Chi tiết trình tự xử lý kỷ luật sa thải người lao động

Quế Chi (T/H) |

Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện xử lý kỷ luật đối với người lao động, trong đó có kỷ luật sa thải như sau:

- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

+ Ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.

+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

- Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Quế Chi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Có phải trả lương người lao động sau khi sa thải họ không?

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Anh Kiệt (Nam Định) hỏi: Người sử dụng lao động có phải trả lương cho người lao động khi sa thải họ không?

Nhiều lao động ở vị thế khó đàm phán lương, dễ bị sa thải

LƯƠNG HẠNH |

Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư buộc phải “di cư ngược”. Nếu không có kỹ năng, tay nghề, họ phải chấp nhận thu nhập thấp, dễ bị cắt giảm, đào thải.

Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Không chỉ giới trẻ, lao động ở độ tuổi gần 40 cũng chủ động xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp trước làn sóng sa thải nhân sự kéo dài trong thời gian gần đây.

Người dân TPHCM vật vã lội nước về nhà trong đêm sau mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM – Mưa lớn từ chiều đến tối khiến nhiều tuyến đường quận Gò Vấp ngập nặng, nhiều người phải vất vả hì hục đẩy xe về nhà trong đêm.

Tuyển Olympic Việt Nam tập trung hồi phục thể trạng, tinh thần cho ASIAD 19

MINH PHONG |

Ngay sau khi đặt chân đến Hàng Châu (Trung Quốc), đội tuyển Olympic Việt Nam tập trung hồi phục thể lực, thể trạng và ổn định tinh thần hướng đến trận đấu mở màn tại ASIAD 19.

Người dân Thủ đô "đau đầu nhức óc" vì mùi hôi thối do cá chết trắng hồ Tây

Nhóm PV |

Hà Nội - Theo ghi nhận vào chiều tối ngày, 17.9, tại khu vực ven bờ hồ Tây (quận Tây Hồ), xuất hiện tình trạng cá chết dạt vào ven bờ hồ đường Nguyễn Đình Thi, Nhật Chiêu, Trích Sài, Thanh Niên,… bốc mùi hôi thối, khiến nhiều người dân tại đây cảm thấy ám ảnh mỗi khi lại gần.

Tin 20h: Đề xuất học thêm biến mất vĩnh viễn khỏi môi trường học đường

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 17.9: Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gợi mở các vấn đề tại Đại hội Công đoàn Thanh Hóa; Muôn kiểu cười ra nước mắt với đồng phục học sinh đầu năm học mới; Ép học sinh học thêm nên cách chức hiệu trưởng...

Nhiều tỉnh thành ban hành lệnh cấm dạy thêm, dạy liên kết

Vân Trang |

Nhiều tỉnh thành yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.

Có phải trả lương người lao động sau khi sa thải họ không?

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Anh Kiệt (Nam Định) hỏi: Người sử dụng lao động có phải trả lương cho người lao động khi sa thải họ không?

Nhiều lao động ở vị thế khó đàm phán lương, dễ bị sa thải

LƯƠNG HẠNH |

Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư buộc phải “di cư ngược”. Nếu không có kỹ năng, tay nghề, họ phải chấp nhận thu nhập thấp, dễ bị cắt giảm, đào thải.

Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Không chỉ giới trẻ, lao động ở độ tuổi gần 40 cũng chủ động xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp trước làn sóng sa thải nhân sự kéo dài trong thời gian gần đây.