Cảng biển thiếu hụt trầm trọng lao động bốc xếp

Đặng Tiến |

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động bốc xếp hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác tại các cảng biển. Một số cảng đã phải từ chối đơn hàng do thiếu công nhân.

Huỷ đơn hàng do thiếu công nhân bốc xếp

Theo đại diện Cty Cảng Lương thực sông Hậu, từ ngày 22.7.2021, thực hiện chỉ đạo của TP.Cần Thơ về phòng chống dịch COVID-19, đơn vị đã triển khai sản xuất “3 tại chỗ”. Sau hơn một tháng thực hiện, do tâm lý bị ảnh hưởng trong quá trình làm việc dài ngày, nhiều công nhân đã xin nghỉ khiến việc khai thác của cảng gặp nhiều khó khăn do không có lực lượng lao động bốc xếp.

Phó Giám đốc Công ty Cảng Lương thực sông Hậu - ông Lê Thành Vẹn cho biết, thời điểm chưa có dịch, trung bình mỗi ngày cảng khai thác từ 2.000 - 3.000 tấn hàng với số lượng công nhân từ 100-120 lao động. Khi thực hiện “3 tại chỗ”, số công nhân giảm xuống chỉ còn khoảng 30 người với năng suất khai thác chỉ 400-500 tấn/ngày.

Theo ông Vẹn, để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, cảng đã đề xuất địa phương cho lực lượng công nhân khác nằm ở “vùng xanh” vào thay thế với cam kết khai báo y tế hằng ngày và đáp ứng quy định xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên đề xuất này đã không được Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ không đồng ý.

Cùng chung cảnh ngộ, đại diện Công ty CP Cảng Cần Thơ - ông Lâm Tiến Dũng cho hay, việc thiếu hụt lao động ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác cảng, nhất là mặt hàng bao (gạo, phân bón). Cảng cũng đang gặp khó do thiếu hụt lao động.

Dự kiến ban đầu, công nhân bốc xếp thực hiện 3 tại chỗ của cảng Cần Thơ là 25-30 người. Nhưng sau hơn 1 tháng triển khai, chỉ còn 11 người, còn lại đều đã xin về. Thời điểm bình thường, năng suất khai thác hàng bao là 500-600 tấn/ngày, hiện chỉ đạt 20-30%, khiến cảng phải từ chối nhiều đơn hàng

Cần giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, ở thời điểm hiện nay cần xác định các đối tượng ưu tiên có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, trong đó có lực lượng lao động tại cảng biển để tiêm trước. Trong đó, các biện pháp phòng dịch cần tương ứng với nguy cơ, rủi ro của từng vùng, không nên thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng trong thời gian dài. Những người ở trong khu vực an toàn cần được bỏ hạn chế đi lại để tham gia sản xuất.

Trao đổi với Báo Lao Động, Phó Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn - bà Phạm Thị Thúy Vân cho biết, hiện lượng tồn bãi của Cát Lái khoảng 85%, nguyên nhân do một số DN tạm ngừng hoạt động, họ báo ra đầu nước ngoài không chuyển hàng về. Do đó, lượng công nhân có thiếu so với trước nhưng đơn vị vẫn đảm bảo được.

Theo bà Vân, có những thời điểm thiếu lao động cục bộ, nhưng hiện đơn vị đang ổn, ngay từ tháng 6.2021 đơn vị đã có những chính sách hỗ trợ công nhân như tiền thuê nhà, chế độ ăn giữa ca. Sau ngày 23.8.2021, thành phố Hồ Chí Minh có những quy định chặt hơn, đơn vị thực hiện 3 tại chỗ và tăng tiền công cho lao động nên lượng công nhân có thiếu so với trước nhưng đơn vị vẫn đảm bảo được.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ - Tổng Giám đốc cảng lớn CMIT thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải cho rằng, để bảo vệ “nguồn nhân lực xanh”, duy trì vận hành liên tục, cảng CMIT thực hiện “3 tại chỗ” từ ngày 17.7.2021 đến nay với khoảng 350 nhân sự với mức chi phí phát sinh đến hơn 1 tỉ đồng/tuần. Số lượng người tham gia “3 tại chỗ” chỉ đủ để duy trì do tâm lý người lao động bị ảnh hưởng sau khoảng thời gian dài làm việc trong môi trường hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu khai thác linh hoạt khi sản lượng tăng.

