Chờ đợi 7 năm để được lái tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Minh Phương |

Hà Nội - 11h20 trưa, tàu vừa dừng ở ga Cát Linh (quận Đống Đa), lái tàu Đinh Thiên Vương tranh thủ trò chuyện với chúng tôi. Dáng người dong dỏng cao, anh Vương bận bộ trang phục màu xanh than, đội mũ kê-pi...

Học tập với hơn 100% sức lực

Tháng 11.2014, anh Vương chuẩn bị hành lý, sách vở để cùng 36 nhân sự khác sang Bắc Kinh (Trung Quốc) học lái tàu. Lúc này, anh Vương đã có vợ và 2 con. Được vợ ủng hộ, người đàn ông sinh năm 1980 gác lại nỗi nhớ gia đình, quyết tâm học tập chăm chỉ. 

 
Công việc của anh Vương thường bắt đầu từ 4h30 sáng.

Thời gian được đào tạo ở Trung Quốc, anh Vương "tu nghiệp" trong vòng 1 năm với 6 tháng học lý thuyết, 6 tháng thực hành. Anh Vương và các học viên được học lý thuyết về nghiệp vụ lái tàu, cách thức vận hành đường sắt đô thị... Còn về thực hành, anh Vương được làm phụ lái theo sự hướng dẫn của giảng viên Trung Quốc.

Video: Anh Đinh Thiên Vương chia sẻ về công việc lái tàu. Thực hiện: Minh Phương.

Anh Vương cho biết, đường sắt đô thị là ngành mới ở Việt Nam nên mọi thứ không hề dễ dàng. Do vậy, nhân sự được cử sang đào tạo đã học tập với hơn 100% sức lực.

“Để chuẩn bị thật tốt cho những kỳ thi sát hạch, chúng tôi học xuyên đêm vì lượng kiến thức rất nhiều. Nhờ vậy mà tất cả đã vượt qua và thành công” – anh Vương nói.

 
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại khiến cánh lái tàu vô cùng vui sướng.

Nhớ lại quãng thời gian mới sang Trung Quốc, anh Vương và đồng nghiệp gặp khó khăn nhất định do bất đồng ngôn ngữ và nhiều thứ khác. Để bù đắp vốn từ vựng, ban ngày anh Vương tập trung học lý thuyết trên lớp, tối đến sẽ học thêm tiếng Trung. Nhờ vậy, chỉ sau 3-5 tháng, các anh đã có thể nói, nghe và hiểu được tiếng Trung.

Cuối năm 2015, sau 12 tháng xa nhà, các học viên đều hoàn thành nhiệm vụ và đủ điều kiện thực hiện các thao tác lái tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

 
Mỗi chặng khách xuống ga, anh Vương chủ động nhấn mở cửa cho khách.

Ngày 6.11.2021, sau 10 năm khởi công, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của thủ đô và cả nước đã hoàn thành, chính thức vận hành thương mại. Chờ đợi suốt 7 năm, cánh lái tàu như anh Vương ai nấy đều phấn khởi vì mỗi ngày được cầm lái đoàn tàu.

“Nhìn những lượt khách lên – xuống mỗi chuyến tàu. Tôi hạnh phúc vì được làm công việc này” – anh Vương nói.

Khi PV hỏi lâu ngày không được cầm lái liệu có quên kiến thức không? Nam lái tàu tự tin đáp: “Có bỡ ngỡ một chút nhưng lý thuyết ngấm trong máu rồi. Chỉ cần chạy thử 1-2 chuyến sẽ nhuần nhuyễn ngay”.

 
Khi đến các điểm ga, nam lái tàu giơ cánh tay lên để ra hiệu và tự nhắc nhở bản thân phải tập trung hoàn thành công việc.

Nhớ lại lần đầu tiên được cầm lái con tàu chở hàng trăm hành khách, anh Vương chia sẻ: “Rất khó diễn tả được cảm xúc khi đó. Lo lắng, hồi hộp, hạnh phúc,... đều có. Tôi mong muốn mang lại những chuyến tàu an toàn để phục vụ nhân dân”.

Các con tự hào về bố

Năm 2010, anh Vương nghỉ việc ở công ty tư nhân rồi chuyển sang Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội. Gia đình có người thân làm trong ngành đường sắt nên anh Vương mong muốn được nối nghề và theo đuổi ước mơ lái tàu. Thấm thoắt 11 năm, hàng ngày anh Vương đi gần 40km từ huyện Gia Lâm đến nơi làm việc và ngược lại.

Ngày nào làm ca sáng, anh Vương dậy thật sớm để 4h30 bắt đầu lên chính tuyến. Anh Vương có 3 người con, trong đó 2 người con đầu sinh đôi không may có 1 bé bị não úng thuỷ. Để có thời gian chăm nom con, vợ anh làm thợ may tại nhà, còn chồng là trụ cột chính cho cả gia đình.

 
Anh Vương giơ tay báo hiệu chuyến tàu đã về đích an toàn.

Nói về vợ con, ánh mắt của ông bố 3 con rưng rưng: “Tôi rất may mắn vì có vợ ủng hộ. Tôi yên tâm đi làm bởi sau lưng đã có vợ hỗ trợ. Các con thấy hình ảnh bố lái tàu đường sắt trên cao cũng tự hào lắm...".

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Tàu Cát Linh - Hà Đông: Nhiều người dân chỉ đi để trải nghiệm "cho biết"

NHÓM PV |

Tuy tàu Cát Linh - Hà Đông ghi nhiều điểm cộng khi vận hành thương mại, song người dân cho biết sẽ chỉ đi tàu như một sự trải nghiệm chứ không có ý định sử dụng như phương tiện di chuyển hàng ngày vì nơi ở, nơi làm việc hoặc nơi học tập không thuận tiện để di chuyển đến ga. Người dân cũng mong muốn giao thông HN sớm được đồng bộ để hình thành thói quen di chuyển mới bằng phương tiện giao thông công cộng cho người dân.

Người hưu trí gia hạn thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

Minh Hương |

Ông Phạm Xuân Sơn gửi câu hỏi: Người hưu trí, khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn phải làm thủ tục gia hạn ở đâu?

Trường hợp công ty phải trả 14 ngày lương ngừng việc cho NLĐ

Minh Phương |

Bạn đọc Trung Lê gửi câu hỏi: Công ty có bắt buộc phải trả 14 ngày lương ngừng việc cho người lao động không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tàu Cát Linh - Hà Đông: Nhiều người dân chỉ đi để trải nghiệm "cho biết"

NHÓM PV |

Tuy tàu Cát Linh - Hà Đông ghi nhiều điểm cộng khi vận hành thương mại, song người dân cho biết sẽ chỉ đi tàu như một sự trải nghiệm chứ không có ý định sử dụng như phương tiện di chuyển hàng ngày vì nơi ở, nơi làm việc hoặc nơi học tập không thuận tiện để di chuyển đến ga. Người dân cũng mong muốn giao thông HN sớm được đồng bộ để hình thành thói quen di chuyển mới bằng phương tiện giao thông công cộng cho người dân.

Người hưu trí gia hạn thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

Minh Hương |

Ông Phạm Xuân Sơn gửi câu hỏi: Người hưu trí, khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn phải làm thủ tục gia hạn ở đâu?

Trường hợp công ty phải trả 14 ngày lương ngừng việc cho NLĐ

Minh Phương |

Bạn đọc Trung Lê gửi câu hỏi: Công ty có bắt buộc phải trả 14 ngày lương ngừng việc cho người lao động không?