Cần chính sách trọng tâm về nhà ở cho công nhân

Cao Nguyên |

Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 đặt ra mục tiêu trọng tâm là phát triển nhà ở cho công nhân. Theo đó, tăng tỉ trọng cơ cấu nhà cho thuê, đẩy mạnh việc phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình và có giá cả hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân.

Đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở

Trong những năm qua, việc chăm lo giải quyết, cải thiện nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một vấn đề an sinh xã hội, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó đặc biệt chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nhất là người có công với cách mạng, người nghèo, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng cho biết, sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đến nay việc phát triển nhà ở đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt 24,4m2; khu vực đô thị đạt 25,1m2 sàn/người (tăng thêm 3,8m2 sàn/người so với năm 2011). Tại khu vực nông thôn năm 2020 đạt 24,0m2 sàn/người (tăng 6,2m2 sàn/người so với năm 2011).

Chính sách phát triển nhà ở thương mại trong giai đoạn 2011- 2020 đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển xây dựng nhà ở, đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, góp phần phát triển thị trường nhà ở và đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.

Đến nay trên cả nước đã hoàn thành khoảng 260 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, tương ứng khoảng 110.000 căn, tương đương 5,5 triệu mét vuông nhà ở. Hiện đang tiếp tục triển khai hơn 270 dự án, tương đương khoảng 256.000 căn, với tổng diện tích khoảng 12,8 triệu mét vuông nhà ở. Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn, người nghèo khu vực thiên tai, bão lụt ước tính đạt khoảng 500.000 hộ dân, tương đương với khoảng 2 triệu người dân có chỗ ở an toàn.

Quan tâm nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện Dự thảo lần thứ 5 Chiến lược nhà quốc gia 2021-2030 và tiếp tục xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và các hiệp hội, doanh nghiệp, bộ ngành và địa phương…

Theo đó, Chiến lược giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040 đặt ra một số mục tiêu cơ bản. Phấn đấu phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở trong giai đoạn 2021-2030 đạt 1,032 tỉ mét vuông, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn nhà.

Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người, đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người.

Tăng tỉ trọng cơ cấu nhà cho thuê, đẩy mạnh việc phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình và có giá cả hợp lý, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể riêng cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội bao gồm công nhân, người thu nhập thấp tại đô thị, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

Hoàn thiện, sửa đổi quy định về việc quản lý, phát triển nhà ở theo quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà. Đặt ra hệ thống mục tiêu cụ thể có kèm theo các chỉ tiêu về phát triển nhà trong giai đoạn 2021-2030, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nhà ở cho công nhân.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, việc xây dựng chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia là định hướng quan trọng để nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách về nhà ở trong thời gian tới, đồng thời căn cứ để các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2040.

“Trong giai đoạn sắp tới, phải thực hiện các chính sách an sinh về nhà ở, quan tâm, chăm lo hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; người yếu thế, hộ gia đình, cá nhân là người có công với cách mạng, hộ nghèo tại khu vực nông thôn… để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.

Góp ý cho Dự thảo Chiến lược này, các chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm phát triển nhà ở trong giai đoạn tới là tạo điều kiện cho mọi người dân có chỗ ở, chú trọng nâng cao chất lượng nhà ở, cập nhật xu hướng phát triển nhà ở xanh, thông minh; phát triển nhà ở phải gắn với phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị, xây dựng lại nhà chung cư cũ; phát triển nhà ở trong bối cảnh hậu COVID-19; phát triển nhà ở gắn với phát triển thị trường bất động sản bền vững...

Đồng thời, phải có chính sách trọng tâm tới nhà ở công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Đây cũng là căn cứ quan trọng đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản trong thời gian tới...

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Tháo “điểm nghẽn” trong xây nhà ở cho công nhân

Nam Dương - Bảo Chương |

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua, nhiều khu nhà trọ dành cho công nhân (CN) ở TPHCM có số người lây nhiễm cao, trong đó có nguyên nhân chính là do điều kiện ở lụp xụp, chật chội, không đảm vệ sinh, khoảng cách phòng chống dịch. Từ thực tế đó, đòi hỏi cần thúc đẩy nhanh các chính sách xây dựng nhà trọ cho CN.

Nhà ở cho công nhân - không thể chần chừ

Hoàng Lâm |

“Ngay bây giờ đây, chính người nghèo đang phải nuôi người nghèo. Người dân ở nông thôn đang phải gánh những người không còn gì ở thành phố, nếu không có chính sách tốt, sẽ ảnh hưởng rất lớn thời gian tới”.

Sản xuất 3 tại chỗ: Lại "nóng" chuyện nhà ở cho công nhân

Tạ Quang - Trần Lưu |

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các doanh nghiệp dừng hoạt động, chủ yếu do không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ”; trong đó, nhiều doanh nghiệp thiếu chỗ ở dành cho công nhân lao động. Thực trạng này một lần nữa đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở cho người lao động.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Tháo “điểm nghẽn” trong xây nhà ở cho công nhân

Nam Dương - Bảo Chương |

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua, nhiều khu nhà trọ dành cho công nhân (CN) ở TPHCM có số người lây nhiễm cao, trong đó có nguyên nhân chính là do điều kiện ở lụp xụp, chật chội, không đảm vệ sinh, khoảng cách phòng chống dịch. Từ thực tế đó, đòi hỏi cần thúc đẩy nhanh các chính sách xây dựng nhà trọ cho CN.

Nhà ở cho công nhân - không thể chần chừ

Hoàng Lâm |

“Ngay bây giờ đây, chính người nghèo đang phải nuôi người nghèo. Người dân ở nông thôn đang phải gánh những người không còn gì ở thành phố, nếu không có chính sách tốt, sẽ ảnh hưởng rất lớn thời gian tới”.

Sản xuất 3 tại chỗ: Lại "nóng" chuyện nhà ở cho công nhân

Tạ Quang - Trần Lưu |

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các doanh nghiệp dừng hoạt động, chủ yếu do không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ”; trong đó, nhiều doanh nghiệp thiếu chỗ ở dành cho công nhân lao động. Thực trạng này một lần nữa đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở cho người lao động.