Chuyện trông trẻ từ những “xóm trọ tăng ca”

Tùng Giang - Tất Thảo |

Trước dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, nhiều gia đình là công nhân xóm trọ Khu công nghiệp không khỏi lo lắng khi đối diện với khó khăn trông con mùa dịch bệnh. Để “vượt khó”, nhiều công nhân phải chạy đôn chạy đáo tìm chỗ gửi con.

Xoay như “chong chóng” trông con

Trời đã chạng vạng, đầu giờ tối, khu xóm trọ công nhân dưới chân cầu Thăng Long (thuộc địa phận thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) trở nên huyên náo lạ lùng.

Men theo con đường đất lớp nhớp sình lầy, anh Nam vội lau mảng đất bùn bám chặt dưới đế giày, tay anh cầm gói quà nhỏ gọi với cậu con trai đang chơi một mình trong góc phòng trọ. “Hôm nay của con thế nào? Con có ngoan và nghe lời mẹ không?” - anh Nam ân cần hỏi con.

Đã mấy ngày nay, tính từ khi cậu con trai 3 tuổi được nhà trường cho nghỉ học, anh Nam thường cố gắng về sớm hơn sau những cuốc xe chở khách để trông con giúp vợ. Theo anh Nam, cả khu trọ công nhân này, gia đình nào có con nhỏ cũng cùng cảnh giống nhau.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Lan Anh - vợ anh Nam (sinh năm 1993, là công nhân Công ty Asahi thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long) - cho biết, hai vợ chồng chị phải thay phiên trông con. Có khi cả hai đều bận thì gửi con cho cậu chăm giúp. Nhưng cậu cũng là công nhân khu công nghiệp, thường phải làm ca kíp nên bí quá, vợ chồng anh chị lại nhờ bà từ dưới quê lên. Như vậy, cả gia đình anh Nam, chị Lan Anh cứ xoay như “chong chóng” chăm con trong những ngày này.

“Mới đầu hay tin cháu nghỉ cả nhà cũng tá hỏa, lo lắng vì sợ không sắp xếp được công việc để trông con. Nhưng sau rồi cũng quen vì dù sao sức khỏe của con và gia đình cũng là điều quan trọng nhất” - chị Lan Anh chia sẻ.

Cũng theo chị Lan Anh, công việc tại khu công nghiệp của chị bắt đầu từ 5h sáng đến 14h chiều. Vì có dịch bệnh nên công ty cũng tạo điều kiện cho anh em công nhân không phải tăng ca thường xuyên. Tuy nhiên, trong xóm trọ, mỗi người làm một giờ giấc khác nhau, nên thi thoảng có trường hợp một người trông trẻ con cho cả xóm.

Những gia đình công nhân cùng cảnh ngộ

Cùng chung cảnh trông con “mùa dịch”, vợ chồng anh Lê Hải Dương - công nhân Công ty TNHH phụ tùng ôtô, xe máy Showa (trú tại xóm trọ thôn Sáp Mai, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) - cũng phải thay phiên nhau, nhờ hàng xóm, tính toán từng ngày để các con luôn có người chăm sóc.

Theo chị Hòa - vợ anh Dương, bình thường ca làm việc của chị bắt đầu từ 8 giờ, kết thúc lúc 17 giờ. Để có thể trông các con trong vòng 1 tuần (thời gian các cháu được nghỉ học), chị Hòa và chồng phải xin đổi ca luân phiên và kết hợp nghỉ phép, thậm chí xin về sớm từ 1-2 tiếng nếu có thể. “Ở đây, nhiều gia đình là công nhân cùng cảnh ngộ, xa quê nên mọi người rất thông cảm cho nhau và hàng xóm cũng vui vẻ trông con giúp” - chị Hòa nói.

Theo chị Hòa, sống trong hoàn cảnh này mới thấm câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Cả khu trọ công nhân ngày nào cũng tươi cười, vui vẻ. Họ sống và nương tựa vào nhau để vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống có lắm nỗi nhọc nhằn.

Tùng Giang - Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Kiểm tra công tác phòng chống virus Corona tại các doanh nghiệp

PHÚC ĐẠT |

Ngày 7.2, Thường trực LĐLĐ TP. Huế do bà Hoàng Thị Như Thanh - Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm và nắm tình hình công tác phòng chống dịch virus Corona tại các Công đoàn cơ sở đông đoàn viên trên địa bàn TP. Huế.

LĐLĐ huyện Cao Lãnh: Triển khai tuyên truyền phòng, chống dịch Corona

LAN NGÔ |

Ngày 7.2, LĐLĐ huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) tổ chức Hội nghị BCH LĐLĐ huyện lần thứ 9, nhiệm kì 2018 – 2023, nhằm triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2020, Bầu bổ sung Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, chức danh phó chủ tịch LĐLĐ huyện.

Bình Phước: Tặng 5.000 khẩu trang cho người lao động huyện Chơn Thành

Tú Trinh |

Công đoàn các KCN tỉnh Bình Phước phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (PA04) Công an tỉnh tặng 5.000 khẩu trang miễn phí cho CNLĐ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kiểm tra công tác phòng chống virus Corona tại các doanh nghiệp

PHÚC ĐẠT |

Ngày 7.2, Thường trực LĐLĐ TP. Huế do bà Hoàng Thị Như Thanh - Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm và nắm tình hình công tác phòng chống dịch virus Corona tại các Công đoàn cơ sở đông đoàn viên trên địa bàn TP. Huế.

LĐLĐ huyện Cao Lãnh: Triển khai tuyên truyền phòng, chống dịch Corona

LAN NGÔ |

Ngày 7.2, LĐLĐ huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) tổ chức Hội nghị BCH LĐLĐ huyện lần thứ 9, nhiệm kì 2018 – 2023, nhằm triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2020, Bầu bổ sung Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, chức danh phó chủ tịch LĐLĐ huyện.

Bình Phước: Tặng 5.000 khẩu trang cho người lao động huyện Chơn Thành

Tú Trinh |

Công đoàn các KCN tỉnh Bình Phước phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (PA04) Công an tỉnh tặng 5.000 khẩu trang miễn phí cho CNLĐ.