Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trước làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam

Thế Lâm |

Làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á của các doanh nghiệp FDI được cho là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới nhằm phân tán rủi ro tại thị trường Trung Quốc trước thương chiến Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hòa hoãn.

Từ chất lượng công nhân được nâng cao…

Đặt trong bối cảnh trong khoảng 5 năm trở lại đây, theo ông Lê Văn Chính - Chủ tịch Cty Soncamedia (TPHCM), nguồn nhân lực của Việt Nam hiện “có chỗ đứng” trong khu vực Đông Nam Á.

Đối với lực lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, ông Chính cho rằng, có năng suất và tay nghề ngày càng nâng cao. “Công nhân của mình giờ chỉ học hết lớp 9 nhưng vào làm các nhà máy sản xuất vẫn đáp ứng được, thậm chí tiếp cận tiếng Anh tương đối thuận lợi nhờ hệ ngôn ngữ Latinh”.

Một cựu giám đốc phụ trách kinh doanh của Apple tại thị trường Việt Nam (không muốn nêu tên) nói rằng, khi Samsung sang Việt Nam đầu tư ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TPHCM đã tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động. Qua đó, lực lượng công nhân tại Việt Nam cũng đã được đào tạo và quen dần với các yêu cầu công việc trong những nhà máy lớn tầm toàn cầu như của Samsung.

“Tôi nghĩ dù Foxconn hay Luxshare ICT là những đối tác gia công của Apple tại Việt Nam có tuyển dụng thì điều kiện, tiêu chuẩn cũng không khó và khắt khe hơn Samsung cho dù yêu cầu có khác đôi chút. Chính vì thế, theo tôi, làn sóng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam dù có diễn ra nhộn nhịp hơn thì nguồn nhân lực làm công nhân kỹ thuật, có tay nghề cho các nhà máy sản xuất smartphone, máy tính bảng, tai nghe, các thiết bị điện tử và điện gia dụng… vẫn có thể đáp ứng” - người này cho hay.

Từ góc nhìn quản lý một khu công nghệ, ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc Công ty Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) - nói rằng: “Chúng ta đừng băn khoăn về việc các doanh nghiệp FDI khi tuyển lao động sẽ phải đào tạo hay đào tạo lại. Việc này ở các thị trường khác cũng thế thôi. Doanh nghiệp phải xem việc tuyển dụng và đào tạo, đào tạo lại hay đào tạo thêm cho nguồn nhân lực là hoạt động bình thường và thường xuyên phải thực hiện”.

… đến nguồn nhân lực công nghệ mới

Từ lĩnh vực hoạt động chuyên nghiên cứu, sản xuất các thiết bị âm thanh và giải trí, điện tử của Soncamedia, ông Lê Văn Chính đánh giá, đối với nguồn nhân lực trình độ cao như kỹ sư công nghệ thông tin, Việt Nam hiện chỉ đứng sau các quốc gia như: Singapore, Malaysia và có lẽ xếp ngang với Thái Lan.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long phân tích thêm, về tư chất thì nguồn nhân lực Việt Nam có ưu điểm là cần cù chịu khó, thông minh, mê toán, giỏi toán, nhạy bén, không thua các quốc gia trên về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, vì điều kiện và mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam chậm hơn các quốc gia trên, vì vậy nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam cũng bị chậm nhịp hơn trong việc tiếp cận những cái mới.

Tuy nhiên, một điểm nổi bật lạc quan trong vài năm trở lại đây là sự tiếp cận một số công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), IoT (Internet of Things)… của nguồn nhân lực Việt Nam khá nhanh nhạy so với các quốc gia trong khu vực. “Vì các công nghệ mới được cập nhật với tốc độ nhanh và bình diện rộng trên thế giới, nhờ đó nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới về AI, ML, Big Data… có trình độ không kém các nước trong khu vực, dù số lượng chưa nhiều” - ông Long nhận xét.

Theo vị cựu giám đốc phụ trách kinh doanh thị trường Việt Nam của Apple, hiện Apple thông qua đối tác mới chỉ lắp ráp tai nghe, máy tính bảng và một số thiết bị khác tại Việt Nam. “Theo tôi, họ sẽ xem xét và đánh giá dần. Nhưng hy vọng sớm muộn, Việt Nam cũng sẽ trở thành địa chỉ lắp ráp iPhone vì có những lợi thế nhất định như gần Trung Quốc nên thuận lợi cho việc chuyển dịch các nhà máy, chính sách thu hút đầu tư khá hấp dẫn và giá nhân công rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng cũng cao hơn trước”.

