Cận cảnh không gian sống nóng như thiêu đốt những ngày đầu hè của công nhân

Trần Kiều - Bảo Hân |

Phòng trọ chật hẹp, lợp mái phiproximang khiến cuộc sống sinh hoạt của công nhân khu công nghiêp bị ảnh hưởng nặng nề khi trời nắng nóng.

Tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) có rất nhiều khu nhà trọ của công nhân đang làm việc trong Khu công nghiệp Thăng Long. Phần lớn nơi tá túc của họ lụp xụp, nằm lọt thỏm giữa những căn nhà khang trang của người dân xung quanh. Những căn phòng trọ, mùa đông thì lạnh còn mùa hè thì nóng bức đến ngột ngạt.

 
Kiểu nhà trọ phổ biến của các công nhân. Ảnh: Trần Kiều

Dù mùa hè chỉ mới bắt đầu, nhưng theo khảo sát của phóng viên, nhà trọ của công nhân khắp các thôn như: Thôn Bầu, thôn Nhuế, thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội)... đều sắp thành các "lò bát quái".

13h chiều ngày 4.5, tại căn phòng chật hẹp lợp mái tôn của anh Thái Đức Thành nằm sâu tít trong một con ngõ nhỏ Đa Lộc thuộc thôn Bầu, cái nóng như đổ lửa tưởng chừng đã thiêu chín da thịt cậu công nhân trẻ.

 
Không gian sống chật hẹp, bí bách của anh Thành. Ảnh: Trần Kiều

Căn phòng của Thành rộng chưa đầy 9m2, chỉ chừa ra được một lối nhỏ để ra vào. Trên tấm phản được kê làm giường, Thành ngồi chơi điện tử vì quá nóng, không thể ngủ được. Để chống chọi với cái nóng, Thành chỉ có duy nhất một chiếc quạt mini để giường.

"Mới nắng lên nên em còn chịu được, chứ mấy hôm nữa nắng nóng quá thì em lại chay qua nhà bạn tránh tạm" - Thành nói rồi lại tiếp tục chơi game.

Khác với Thành, chị Hà Thị Nhung hiện đang nuôi hai con nhỏ nên chẳng thể có chuyện đi tá túc nhờ ở đâu. Vừa trở về sau ca làm, vẻ mệt nhọc vẫn còn hiện rõ trên nét mặt của chị Nhung, nhưng thay vì nghỉ ngơi, chị phải xoay xở giúp chồng chống nóng cho các con.

 
Cả gia đình chị Nhung mệt mỏi vì phải vật lộn với nắng nóng. Ảnh: Trần Kiều

Cả gia đình chị Nhung có bốn người cùng sinh hoạt trong một căn phòng rộng tầm 9m2. Không gian phòng quá đỗi chật hẹp. Mái nhà lợp bằng phiproximang thấp tè ngay trên đầu được kè thêm mấy miếng xốp để chống nóng. Đứa con trai mới 6 tháng tuổi của chị đang được bố thay tã. Xung quanh có đủ quạt điều hoà, quạt trần tự chế và cả quạt tay nhưng cũng không thể xua đi được sự nóng bức trong căn phòng. Ai cũng đều mệt mỏi. Cũng vì nóng quá, đứa con gái lớn của chị Nhung phải chạy ra cửa đứng cho thoáng.

"Khi nào sờ vào bức tường mà thấy rát tay, cả nhà mới dám bật điều hoà, còn không chỉ bật quạt máy, rồi quạt tay, đợi trời dịu thì đi ra ngoài" - anh Hiếu (chồng chị Nhung) chia sẻ.

Cái nóng khiến những đứa trẻ khá mệt nhọc. Ảnh: Trần Kiều
Cái nóng khiến những đứa trẻ khá mệt nhọc. Ảnh: Trần Kiều

Mặc dù vậy, mấy ngày hôm nay do nắng nóng, đứa con lớn trằn trọc mãi mà không ngủ được, con nhỏ cũng hay quấy khóc nên vợ chồng chị Nhung vô cùng lo lắng. Anh chị sợ vì nóng quá mà các con sinh bệnh tật.

Có một thực tế chung của rất nhiều công nhân khác như Thành hay gia đình chị Nhung, đó là nơi ở và sinh hoạt vô cùng chật hẹp và bí bách. Mùa hè đã trở thành nối ám ảnh cứ đến hẹn lại lên đối với họ.

 
Không ai có thể ở trong phòng vì quá nóng. Ảnh: Trần Kiều
 
Mái lợp bằng tấm phiproximang khiến phòng trọ của công nhân đã nóng lại càng nóng hơn. Ảnh: Trần Kiều
 
Quạt bật hết công suất vẫn chưa hết nóng. Ảnh: Trần Kiều
 
Phun nước lên mái nhà là một cách giúp công nhân hạ nhiệt sức nóng cho căn phòng. Ảnh: Trần Kiều
Trần Kiều - Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Chuyện những công nhân tìm công việc mới sau thời gian giãn cách

Trần Kiều - Bảo Hân |

Trong khi nhiều công ty gọi công nhân đi làm trở lại thì một số công nhân tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đang phải đi tìm kiếm công việc mới.

Xóm trọ công nhân: Chuyện xếp hàng đi tắm, cách chống nóng mùa hè

Phạm Đông - Lan Nhi |

Xóm trọ gần 20 người nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh, tắm giặt chung nên việc xếp hàng đi tắm là câu chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long khi tâm sự về đời sống sinh hoạt của mình.

Thu nhập thấp, nhiều nữ công nhân chấp nhận sống thiếu thốn tình cảm

Trần Kiều |

Rời xa gia đình, quê hương để nhập cư đến một thành phố mới lao động kiếm tiền, đời sống của các nữ công nhân thiếu thốn và khó khăn trăm bề. Cũng vì thế, nhiều người bỏ qua nhiều nhu cầu tất yếu của bản thân, có người chẳng dám mơ tưởng chuyện yêu đương,...

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Chuyện những công nhân tìm công việc mới sau thời gian giãn cách

Trần Kiều - Bảo Hân |

Trong khi nhiều công ty gọi công nhân đi làm trở lại thì một số công nhân tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đang phải đi tìm kiếm công việc mới.

Xóm trọ công nhân: Chuyện xếp hàng đi tắm, cách chống nóng mùa hè

Phạm Đông - Lan Nhi |

Xóm trọ gần 20 người nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh, tắm giặt chung nên việc xếp hàng đi tắm là câu chuyện “dở khóc dở cười” của công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long khi tâm sự về đời sống sinh hoạt của mình.

Thu nhập thấp, nhiều nữ công nhân chấp nhận sống thiếu thốn tình cảm

Trần Kiều |

Rời xa gia đình, quê hương để nhập cư đến một thành phố mới lao động kiếm tiền, đời sống của các nữ công nhân thiếu thốn và khó khăn trăm bề. Cũng vì thế, nhiều người bỏ qua nhiều nhu cầu tất yếu của bản thân, có người chẳng dám mơ tưởng chuyện yêu đương,...