Cảnh giác với các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động

ANH THƯ |

Thời gian qua, nhiều người lao động mong muốn đi làm việc ở nước ngoài bị rơi vào “bẫy” lừa đảo với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Để ngăn ngừa tình trạng trên, cơ quan liên quan khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi quyết định đi làm việc ở ngoài.

Thủ đoạn tinh vi

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội -LĐTBXH) cho hay, đối tượng lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu của người lao động mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt nhưng không phải trải qua các khâu, thủ tục tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề. Do đó, nhiều tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tìm nhiều hình thức, thủ đoạn để lừa đảo người lao động.

“Có những hình thức, thủ đoạn rất tinh vi mà phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng mới phát hiện được. Các đối tượng này thường lập thành công ty, có văn phòng và đội ngũ nhân viên như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức quảng cáo trên mạng xã hội như facebook, zalo…

Thậm chí, họ có cả trang website quảng bá về hoạt động của doanh  nghiệp và hình ảnh tuyển chọn, đào tạo người lao động và nơi người lao động làm việc ở nước ngoài” - ông Liêm nhấn mạnh.

Ngoài ra, các đối tượng này cũng lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để lập ra các công ty có tên tương tự nhằm đánh lừa những người lao động.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhìn chung, hình thức, thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức, cá nhân này vẫn chỉ nhằm vào nhu cầu muốn đi làm việc của người lao động bằng mọi giá, sự nhận thức về pháp luật và thông tin việc làm ngoài nước còn hạn chế của người lao động.

Địa chỉ tin cậy cho người lao động

Luật số 69 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn Luật đã được ban hành, trong đó quy định chặt chẽ về các điều kiện yêu cầu đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Luật và các văn bản hướng dẫn cũng quy định rõ chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường, ngành, nghề và công việc cụ thể.

Thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định mới được ban hành trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc tuyên truyền này bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức và người dân, cộng đồng để nâng cao nhận thức trong việc chấp hành quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Theo ông Liêm, với các quy định chi tiết, rõ ràng về các khoản chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các văn bản pháp luật nói trên sẽ là cơ sở để người lao động và các cơ quan, tổ chức và người dân giám sát việc thu tiền của doanh nghiệp đối với người lao động.

Để tránh bị lừa đảo đi làm việc ở nước ngoài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần trực tiếp liên hệ đến doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ LĐTBXH cấp. Danh sách các doanh nghiệp có Giấy phép trên trang Thông tin Điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Bên cạnh đó, người lao động có thể truy cập các thông tin đối với ngành, nghề, công việc và các khoản chi phí phải chi trả để đi làm việc ở nước ngoài đối với từng nước, từng ngành, nghề và công việc cụ thể. Liên hệ với cơ quan lao động, chính quyền địa phương nơi thường trú để tìm hiểu thêm về thông tin liên quan đến doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương...

Các nước mở cửa trở lại tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam, cụ thể: Các nước Châu Âu từ năm 2021; Hàn Quốc từ tháng 5.2021 (sau hơn một năm ngừng tiếp nhận lao động đi theo chương trình EPS); Đài Loan (Trung Quốc) mở lại từ ngày 15.2.2022 (đóng cửa từ 19.5.2021); Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3.2022 (sau hơn một năm đóng cửa từ cuối tháng 1.2021)...


ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Mánh lới lừa đảo xuất khẩu lao động người lao động nên biết

ANH THƯ |

Đến nay, với việc tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và các nước, nhiều thị thị trường lao động đã mở cửa, tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam.

Khánh Hòa, Đà Nẵng: Vì sao nhiều LĐ không muốn đi xuất khẩu lao động?

P.Linh - T.Minh |

Ở nhiều địa phương, có tình trạng người lao động (NLĐ) liên tiếp mắc “bẫy” lừa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), cơ quan quản lý kiểm không xuể; ở 1 số địa phương như Khánh Hòa, Đà Nẵng thì nhiều năm nay lại có nhiều NLĐ không muốn ra nước ngoài làm việc.

Miền Trung: Đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động

Phương Linh - Tường Minh |

Nhiều tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hoà... đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động.

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Vụ ông Nguyễn Viết Dũng: Chi bộ kỷ luật Bí thư là đúng quy trình

Tường Minh |

Quảng Nam - Lãnh đạo Thị uỷ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói việc Chi bộ Đảng thực hiện các bước kỷ luật đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Bí thư của Chi bộ này là bình thường và đúng quy trình.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng nay 15.3, đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chiêu lách luật của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khi không được nhập hàng từ nhiều nguồn

Cường Ngô |

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết, để doanh nghiệp lấy được nhiều nguồn, họ đã tách ra thành nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ. Điều này làm phức tạp thêm cho việc quản lý của chủ doanh nghiệp khi phải tách ra hạch toán sổ sách tài chính kế toán, vay trả, xử lý công nợ.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Mánh lới lừa đảo xuất khẩu lao động người lao động nên biết

ANH THƯ |

Đến nay, với việc tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và các nước, nhiều thị thị trường lao động đã mở cửa, tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam.

Khánh Hòa, Đà Nẵng: Vì sao nhiều LĐ không muốn đi xuất khẩu lao động?

P.Linh - T.Minh |

Ở nhiều địa phương, có tình trạng người lao động (NLĐ) liên tiếp mắc “bẫy” lừa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), cơ quan quản lý kiểm không xuể; ở 1 số địa phương như Khánh Hòa, Đà Nẵng thì nhiều năm nay lại có nhiều NLĐ không muốn ra nước ngoài làm việc.

Miền Trung: Đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động

Phương Linh - Tường Minh |

Nhiều tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hoà... đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động.