Chung tay đầu tư chăm lo cho con của công nhân, lao động

Đình Trọng - Hà Anh Chiến |

Tại Bình Dương, Đồng Nai, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã có chính sách khuyến khích việc xây dựng các công viên mini, nhà trẻ, khu vui chơi gần nơi sinh sống của công nhân lao động. Các không gian này cũng được người dân ủng hộ và chung tay xây dựng để trẻ em có nơi vui chơi lành mạnh, nhất là dịp hè.

Chung tay gìn giữ khu vui chơi cho trẻ

Tại Bình Dương, rất ít khu nhà ở của người lao động có được khu vui chơi cho con em công nhân lao động như khu nhà ở xã hội Định Hòa (Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương). Từ không gian lối đi chung của tòa nhà, qua sự chung tay của mạnh thường quân, ban quản lý, ban quản trị chung cư và cả những cư dân, một khu vui chơi nhỏ đã được mở và duy trì nhiều năm nay.

Năm 2021, một số cư dân cùng vận động mở một khu vui chơi cho các cháu. Người góp tiền, góp vật liệu, người không có điều kiện thì góp công. Các máy tập thể dục, dụng cụ, đồ chơi trẻ em được mua sắm. Mọi người cùng chung tay lắp đặt tạo dựng không gian sinh hoạt chung và thế là công viên mini được hình thành. Chỉ trong một thời gian ngắn, khu vui chơi cho con em người lao động hình thành.

Từ khi có khu vui chơi nhỏ đến nay đã hơn 3 năm, mỗi buổi chiều, từ 16h30, các cháu tập trung xuống đây tập thể dục, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Khu vui chơi đã giúp trẻ được hòa đồng hơn, những cháu ít nói trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.

Trưởng ban Vận hành Khu nhà ở xã hội Định Hòa cho biết, cho đến nay, khu vui chơi vẫn đang được duy trì rất tốt. Hằng ngày các cháu vẫn ra vui chơi và cũng là địa điểm để người lớn tổ chức các hoạt động cộng đồng cho trẻ. Vào dịp lễ 1.6, sẽ tổ chức tặng quà và cho trẻ vui chơi ở đây.

Biến đất vàng thành công viên khu vui chơi

Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những địa phương ở Bình Dương phát triển công nghiệp, thu hút đông công nhân lao động. Mật độ dân cư, tốc độ đô thị hóa dẫn tới thiếu không gian xanh, không gian công cộng. Để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân và trẻ em, địa phương này dùng nhiều khu đất có vị trí đẹp ngay trung tâm để làm công viên mini.

Khoảng 5 năm trở lại đây, các vị trí đất công nằm xen kẽ trong các khu dân cư, hoặc ở mặt tiền con đường có diện tích 200-500m2 đã được thành phố Thủ Dầu Một xây dựng thành các công viên mini. Bên trong công viên có trồng cây xanh, trang trí tiểu cảnh. Đặc biệt, vận động xã hội hóa để lắp đặt các máy tập thể dục, khu vui chơi giải trí cho trẻ nhỏ.

“Điểm mạnh của công viên mini theo tôi thấy đó là sự tiện lợi. Hầu hết các công viên đều ở bên cạnh nhà dân. Việc đi lại vui chơi tập thể dục rất tiện lợi, người dân và trẻ nhỏ không phải đi xa, ra khỏi nhà vài trăm mét là có công viên” - ông Nguyễn Văn Hiệp, 45 tuổi, người dân ở phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một chia sẻ.

Ban đầu, các công viên hình thành nhiều ở các tuyến đường như: Cách mạng tháng 8, Thích Quảng Đức, Huỳnh Văn Lũy, Nguyễn Văn Tiết, Huỳnh Văn Cù, Hùng Vương, Huỳnh Văn Nghệ, Phú Lợi. Đến nay, hầu hết các phường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã xây dựng các công viên mini.

Không chỉ riêng TP Thủ Dầu Một, đến nay các địa phương như TP Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát... nhiều công viên mini cũng đang được xây dựng.

Nhà trẻ đẳng cấp dành cho con công nhân

Đồng Nai có khoảng 700.000 công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó 60% là lao động nhập cư, kéo theo số lượng con công nhân cần được chăm sóc ở độ tuổi mầm non ngày cao.

Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp với Công đoàn xây dựng những nhà trẻ mẫu giáo có cơ sở vật chất hiện đại, đẳng cấp được xây dựng dành riêng để nuôi dạy con công nhân.

Đặc biệt, tại tỉnh Đồng Nai có nhiều nhà trẻ được 3 doanh nghiệp có đông công nhân xây dựng để nâng cao phúc lợi cho người lao động (NLĐ) và con em họ. Các doanh nghiệp đã đầu tư dành quỹ đất, bỏ ra hàng chục triệu USD để xây dựng những ngôi trường mầm non khang trang, hiện đại, rộng hàng nghìn mét vuông dành riêng cho con công nhân.

Như Tập đoàn Phong Thái có số lượng công nhân đông nhất của tỉnh Đồng Nai với khoảng 65.000 lao động, gồm 5 công ty thành viên: Công ty TNHH Giày Đồng Nai Việt Vinh, Công ty TNHH Dona Pacific Việt Nam, Công ty TNHH Đông Phương Đồng Nai Việt Nam, Công ty TNHH Dona Victor Molds tại Khu công nghiệp Sông Mây (huyện Trảng Bom); Công ty Giày Dona Standard Việt Nam tại Khu công nghiệp Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc).

Tập đoàn này đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng (khoảng 14 triệu USD) để xây dựng ký túc xá và trường mẫu giáo phục vụ công nhân tại huyện Trảng Bom.

Trường mẫu giáo Dona Standard có cơ sở vật chất hiện đại với hàng chục phòng học, các phòng chức năng, khu vui chơi, khu vực ăn uống, bếp ăn… có chất lượng cao. Điểm đặc biệt, trường mẫu giáo này được xây dựng không vì mục đích lợi nhuận, do đó trường không thu học phí mà do công ty hỗ trợ, chỉ có khoản ăn uống là thỏa thuận với phụ huynh đóng góp 430.000 đồng/tháng để các cháu được ăn bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều…

Ngoài ra, giờ giấc chăm sóc các cháu cũng phù hợp với thời gian làm việc của người lao động, vì trường nhận các cháu từ 6h30 sáng tới 8h tối nên khi người lao động có tăng ca vẫn yên tâm với con cái.

Công ty TNHH PouChen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa) cũng đưa vào hoạt động trường mầm non với 18 phòng học và 5 phòng chức năng, trong đó có phòng học nhạc và 1 phòng tập thể dục, đáp ứng tới 500 trẻ em với độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi…

Ông Nguyễn Tấn Pháp - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa) - cho biết: Công ty có xây dựng trường mầm non Những Bông Hoa Nhỏ dành cho con em công nhân với số lượng hơn 500 con công nhân. Do đó, công ty đã sắp xếp thời gian trông coi con công nhân vào giờ công nhân đi làm, đi tăng ca, để công nhân yên tâm làm việc.

Ngoài ra, từ năm 2016, Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa) đã đưa vào sử dụng trường mầm non với diện tích 7.500m2 cho khoảng 1.000 con công nhân.

Xây dựng khu nhà trọ kiểu mẫu, nghĩa tình

Nhiều năm nay, ở thành phố Thủ Dầu Một và Bến Cát xuất hiện các nhà trọ kiểu mẫu. Đó là đảm bảo tuân thủ các quy định về xây dựng, diện tích phòng, hành lang, đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, dành không gian để lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao, sinh hoạt chung cho người lao động.

Đình Trọng - Hà Anh Chiến
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xây nhà trẻ cho con công nhân

PHONG LINH - Phương Anh |

Dịp hè năm 2024, chúng tôi có dịp đến thăm không gian nhà trẻnhà trẻ Vườn tuổi thơ dành cho con công nhân, người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (trụ sở chính tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Trong không gian rộng khoảng 600m2, những đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc bởi các cô giáo để cha, mẹ an tâm công tác.

Doanh nghiệp ở Cần Thơ tự xây nhà trẻ miễn học phí cho con công nhân lao động

Phong Linh - Bích Phượng |

Để người lao động an tâm công tác, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (TP Cần Thơ) đã thành lập nhà trẻ Vườn tuổi thơ giữ các trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi là con của công nhân, người lao động tại đơn vị. Gửi trẻ tại đây, công nhân, người lao động không phải trả học phí và tiền ăn cũng thấp hơn so với bên ngoài.

