“Cấp cứu” doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo sức khỏe công nhân

Thư Hân |

Theo Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động mới được công bố, dự kiến Bộ LĐTBXH sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về làm thêm theo hướng không áp dụng giới hạn giờ làm thêm trong 1 tháng, chỉ quy định giờ làm thêm tối đa 1 năm không quá 300 giờ. Đề xuất này áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19, nhưng vấn đề đặt ra là phải đảm bảo sức khỏe công nhân và được sự đồng ý của người lao động.

Người lao động có đồng tình?

Anh Nguyễn Hồng Thái (công nhân công ty điện tử khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, hiện nay công ty anh làm việc không tổ chức làm thêm do ít việc. “Thời gian này, tôi không làm thêm ngày nào, chỉ làm từ 6 giờ đến 14 giờ15 là về” - anh Thái nói.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ 30.4 đến nay, chỉ có 1 tháng anh Thái được đi làm đầy đủ, còn lại phải tạm nghỉ việc, được hưởng 70% lương (khoảng 6-7 triệu đồng/tháng). Nếu đi làm đầy đủ, không tăng ca, thu nhập của anh được 8-9 triệu đồng/tháng. Theo anh Thái, do anh đã làm công nhân thâm niên 12-13 năm mới được mức lương như vậy; còn đối với những công nhân mới vào, chỉ được 4-5 triệu đồng/tháng.

Như nhiều công nhân khác, trước áp lực trang trải cho cuộc sống gia đình, anh Thái luôn muốn được làm thêm “càng nhiều càng tốt” để có thêm thu nhập. “Tôi chỉ e công ty không có việc thôi, còn nếu làm 12 giờ/ngày tôi vẫn chịu được, để có thêm tiền. Tháng nào tôi làm thêm nhiều nhất thì thu nhập được khoảng 12-13 triệu đồng” - anh Thái nói.

Anh Thái cho biết thêm, thời gian làm thêm nhiều hay ít tuỳ vào sản lượng của công ty. “Một năm công ty làm thêm không quá 300 giờ, nếu tháng này tăng ca nhiều thì tháng sau không tăng ca; tháng này có thể “âu” (overtime - làm thêm) 40-50 giờ thì tháng sau, thời gian làm thêm lại rút xuống”- anh Thái nêu thực tế.

Anh Sơn (công nhân một công ty sản xuất thiết bị xe máy tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) cũng đang gặp nhiều áp lực khi mới sinh cháu thứ 2. Anh Sơn bày tỏ đồng tình với dự thảo bỏ trần làm việc theo tháng, bởi theo anh, từ thực tế của công ty anh: Có tháng có nhiều đơn hàng thì được làm thêm nhiều, nhưng chỉ giới hạn 40 giờ; trong khi tháng sau lại không có việc nên không được làm thêm.

Thời gian này, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên công ty nơi anh Sơn làm việc ít tổ chức làm thêm. “Ở bộ phận nơi tôi làm việc, cả tháng có khi tôi chỉ được làm thêm 1-2 buổi, có khi còn không có buổi nào”- anh Sơn cho hay.

Ngoài làm công nhân, anh Sơn còn chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Nhưng thời gian này, do dịch diễn biến phức tạp, lại có con nhỏ, e ngại bị lây nhiễm COVID-19 nên anh không dám chạy xe. Áp lực “cơm áo gạo tiền” lại càng nặng nề hơn đối với vợ chồng anh.

“Tôi luôn muốn được làm thêm để có thêm thu nhập. Nếu đi làm bình thường, không làm thêm, thu nhập của tôi chỉ được hơn 6 triệu đồng/tháng - không đảm bảo trang trải cho cuộc sống gia đình. Nếu làm thêm khoảng 40 giờ/tháng, thì tôi có thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng”- anh Sơn chia sẻ.

Không phải anh Sơn không lo lắng cho sức khoẻ nếu làm thêm nhiều, nhưng như anh chia sẻ, mối quan tâm lớn nhất của anh bây giờ là có thêm thu nhập để nuôi các con, đảm bảo cuộc sống gia đình, “còn về vấn đề sức khoẻ, thì mình vẫn còn cố được”.

Tuy muốn làm thêm, nhưng anh Sơn cũng cho rằng, nếu đi làm bình thường mà có mức thu nhập đảm bảo cuộc sống, thì anh sẽ chọn không đi làm thêm. “Nếu đi làm hành chính mà lương được khoảng 8-9 triệu đồng/tháng thì tôi sẽ chọn phương án không đi làm thêm. Ai cũng muốn giữ gìn sức khoẻ, có thời gian bên gia đình. Nhưng với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng như giờ (khi không làm thêm) thì vợ chồng tôi không thể đảm bảo cho cuộc sống, nhất là khi mới sinh cháu thứ 2” - anh Sơn tâm sự.

