được 100 triệu đồng rồi, nhưng để nhẹ gánh cho bà con, đường phía trước nhà tôi, tôi tự làm”.

Thấy bà Châu tuổi cao mà đóng góp hết mình, bà con hưởng ứng ngay. Thế là con đường đau khổ bậc nhất ấp Hòa Dân đã lột xác, khoác lên mình chiếc áo khang trang...

“Tôi thật sự xúc động và trân trọng trước nghĩa cử cao quý của người đảng viên, người cán bộ Công đoàn lão thành Nguyễn Thị Châu. Bởi không chỉ gom hết tài sản quý dành dụm cả đời để đóng góp thiết thực, góp phần cho sự phát triển của quê hương, xứ sở, cô còn là tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách “vì dân phục vụ” của Bác Hồ, Bác Tôn. Hơn thế nữa, thông qua những việc làm đầy nhân ái, đậm chất nhân văn của mình, cô còn khơi nguồn và lan tỏa phẩm chất cao đẹp để thế hệ hôm nay và mai sau học tập, làm theo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp - Đất Sen Hồng ngày càng rực rỡ và bền vững” - bà Huỳnh Thị Hoài Thu - Bí thư Huyện ủy Cao Lãnh, tự hào khi nhận xét về bà Châu.

Suốt 7 năm trường kỳ kháng chiến cho đến ngày thống nhất đất nước, đơn vị bà nhiều lần bị bom cày, đạn pháo đến cháy hết cả nhà, sập hết cả công sự và bản thân bà nhiều lần đứng bên lằn ranh sự sống - cái chết (sau này được công nhận là thương binh 3/4)... nhưng bà vẫn giữ vẹn nguyên 2 tấm ảnh bằng tất cả sự sáng tạo của mình.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Bình Định: Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại”

NGUYỄN TRI |

Ngày 30.1, LĐLĐ tỉnh Bình Định cho biết, Đảng bộ LĐLĐ tỉnh này đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại” năm 2021.

80 năm Bác Hồ về nước: Bước ngoặt to lớn cho Cách mạng Việt Nam

PHẠM ĐÔNG - LAN NHI |

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, Bác Hồ đã trở về Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.

Lạng Sơn: Bộ đội tặng hơn 7.000 lá cờ, ảnh Bác Hồ cho bà con biên giới

Mai Hường - Vi Toàn |

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho trên 7.000 hộ dân ở khu vực biên giới trong dịp Đại hội XIII của Đảng, Tết Nguyên đán...

Thủ tướng dự lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Mai Dung |

Tối 12.12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam. Cùng dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bình Định: Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại”

NGUYỄN TRI |

Ngày 30.1, LĐLĐ tỉnh Bình Định cho biết, Đảng bộ LĐLĐ tỉnh này đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại” năm 2021.

80 năm Bác Hồ về nước: Bước ngoặt to lớn cho Cách mạng Việt Nam

PHẠM ĐÔNG - LAN NHI |

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, Bác Hồ đã trở về Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.

Lạng Sơn: Bộ đội tặng hơn 7.000 lá cờ, ảnh Bác Hồ cho bà con biên giới

Mai Hường - Vi Toàn |

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho trên 7.000 hộ dân ở khu vực biên giới trong dịp Đại hội XIII của Đảng, Tết Nguyên đán...

Thủ tướng dự lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Mai Dung |

Tối 12.12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam. Cùng dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.