Cụ thể:
Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1.7.2022, với mức tăng từ 270 đến 330 nghìn đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 – 2021:

Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1.7.2022, với mức tăng từ 230 đến 300 nghìn đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 – 2021:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn đề xuất phương án lương tối thiểu theo giờ. Theo đó, đề nghị áp dụng phương án 2: Xác định mức lương tối thiểu giờ dựa trên quy đổi lương tối thiểu tháng và có hệ số điều chỉnh.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng: Cần điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động trong bối cảnh gần 2 năm Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, 2 năm qua, người lao động dù rất khó khăn nhưng đã hết lòng chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành, nỗ lực cùng với doanh nghiệp để vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Đời sống của người lao động sau đại dịch tiếp tục khó khăn, một bộ phận khó khăn gay gắt, không thể trở lại doanh nghiệp hoặc lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Trong bối cảnh đó, cả trách nhiệm pháp lý và đạo lý, các doanh nghiệp rất cần bù đắp tiền lương, thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động.
Thực tế các quốc gia và nhiều doanh nghiệp cho thấy, việc tăng lương không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động, nó còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.
Những đề xuất phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng được đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày hôm nay.
Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động, phía chủ sử dụng lao động đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng. Nếu tăng thì thời điểm tăng từ 1.1.2023.