Chợ công nhân cũng phải tăng giá, công nhân làm 8 tiếng dùng trong 1 giờ

MỸ LY |

Nhiều công nhân lựa chọn đi chợ cóc gần khu công nghiệp vì giá cả có phần rẻ hơn chợ truyền thống hoặc siêu thị. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá cả leo thang, các mặt hàng ở chợ công nhân cũng không thoát khỏi cảnh tăng giá.

Vượt ngưỡng chịu đựng

Hơn 2 tuần trước, ông Hùng (tiểu thương chợ công nhân gần Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) vẫn cố gắng không tăng giá để giữ chân khách hàng.

“Ở đây, tôi bán dựa vào công nhân. Mà công nhân ai cũng thích rẻ vì đồng lương làm ra rất bấp bênh. Nhưng hiện thu nhập công nhân giảm vì ít việc nên tôi bán cũng chậm hơn nhiều. Có một thời gian, tôi đã cố giữ giá những loại rau, củ nhà trồng, chỉ tăng các loại lấy của lái, lấy công làm lời, để đỡ áp lực cho công nhân”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, đến nay, ông Hùng buộc phải tăng giá một số mặt hàng vì vượt ngưỡng chịu đựng. Theo ông Hùng, dù là rau, củ nhà trồng nhưng phân thuốc, hạt giống cũng lên giá. Điều đó buộc ông phải tăng giá cả những loại rau nhà trồng, dù lượng khách mua có giảm dần. Bởi nếu không tăng, không chỉ không có lãi mà ông còn có nguy cơ phải bù lỗ, khó tiếp tục duy trì việc buôn bán.

Các tiểu thương tăng giá bán vì vượt ngưỡng chịu đựng. Ảnh: Mỹ Ly
Các tiểu thương tăng giá bán vì vượt ngưỡng chịu đựng. Ảnh: Mỹ Ly

Chung hoàn cảnh với ông Hùng, bà Phạm Thúy Quyên (tiểu thương chợ công nhân gần Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) cho biết, các loại cá của bà đều tăng giá để không phải bù lỗ.

“Giá lấy cá tăng nên tôi cũng phải tăng giá. Nhưng nhờ cá đồng tôi mua lại của người dân, ít tốn phí vận chuyển nên chỉ tăng khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg. Nhưng càng tăng, sức mua càng giảm, nhiều công nhân đến mua cố gắng trả giá nhưng tôi không thể, vì nếu giảm, tôi sẽ phải lấy vốn bù lỗ”, bà Quyên cho biết.

Làm 8 tiếng dùng trong 1 giờ

Chọn đi chợ cóc vì giá cả có phần phần rẻ hơn chợ truyền thống, nhưng giờ đây, chị Lê Thúy Hoa (công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) cũng ngán ngẩm khi chợ công nhân cũng không thoát cảnh tăng giá.

“Trước đây, mỗi ngày đi làm về, tôi sẽ ghé chợ công nhân trước công ty để mua đồ về nấu cơm. Chợ vừa rẻ mà cũng tiện đường về. Nhưng gần đây, các mặt hàng ở chợ đều lên giá. Ngày trước 1 kg dưa leo có 6.000 đồng, nay đã lên 8.000 đồng, đường từ 18.000 đồng cũng lên 25.000 đồng/kg. Trong khi thu nhập đang giảm sút vì ít việc”, nữ công nhân chia sẻ.

Theo chị Hoa, giá lên nhưng công nhân vẫn mua, vì dù sao giá vẫn đỡ hơn các khu chợ lớn. Chưa kể, một số tiểu thương quen còn cho thêm ít hành, ớt. Tuy nhiên, để tiết kiệm, cách 2 - 3 hôm, chị mới đi chợ 1 lần và ưu tiên những loại thực phẩm rẻ.

Nhiều công nhân chọn ghé chợ công nhân vì tiện đường. Ảnh: Mỹ Ly
Nhiều công nhân chọn ghé chợ công nhân vì tiện đường. Ảnh: Mỹ Ly

Tương tự, anh Lê Vũ Tường (công nhân tại Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) cho biết, gần đây, nhiều hàng hóa, thực phẩm ở chợ công nhân đã lên giá, làm chi tiêu gia đình tăng lên.

“Ra chợ cái gì cũng lên giá, nếu ngày trước đi chợ cho cả nhà chỉ tốn khoảng 80.000 đồng thì nay tiết kiệm lắm cũng 120.000 đồng, gần bằng 1 ngày làm. Hôm nào mua thêm gạo, gia vị thì có khi một ngày lương cũng không đủ dùng. Thế là làm 8 tiếng mà dùng trong 1 giờ lại hết sạch”, nam công nhân nói.