Xa cha mẹ, con công nhân đối mặt với nhiều thiệt thòi

Quế Chi - Minh Phương |

Mưu sinh xa quê, nhiều vợ chồng công nhân đành phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Phải xa bố mẹ từ khi còn nhỏ, con công nhân chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình thương, sự chăm sóc từ bố mẹ cũng như nhiều nguy cơ khác.

Đề xuất giải bài toán thiếu trường mầm non, lớp trông trẻ cho con công nhân

Tuyết Lan - Trà My thực hiện |

Để giải quyết vấn đề cấp bách về giáo dục cấp Mầm non ở các khu công nghiệp, rất cần sự quan tâm và giải quyết từ phía các cấp chính quyền, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Việt Anh - Tổng Giám đốc Học viện Thành Công - về những khó khăn và kiến nghị trong vấn đề này.

Vì mưu sinh, 30,2% trẻ là con công nhân phải sống xa cha mẹ

Minh Hương - Quế Chi |

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc. Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Nhu cầu gửi con của công nhân các khu công nghiệp Thanh Hoá rất lớn

Kiều Vũ |

Trao đổi về thực trạng đời sống gia đình, chăm sóc con của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sự hỗ trợ của các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hoá, bà Đỗ Thị Thu Hà, ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết ở các khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân, đặc biệt là nữ công nhân trẻ, nữ lao động di cư, có nhu cầu gửi con rất lớn.

Cơ hội tiếp tục mở ra cho thị trường chứng khoán trong tháng 6

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán bước sang tháng 6 với sự kỳ vọng giao dịch sẽ có phần sôi động trở lại do là tháng cuối cùng của giao dịch bán niên, vì vậy sẽ có nhiều tin tức doanh nghiệp có thể tạo sự ảnh hưởng chung đến thị trường.

Thời tiết hôm nay 3.6: Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng nóng, đêm mưa dông

AN AN |

Thời tiết hôm nay 3.6, thủ đô Hà Nội mưa nắng đan xen, chủ đạo nắng nóng. Trung Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Doanh nghiệp xây nhà trẻ cho con công nhân

PHONG LINH - Phương Anh |

Dịp hè năm 2024, chúng tôi có dịp đến thăm không gian nhà trẻnhà trẻ Vườn tuổi thơ dành cho con công nhân, người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (trụ sở chính tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Trong không gian rộng khoảng 600m2, những đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc bởi các cô giáo để cha, mẹ an tâm công tác.

Doanh nghiệp ở Cần Thơ tự xây nhà trẻ miễn học phí cho con công nhân lao động

Phong Linh - Bích Phượng |

Để người lao động an tâm công tác, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (TP Cần Thơ) đã thành lập nhà trẻ Vườn tuổi thơ giữ các trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi là con của công nhân, người lao động tại đơn vị. Gửi trẻ tại đây, công nhân, người lao động không phải trả học phí và tiền ăn cũng thấp hơn so với bên ngoài.

Xa cha mẹ, con công nhân đối mặt với nhiều thiệt thòi

Quế Chi - Minh Phương |

Mưu sinh xa quê, nhiều vợ chồng công nhân đành phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Phải xa bố mẹ từ khi còn nhỏ, con công nhân chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình thương, sự chăm sóc từ bố mẹ cũng như nhiều nguy cơ khác.

Đề xuất giải bài toán thiếu trường mầm non, lớp trông trẻ cho con công nhân

Tuyết Lan - Trà My thực hiện |

Để giải quyết vấn đề cấp bách về giáo dục cấp Mầm non ở các khu công nghiệp, rất cần sự quan tâm và giải quyết từ phía các cấp chính quyền, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Việt Anh - Tổng Giám đốc Học viện Thành Công - về những khó khăn và kiến nghị trong vấn đề này.

Vì mưu sinh, 30,2% trẻ là con công nhân phải sống xa cha mẹ

Minh Hương - Quế Chi |

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc. Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Nhu cầu gửi con của công nhân các khu công nghiệp Thanh Hoá rất lớn

Kiều Vũ |

Trao đổi về thực trạng đời sống gia đình, chăm sóc con của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sự hỗ trợ của các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hoá, bà Đỗ Thị Thu Hà, ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết ở các khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân, đặc biệt là nữ công nhân trẻ, nữ lao động di cư, có nhu cầu gửi con rất lớn.