“Chỉ mong sao sớm hết dịch để được đi làm”

Nam Dương |

Dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, công nhân vô cùng khó khăn, thậm chí phải vay nợ để sống, trong lúc chỉ nhận hỗ trợ ít ỏi từ địa phương. Nhiều lao động tự do cũng vẫn chưa được nhận hỗ trợ gì...

Khó khăn quá!

Chị Nguyễn Thị Huệ, công nhân (CN) chuyền may 19, Cty TNHH May mặc Triple Việt Nam, đang ở trọ tại ấp Hội Thạnh, xã Trung An, huyện Củ Chi, TPHCM cho biết, giữa tháng 7.2021 Công tycủa chị phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch. Cách đây 10 ngày, Công ty mới chuyển khoản trả tiền 13 ngày lương phải ngừng việc trong tháng 7, mỗi ngày 170.000 đồng, tổng cộng được 2,21 triệu đồng, còn những ngày nghỉ từ tháng 8 đến nay, chưa thấy Công ty nói gì. Chồng chị làm cùng Công ty cũng được 2,21 triệu đồng. Trong khi đó, cả nhà 3 người gồm 2 vợ chồng, đứa con nhỏ phải thuê nhà trọ. Riêng tiền thuê trọ mỗi tháng hơn 1 triệu đồng.

Giọng rầu rĩ, chị Huệ kể trước đây, cha mẹ chị (quê ở Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), còn lên ở chung nhà trọ với gia đình chị, buôn bán lặt vặt, có thêm thu nhập để sống qua ngày và cha chị chữa bệnh ung thư gan giai đoạn đầu. Kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát, cha mẹ chị phải về quê, không buôn bán gì được, không có tiền, cũng chẳng có điều kiện để chữa bệnh. “Tháng trước tôi liều vay được 10 triệu đồng gửi cho cha mẹ để vừa sinh sống, vừa chữa bệnh, tưởng tháng này được đi làm bòn mót tiền trả nợ dần, ai ngờ lại phải tiếp tục nghỉ việc cuộc sống rất cơ cực”, chị Huệ chia sẻ.

Kể từ khi phải ngừng việc đến nay, chị Huệ cũng được địa phương và những người hảo tâm 3 lần tặng gạo, mỗi lần 5kg và thi thoảng được cho thêm rau củ, nên dù chưa thiếu đói nhưng thiếu tiền mua thực phẩm để có chút dinh dưỡng. Trước khi kết thúc câu chuyện với chúng tôi qua điện thoại, chị Huệ nhắn: “Anh ơi, anh biết có chỗ nào hỗ trợ CN anh xin giùm em với nhé, khó khăn quá!”.

Cũng ở trọ tại xã Trung An, huyện Củ Chi, nhưng hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Thu Hương, CN bộ phận Plan 2, Công ty Việt Nam Samho, còn khó khăn hơn. Cty Samho Việt Nam cũng phải ngừng việc từ giữa tháng 7, nhưng trước đó do bộ phận chị Hương làm có người bị dương tính với COVID-19, nên chị Hương phải nghỉ ở nhà 2 tuần để đề phòng lây nhiễm. Chồng chị là thợ hồ, nên cũng phải nghỉ không được đi làm từ tháng 6. Thế là hai tháng qua, tiền sinh sống của hai vợ chồng và 2 đứa con nhỏ chỉ trông chờ vào khoản tiền lương ít ỏi của chị. Mới đây, chị được Công ty trả hơn 2,2 triệu đồng tiền lương ngừng việc nửa cuối tháng 7.

Từ 31.7 đến 15.8, Công ty thông báo cho CN nghỉ không lương. Còn từ 15 đến 31.8, Công ty thông báo trả cho CN 85.000 đồng/ngày tiền lương chờ việc mà số tiền này phải đến tháng 9 mới nhận được. May mắn, chị Hương được chủ nhà trọ giảm cho một nửa tiền thuê nhà.

Khó khăn quá, chị Hương cũng phải đi vay mấy triệu đồng để sinh sống qua ngày. “Biết làm sao, giờ cả xã hội đều thế. Thôi thì cứ vay trước để sống qua ngày đã, rồi mai mốt tính sau. Từ khi phải nghỉ phòng chống dịch, tôi mới được nhà hảo tâm cho 10kg gạo, tổ dân phố có lần cho được bó rau, tất cả chỉ có thế”, chị Hương buồn bã nói.