Giải pháp “cấp cứu”

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc khống chế giờ làm thêm theo tuần, tháng khiến doanh nghiệp khá bị động. Thời gian trước ảnh hưởng của dịch khiến việc sản xuất kinh doanh bị trì hoãn, cho nên việc không áp dụng giờ làm thêm theo tháng, nhưng 1 năm không quá 300 giờ sẽ đáp ứng được yêu cầu của đặc điểm sản xuất hiện nay.

“Không khống chế quy định thời gian làm thêm theo tháng là đúng vì với sản xuất phải là chu kỳ theo tháng, năm. Chủ sử dụng lao động cũng cực chẳng đã phải tăng ca vì kéo theo nhiều chi phí” - bà Hương nói.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp phục hồi sản xuất thì cần những giải pháp “cấp cứu”, có việc là cho người lao động là trên hết. Song, chuyên gia này cho rằng thời gian làm thêm giờ đảm bảo đúng quy định, trên nguyên tắc tự nguyện giữa người lao động và doanh nghiệp. Việc khống chế thời gian làm thêm đảm bảo sức khoẻ của người lao động.

Bà Hương nhấn mạnh, tương lai lâu dài hướng tới giảm giờ làm việc, vì giờ làm việc ở nước ta còn cao. Hiện nay có nhiều giải pháp hỗ trợ để vẫn có khối lượng sản xuất như vậy, thu nhập như vậy nhưng giảm giờ làm việc như giải pháp tăng năng suất lao động, tổ chức quản lý, đưa công nghệ mới vào sản xuất…

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN: Làm thêm phải đảm bảo điều kiện lao động, sức khoẻ công nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động chiều 22.12, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN  (ảnh) - cho biết: Giới hạn số giờ làm thêm trong một tháng là một vấn đề trước đây được Quốc hội thảo luận rất kỹ trong quá trình xây dựng Bộ luật Lao động 2019. Đây là một chính sách để hạn chế tác động tiêu cực của làm thêm giờ đối với người lao động. Hiện nay, trong điều kiện ảnh hưởng của COVID-19 thì cần nới lỏng “trần” làm thêm trong tháng để đảm bảo doanh nghiệp linh hoạt, đáp ứng trong điều kiện mới. Tuy nhiên, không nên bỏ giới hạn số giờ làm thêm trong một tháng mà cần giới hạn giờ làm thêm trong tháng ở mức độ nhất định để đảm bảo mức tối đa không quá 72 giờ/tháng để hạn chế những tác động xấu, tiêu cực của chính sách làm thêm giờ đối với điều kiện lao động, sức khoẻ của người lao động.

Bảo Hân (ghi)


Thư Hân
TIN LIÊN QUAN

Người nghỉ hưu kiếm công việc làm thêm, tại sao không?

Bảo Châu |

Sau khi nghỉ hưu bạn sẽ làm gì? Câu hỏi được không ít người đặt ra và lên kế hoạch trước cho những việc sẽ làm. Sau đây là những lý do bạn nên tìm một công việc làm thêm khi nghỉ hưu.

Khi nào được yêu cầu người lao động làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?

thu phương |

Bạn đọc có email lowgXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, những trường hợp nào công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Mong nhận 300% lương, nhiều công nhân muốn làm thêm dịp Tết Dương lịch

THƯ HÂN |

Tết Dương lịch năm 2022 liền kề với ngày cuối tuần nên người lao động được nghỉ dài hơn. Song do diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, nhiều lao động đã hạn chế đi lại, mong muốn tận dụng thời điểm này để làm thêm, có thu nhập trang trải dịp Tết Âm lịch.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người nghỉ hưu kiếm công việc làm thêm, tại sao không?

Bảo Châu |

Sau khi nghỉ hưu bạn sẽ làm gì? Câu hỏi được không ít người đặt ra và lên kế hoạch trước cho những việc sẽ làm. Sau đây là những lý do bạn nên tìm một công việc làm thêm khi nghỉ hưu.

Khi nào được yêu cầu người lao động làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?

thu phương |

Bạn đọc có email lowgXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, những trường hợp nào công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Mong nhận 300% lương, nhiều công nhân muốn làm thêm dịp Tết Dương lịch

THƯ HÂN |

Tết Dương lịch năm 2022 liền kề với ngày cuối tuần nên người lao động được nghỉ dài hơn. Song do diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, nhiều lao động đã hạn chế đi lại, mong muốn tận dụng thời điểm này để làm thêm, có thu nhập trang trải dịp Tết Âm lịch.