Hiện CMIT đã có văn bản kiến nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép đơn vị áp dụng các giải pháp quản lý người lao động linh hoạt hơn. Cụ thể, tiếp tục áp dụng “3 tại chỗ” đối với nhân viên có địa chỉ cư trú ở tỉnh khác và tại các “vùng đỏ”, “vùng cam” có nguy cơ cao ở nội tỉnh. Những công nhân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, cảng đề xuất được áp dụng đồng thời giải pháp: “Vùng xanh - 2 tại chỗ - cung đường xanh”.

“Cung đường xanh” đưa đón công nhân trong “vùng xanh” sẽ quy định một số điểm đón xanh (và có khu vực gửi xe) thay vì phải đưa đón người lao động tận nhà; Công ty sẽ cấp giấy đi đường có đầy đủ thông tin (nhân viên, địa điểm cư trú, điểm đón, khung giờ làm việc được bố trí) để phục vụ công tác kiểm soát của lực lượng chức năng. Lái xe, nhân viên di chuyển trên cung đường xanh sẽ được xét nghiệm COVID-19, đo thân nhiệt, khai báo y tế theo quy định. Phương tiện sẽ được khử khuẩn ngay sau khi nhân viên xuống xe.

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - ông Hoàng Hồng Giang, hoạt động tại cảng biển được duy trì 24/7 và đòi hỏi nhiều công nhân thực hiện tác nghiệp bốc xếp hàng hóa. Tuy nhiên, việc bố trí công nhân sẽ được thực hiện theo ca để bảo đảm giờ làm việc, nghỉ ngơi theo Luật Lao động. Việc thực hiện “3 tại chỗ” trong thời gian dài phát sinh chi phí vận hành, ảnh hưởng tâm lý công nhân. Vì thế, giải pháp tối ưu để duy trì nguồn lao động cảng biển là tiêm vaccine để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị xem xét đầu tư cảng biển gần 2.300 tỉ đồng tại Quảng Ninh

Minh Hạnh |

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục Hàng hải Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về chủ trương đầu tư bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.

Hệ thống cảng biển kẹt cứng vì COVID-19, xuất khẩu gạo đang tắc nghẽn

Vũ Long |

Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đóng 10 nghìn container, nhưng hiện nay các bến chỉ đủ năng lực đáp ứng 1/3. Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Tâm điểm cổ phiếu 26.8: Nhóm cảng biển, logistics trở lại đường đua

Minh An |

Cuối phiên 26.8, VN-Index quay đầu giảm điểm dưới tác động tiêu cực của nhiều mã thuộc nhóm VN30. Tuy nhiên, sắc xanh đã trở lại trên hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm cảng biển và logistics.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề nghị xem xét đầu tư cảng biển gần 2.300 tỉ đồng tại Quảng Ninh

Minh Hạnh |

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục Hàng hải Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về chủ trương đầu tư bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.

Hệ thống cảng biển kẹt cứng vì COVID-19, xuất khẩu gạo đang tắc nghẽn

Vũ Long |

Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đóng 10 nghìn container, nhưng hiện nay các bến chỉ đủ năng lực đáp ứng 1/3. Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Tâm điểm cổ phiếu 26.8: Nhóm cảng biển, logistics trở lại đường đua

Minh An |

Cuối phiên 26.8, VN-Index quay đầu giảm điểm dưới tác động tiêu cực của nhiều mã thuộc nhóm VN30. Tuy nhiên, sắc xanh đã trở lại trên hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm cảng biển và logistics.