“Giãn cách thêm một tháng, biết sống sao đây?”

Gần 2 tháng qua, chị Nguyễn Hồng Tím, CN Công ty TNHH CCH Top (Khu chế xuất Tân Thuận), đang ở trọ tại Khu phố 2, phường Bình Thuận, quận 7, TPHCM đã phải ngừng việc ở nhà để phòng, chống dịch.

Mặc dù khoảng 10.7, Công ty chị mới phải ngừng hoạt động, nhưng trước đó chị Tím đã phải nghỉ 2 tuần do Cty có người dương tính với COVID-19. Chị Tím kể, tiền thuê phòng trọ hết 1,8 triệu đồng/tháng, cộng cả tiền điện, nước hết hơn 2 triệu đồng.

Thế nhưng, chủ nhà trọ chỉ bớt cho 200.000 đồng/tháng, như vậy mỗi tháng cũng vẫn phải trả gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, nghỉ việc lâu, Cty chỉ tính lương ngừng việc theo quy định của pháp luật, chưa kể đến nay cũng chưa được nhận lương của tháng 7 vì Công ty phải tạm ngừng hoạt động.

Chị Tím cũng mấy lần được nhận hỗ trợ từ địa phương, mỗi lần 5kg gạo, vài gói mỳ, ít trứng. Thêm vào đó, chị còn được nhận quà hỗ trợ do CĐ các KCX&CN TPHCM tặng, nhưng cũng không được nhiều. “Nói thật, cuộc sống bây giờ quá khó khăn, chỉ mong sao sớm hết dịch để được đi làm”, chị Tím nói.

Thế nhưng, những CN này còn có chút tiền lương, dù còm cõi, để sinh sống. Khó khăn nhất là những lao động tự do phải ngừng việc mà không có thu nhập nào. Phản ánh đến Báo Lao Động, anh Lê Thắm, một người dân đang ở trọ trên đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, cho biết, khu trọ nơi anh ở gồm 60 hộ dân với gần 100 người. Mặc dù đã được chính quyền địa phương đưa vào danh sách được nhận hỗ trợ và xác nhận sẽ có, nhưng đến nay, sau khi đã mòn mỏi chờ đợi cả gần tháng trời, bản thân anh và các gia đình khác vẫn chưa nhận được một đồng tiền cứu trợ nào. “Đến nay chúng tôi chưa nhận được hỗ trợ gì, cuộc sống rất khó khăn. Không biết đến bao giờ chúng tôi mới nhận được hỗ trợ từ chính quyền”, anh Lê Thắm bày tỏ.

Bạn đọc Huỳnh Minh Tấn, đang ở trọ tại Khu phố 4, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân cho biết, nơi anh ở có gần 50 hộ dân nghèo lao động tự do đang ở trọ. Thực hiện việc giãn cách xã hội, không ai đi đâu, làm được gì, đến nay thì đã hết tiền, hết cách để xoay xở.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Từ nay đến cuối năm, số người lao động bị mất việc làm, khó khăn sẽ tăng

Việt Lâm |

Đó là nhận định của ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - tại buổi thông tin kết quả Công đoàn chăm lo đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, được tổ chức sáng 17.8.

Người lao động mất việc vì dịch COVID-19: "Được ăn no là tốt lắm rồi"

Tô Thế - Linh Chi |

Những ngày không thể về nhà cũng không thể đi làm kiếm tiền đã khiến cuộc sống của những người lao động nghèo xa quê ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Được sự hỗ trợ của chính quyền xã, của những người dân sinh sống xung quanh họ mới có được ngày đủ 3 bữa cơm, ăn no qua ngày.

Trao 80 suất quà cho công nhân khó khăn bị mất việc làm ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều 12.8, những món quà ý nghĩa từ chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động đã tiếp tục đến với các cảnh đời công nhân đang thực sự khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Mất việc làm, 12 người lao động quây tôn sống tạm bợ ngày Hà Nội giãn cách

Tùng Giang |

Căn nhà có diện tịch khoảng 40m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông) chỉ được quây tạm bằng những tấm tôn, nhưng lại là nơi ở của 12 người lao động xây dựng bị mất thu nhập, mất việc làm trong thời gian Hà Nội giãn cách.

