Cần đánh giá mô hình Công đoàn ngành Dệt-May địa phương

Linh Nguyên |

Công đoàn (CĐ) ngành Dệt - May Hà Nội được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.Hà Nội thành lập theo mô hình thí điểm của Tổng LĐLĐVN năm 2009 dưới sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của LĐLĐ thành phố và sự phối hợp chỉ đạo của CĐ Dệt May Việt Nam. Với tính đặc thù không có chính quyền đồng cấp, CĐ ngành Dệt - May Hà Nội đã tìm những giải pháp cho hoạt động của CĐCS trực thuộc.

Thí điểm CĐCS thuộc các loại hình doanh nghiệp

Hiện CĐ ngành Dệt - May Hà Nội đang quản lý 69 Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với 14.440 đoàn viên/17.213 công nhân lao động (CNLĐ). Khó khăn của CĐ ngành Dệt - May Hà Nội là không có cấp ủy, chính quyền đồng cấp. Phần lớn lao động tuổi đời trẻ, tay nghề thấp. Lao động thường xuyên biến động, do đó việc tập hợp vào tổ chức CĐ còn có khó khăn.

Những tác động của cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng CNLĐ trong ngành Dệt May. CĐCS là nhóm công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ lệ cao. Địa bàn rộng, hoạt động phân tán trên địa bàn các quận, huyện, thị xã và các tỉnh lân cận. Quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm khác nhau.

Trước tình hình đó, CĐ ngành Dệt - May Hà Nội đã quan tâm đến công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS ngành Dệt-May Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. CĐ ngành Dệt - May Hà Nội chọn 3 CĐCS thuộc các loại hình doanh nghiệp để chỉ đạo thực hiện thí điểm đề án; tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả của đề án để rút kinh nghiệm và nhân rộng đến các CĐCS trong toàn ngành nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong giai đoạn mới.

Điểm mới của đề án là quan tâm chú trọng công tác phát triển đoàn viên, lựa chọn đoàn viên ưu tú đào tạo bồi dưỡng làm cán bộ nguồn từ các tổ, bộ phận; định hướng các CĐCS xây dựng được CĐ các tổ, bộ phận vững mạnh, tạo thành khối vững mạnh của cơ sở và toàn ngành.

Chủ trương thành lập CĐ cùng ngành nghề được người sử dụng lao động, người lao động và Ban chấp hành các CĐCS đánh giá cao; tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện giao lưu, hỗ trợ, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh; giúp nhau cùng tiến bộ, phát triển kinh tế doanh nghiệp, địa phương và tạo mối quan hệ lao động hài hòa tại cơ sở.

Nội dung, phương thức hoạt động CĐCS cùng ngành nghề đã được đổi mới theo phương châm hướng mạnh về cơ sở và vì người lao động. Các CĐCS đã thực hiện có kết quả chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Hoạt động CĐCS đã bám sát Điều lệ CĐ, nhiệm vụ chính trị của cấp trên, địa phương và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) của đơn vị, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên CNLĐ.

Đề nghị đánh giá mô hình CĐ ngành Dệt-May địa phương

Xác định là mô hình đặc thù nên CĐ ngành Dệt - May Hà Nội chủ động xây dựng chương trình công tác phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, các ngành chức năng, đặc biệt là hệ thống CĐ các cấp trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ, chức năng của tổ chức CĐ.

Cũng từ thực tế, CĐ ngành Dệt - May Hà Nội đề nghị Tổng LĐLĐVN và LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức đánh giá thực hiện mô hình thí điểm CĐ ngành Dệt-May địa phương, rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và nhân rộng mô hình nếu khả thi.

Đề nghị Chính phủ, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May; Có chế tài đủ mạnh được áp dụng để người sử dụng lao động thực hiện nghiêm Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH đối với người lao động; Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư xây nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, đầu tư các thiết chế văn hóa cho CNLĐ tạo điều kiện cho CNLĐ yên tâm lao động sản xuất.

Bên cạnh đó, CĐ Dệt - May Hà Nội đã tổng hợp một số đề xuất, kiến nghị của đoàn viên và CĐCS. Trong đó, có kiến nghị với Nhà nước tăng cường củng cố, xây dựng các trường dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm để đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về lao động ngành Dệt May.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.