Nhân viên của Samsung Việt Nam liên tục được đào tạo

Trao đổi với phóng viên về việc nhân viên tại Samsung Việt Nam được đào tạo như thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu làm việc chuyên nghiệp trong môi trường sản xuất công nghệ cao? Đại diện Samsung Việt Nam cho biết: Sau khi được tuyển dụng vào vị trí nhân viên sản xuất và trước khi được phân công về các xưởng sản xuất, các nhân viên mới tại Samsung Việt Nam sẽ tham gia khóa đào tạo định hướng kéo dài 9 ngày. Chúng tôi coi đây là bước đầu tiên để các bạn tiếp cận với môi trường làm việc có tính kỷ luật và chuyên nghiệp trong ngành sản xuất công nghệ cao.

Tại khóa đào tạo nhập môn này, các nhân viên mới sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin về công ty, văn hóa công ty; giới thiệu về chế độ, chính sách dành cho nhân viên: Lương thưởng, nghỉ phép; hướng dẫn những quy định an ninh trong công ty; xây dựng hoạt động nhóm, tạo tinh thần cởi mở và gắn kết nhóm...

Sau khóa học định hướng 9 ngày, các bạn nhân viên sản xuất sẽ được phân về các xưởng để làm việc. Ở đây, các bạn sẽ được đào tạo và thực hành về nghề trên các dây chuyền sản xuất theo hình thức đào tạo tại chỗ (OJT). Thời gian vừa học vừa làm này kéo dài tùy thuộc vào khả năng bắt nhịp công việc của nhân viên.

Ngoài ra, Samsung Việt Nam vẫn thường xuyên tổ chức nhiều khóa đào tạo khác để giúp các bạn nhân viên nâng cao kiến thức và phát triển tư duy. Cụ thể, chúng tôi tổ chức miễn phí các khóa học tiếng Hàn ngay tại công ty cho các bạn nhân viên sau các giờ làm việc.

Đặc biệt, Samsung Việt Nam phối hợp với trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà và Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên để tổ chức các khóa đào tạo cao đẳng nội bộ cho nhân viên sản xuất tại 2 nhà máy Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đây là khóa học giúp các bạn nhân viên có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình. Sau chương trình 3 năm, các bạn sẽ được cấp bằng cao đẳng chính quy và có cơ hội thăng tiến ở những vị trí cao hơn trong công việc. Lê Phương (ghi)

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Người lao động Đường sắt quyết tâm đổi mới vì niềm tin với xã hội

Chu Kiên |

Ngày 25.2.1946, tại ga Huế, 20 đại biểu ở ba miền Bắc, Trung, Nam dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Xứ uỷ Trung Kỳ đã bầu Ban Chấp hành lâm thời của "Việt Nam Công nhân Hoả xa cứu quốc”. Ngày 25.2.1946 trở thành ngày thành lập Công đoàn Đường sắt Việt Nam. Tháng 7.1946, Công đoàn hỏa xa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công nhận là công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hà Nội: Công nhân khu công nghiệp sẵn sàng cho con đi học trở lại

Khánh An - Lương Hạnh |

Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt như hiện nay, học sinh Hà Nội có thể sẽ sớm trở lại trường học từ đầu tháng 3 tới. Trước đề xuất này, nhiều phụ huynh là công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, họ đã sẵn sàng để các con đi học trở lại.

Hải Phòng: Xét nghiệm mở rộng, gần 6.000 CNLĐ âm tính SARS-CoV-2

Mai Dung |

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đề xuất xét nghiệm thêm 2.821 lao động, trong đó 1.421 người là chuyên gia nước ngoài, 1.400 người là lao động ngoại tỉnh, lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Người lao động Đường sắt quyết tâm đổi mới vì niềm tin với xã hội

Chu Kiên |

Ngày 25.2.1946, tại ga Huế, 20 đại biểu ở ba miền Bắc, Trung, Nam dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Xứ uỷ Trung Kỳ đã bầu Ban Chấp hành lâm thời của "Việt Nam Công nhân Hoả xa cứu quốc”. Ngày 25.2.1946 trở thành ngày thành lập Công đoàn Đường sắt Việt Nam. Tháng 7.1946, Công đoàn hỏa xa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công nhận là công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hà Nội: Công nhân khu công nghiệp sẵn sàng cho con đi học trở lại

Khánh An - Lương Hạnh |

Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt như hiện nay, học sinh Hà Nội có thể sẽ sớm trở lại trường học từ đầu tháng 3 tới. Trước đề xuất này, nhiều phụ huynh là công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, họ đã sẵn sàng để các con đi học trở lại.

Hải Phòng: Xét nghiệm mở rộng, gần 6.000 CNLĐ âm tính SARS-CoV-2

Mai Dung |

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đề xuất xét nghiệm thêm 2.821 lao động, trong đó 1.421 người là chuyên gia nước ngoài, 1.400 người là lao động ngoại tỉnh, lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.