Quảng Nam hỗ trợ 50.000 đồng/ngày cho lao động tự do mất việc vì COVID-19

Thanh Chung |

Quảng Nam ban hành 1 Nghị quyết riêng, hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Mỗi người lao động sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày, dự kiến kinh phí gói hỗ trợ là 15 tỉ đồng.

Người lao động mất việc chật vật cầm cự cùng nghèo đói giữa dịch COVID-19

NHÓM PV |

Công nhân, người lao động là một trong những lực lượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Khi dịch tấn công các nhà máy, hàng triệu công nhân bị mất việc. Nghỉ việc, đồng nghĩa với thu nhập bị cắt giảm. Đồng lương của những người công nhân trước kia vốn đã không dư dả, nay lại phải tằn tiện chi tiêu, thắt lưng buộc bụng cũng chưa chắc đã đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày...

Nhân viên hợp đồng làm việc tại các trường ở Quảng Nam có nguy cơ mất việc

Thanh Chung |

Tại Quảng Nam có nhiều nhân viên hợp đồng lớn tuổi ở các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đang lo lắng trước nguy cơ mất việc. Dù đã làm việc hàng chục năm, nhiều người trên 40- 50 tuổi, nhưng nay chính quyền lại có chủ trương thi tuyển...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Từ nay đến cuối năm, số người lao động bị mất việc làm, khó khăn sẽ tăng

Việt Lâm |

Đó là nhận định của ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - tại buổi thông tin kết quả Công đoàn chăm lo đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, được tổ chức sáng 17.8.

Người lao động mất việc vì dịch COVID-19: "Được ăn no là tốt lắm rồi"

Tô Thế - Linh Chi |

Những ngày không thể về nhà cũng không thể đi làm kiếm tiền đã khiến cuộc sống của những người lao động nghèo xa quê ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Được sự hỗ trợ của chính quyền xã, của những người dân sinh sống xung quanh họ mới có được ngày đủ 3 bữa cơm, ăn no qua ngày.

Trao 80 suất quà cho công nhân khó khăn bị mất việc làm ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều 12.8, những món quà ý nghĩa từ chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động đã tiếp tục đến với các cảnh đời công nhân đang thực sự khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Mất việc làm, 12 người lao động quây tôn sống tạm bợ ngày Hà Nội giãn cách

Tùng Giang |

Căn nhà có diện tịch khoảng 40m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông) chỉ được quây tạm bằng những tấm tôn, nhưng lại là nơi ở của 12 người lao động xây dựng bị mất thu nhập, mất việc làm trong thời gian Hà Nội giãn cách.

Quảng Nam hỗ trợ 50.000 đồng/ngày cho lao động tự do mất việc vì COVID-19

Thanh Chung |

Quảng Nam ban hành 1 Nghị quyết riêng, hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Mỗi người lao động sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày, dự kiến kinh phí gói hỗ trợ là 15 tỉ đồng.

Người lao động mất việc chật vật cầm cự cùng nghèo đói giữa dịch COVID-19

NHÓM PV |

Công nhân, người lao động là một trong những lực lượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Khi dịch tấn công các nhà máy, hàng triệu công nhân bị mất việc. Nghỉ việc, đồng nghĩa với thu nhập bị cắt giảm. Đồng lương của những người công nhân trước kia vốn đã không dư dả, nay lại phải tằn tiện chi tiêu, thắt lưng buộc bụng cũng chưa chắc đã đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày...

Nhân viên hợp đồng làm việc tại các trường ở Quảng Nam có nguy cơ mất việc

Thanh Chung |

Tại Quảng Nam có nhiều nhân viên hợp đồng lớn tuổi ở các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đang lo lắng trước nguy cơ mất việc. Dù đã làm việc hàng chục năm, nhiều người trên 40- 50 tuổi, nhưng nay chính quyền lại có chủ trương thi tuyển...