Trước cảnh vật giá leo thang, nam công nhân cho biết đồng lương làm ra chỉ vừa đủ trang trải, muốn có dư là rất khó. Cho nên, để có tiền dự phòng lúc cần thiết, gia đình anh buộc phải chi tiêu tiết kiệm lại, chờ công ty lẫn giá cả bình thường trở lại.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Chợ công nhân ở Cần Thơ vắng người mua

MỸ LY |

Để phục vụ nhu cầu của công nhân lao động, nhiều khu chợ công nhân đã mọc lên gần các Khu công nghiệp (KCN). Nhưng gần đây, thu nhập công nhân giảm sút do ít việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình buôn bán của các tiểu thương tại chợ.

Chợ công nhân giảm 50% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động

Phương Ngân |

Không chỉ nhà trọ vắng vẻ, mà các khu chợ phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của công nhân tại TP Hồ Chí Minh cũng giảm 50 – 60% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động kéo dài, công nhân bỏ về quê.

Kiến nghị đầu tư xây chợ công nhân

Văn Sĩ |

Tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với công nhân Sóc Trăng, Hậu Giang gần đây, kiến nghị đầu tư xây dựng khu chợ công nhân và ki-ốt bán hàng phúc lợi đoàn viên được đem ra bàn luận khá sâu. Nhiều đoàn viên phản ánh tình trạng mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguy cơ tai nạn giao thông đối với công nhân khi phải mua hàng ở chợ cóc vỉa hè, dưới lòng, lề đường sau mỗi buổi tan ca. Việc xây khu chợ công nhân là hết sức cần thiết.

Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Thái Dương

Việt Dũng |

Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi khai thác khoáng sản là đất hiếm.

Dấu hỏi về chất lượng khi Hà Nội rục rịch tăng giá vé xe buýt

Lan Nhi |

Việc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội đề xuất phương án điều chỉnh giá vé xe buýt được cho là phù hợp nhưng nhiều chuyên gia, người dân băn khoăn, liệu chất lượng dịch vụ xe buýt có tương xứng với giá vé sau khi tăng thêm 1.000 - 11.000 đồng/tùy thuộc cự ly, loại vé?

Tiền không chảy vào chứng khoán như kỳ vọng

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đang tiệm cận trở lại nền giá tích lũy 2 quý đầu năm quanh khu vực 1.075 điểm và kỳ vọng sẽ có nhịp phục hồi tại vùng này.

Điền kinh Việt Nam và những vấn đề rút ra khi hướng đến đấu trường Olympic

NHÓM PV |

Đội tuyển điền kinh Việt Nam thi đấu không như kỳ vọng tại ASIAD 19. Điều này khiến giới chuyên môn đưa ra nhận định về khó khăn tại đấu trường Olympic sắp tới. Góc nhìn thể thao số 133 sẽ cùng TS.Dương Đức Thuỷ - Nguyên cán bộ phụ trách bộ môn điền kinh (Vụ Thể thao thành tích cao I, Tổng cục Thể dục thể thao) chia sẻ thêm về vấn đề này.

Trường mới dang dở, hơn 560 học sinh bất an khi học ở trường cũ xuống cấp

Hoàng Bin |

Trường THPT Trần Đại Nghĩa tại huyện Quế Sơn được tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư năm 2019 với kinh phí hơn 61 tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn ngổn ngang. Hiện hơn 560 học sinh luôn thấp thỏm lo lắng khi phải học ở ngôi trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Chợ công nhân ở Cần Thơ vắng người mua

MỸ LY |

Để phục vụ nhu cầu của công nhân lao động, nhiều khu chợ công nhân đã mọc lên gần các Khu công nghiệp (KCN). Nhưng gần đây, thu nhập công nhân giảm sút do ít việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình buôn bán của các tiểu thương tại chợ.

Chợ công nhân giảm 50% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động

Phương Ngân |

Không chỉ nhà trọ vắng vẻ, mà các khu chợ phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của công nhân tại TP Hồ Chí Minh cũng giảm 50 – 60% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động kéo dài, công nhân bỏ về quê.

Kiến nghị đầu tư xây chợ công nhân

Văn Sĩ |

Tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với công nhân Sóc Trăng, Hậu Giang gần đây, kiến nghị đầu tư xây dựng khu chợ công nhân và ki-ốt bán hàng phúc lợi đoàn viên được đem ra bàn luận khá sâu. Nhiều đoàn viên phản ánh tình trạng mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguy cơ tai nạn giao thông đối với công nhân khi phải mua hàng ở chợ cóc vỉa hè, dưới lòng, lề đường sau mỗi buổi tan ca. Việc xây khu chợ công nhân là hết sức cần thiết.