Các tỉnh miền Tây bị động lo cho người lao động về quê tự phát

NHẬT HỒ - TRẦN LƯU |

Tuần qua, lượng người quá đông cùng trở về một thời điểm khiến các tỉnh miền Tây gần như quá tải trong các khâu phòng chống dịch bệnh COVID-19. Cho đến ngày 4.10, hầu hết các tỉnh đã sàng lọc, cách ly, lo cho người dân được an toàn, an tâm, kể cả người vừa trở về lẫn người dân tại địa phương.

Ưu tiên đảm bảo an toàn

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết, đến ngày 4.10, tỉnh Cà Mau đã kịp thời sàng lọc người dân trở về quê. UBND tỉnh chỉ đạo cho các địa phương đón dân về huyện, thành phố bố trí vào các khu cách ly tập trung. Tuy nhiên, do lượng người quá nhiều (hơn 12.000 người), nên tỉnh Cà Mau quyết định phân loại và cách ly tại nhà đối với F1 thay vì cách ly tập trung như trước đây nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung.

Tỉnh Cà Mau cũng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể cùng chung tay lo cho người dân trở về từ vùng dịch; không kỳ thị phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, đề nghị người dân địa phương không ra khỏi nhà khi không cần thiết; khuyến cáo người cách ly tại nhà không được ra ngoài; người về từ vùng dịch chủ động khai báo y tế gần nhất để được hướng dẫn y tế.

Tại Bạc Liêu, sáng ngày 4.10, tất cả các trường học đều tạm dừng học trực tiếp như kế hoạch ban đầu để nhường tất cả các điểm trường cho công tác cách ly y tế. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu kêu gọi người dân cùng chung tay lo cho người dân tự phát về quê.

Tỉnh Bạc Liêu có trên 7.000 người tự phát trở về quê trong 6 ngày qua nên các khu cách ly tập trung hiện tại đã quá tải. Các huyện, thị, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu đã bố trí xong mỗi nơi 1.000 gường cho khu cách ly tập trung. Phương án cách ly tại nhà đối với người đã tiêm vaccine đủ 2 liều và người khỏi bệnh được khuyến khích thực hiện. Tỉnh cũng đang xem xét rút ngắn thời gian cách ly từ 21 ngày xuống 14 ngày đối với người dân đã tiêm 1 liều vaccine và có kết quả âm tính nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có trên 26.000 người trở về tỉnh cùng lúc, khiến địa phương này kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch COVID-19. Hiện tỉnh đã điều phối lượng người về các địa điểm huyện, thành phố để cách ly, sàng lọc đối tượng theo quy định. UBND tỉnh Sóc Trăng bố trí toàn bộ Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt để làm điểm tiếp nhận tạm thời thay vì tập trung tại các chốt kiểm soát dịch bệnh. Từ địa điểm này, sàng lọc, phân bố người địa huyện, thị, thành nào thì được đơn vị đón về địa phương cách ly...

Chuẩn bị phương án cho giai đoạn “hậu trở về”

Ngày 4.10, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, TP siết chặt kiểm soát không để người dân tự ý rời khỏi địa bàn. Thống kê từ ngày 1 đến sáng 4.10, tỉnh này đã tiếp nhận, đưa đi cách ly tập trung và điều trị theo quy định hơn 5.000 người trở về từ TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Hậu Giang kiến nghị các địa phương trên quản lý chặt người dân tại nơi tạm trú, không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn trở về quê bằng các phương tiện cá nhân. Sau thời gian 14 ngày, các tỉnh, TP thực hiện cách ly, điều trị hoàn thành cho bà con đã về trước đó sẽ tổ chức đón công dân về quê theo kế hoạch.

Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh, tỉnh này hiện có khoảng 100.000 người làm việc ngoài tỉnh. Trước khi thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã cho mở các cửa ngõ để đón nhận gần 30.000 công dân từ các tỉnh, thành phố trở về. Những người này sau khi hoàn thành cách ly tập trung đã được cho trở về, sinh sống với gia đình. Những ngày gần đây, số lượng người đi xe máy về quê tự phát ngày một lớn - khoảng 7.000 người.

Ông Nguyễn Văn Út - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Trà Vinh - cho biết, quan điểm của tỉnh là sẽ làm mọi cách, không để người dân nào bị bỏ sót trước tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, thời điểm này, tỉnh kêu gọi người dân không nên về quê tự phát vì sẽ gây ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, nhất là hiện nay, tỉnh không còn đủ nguồn lực để tiếp nhận những người cách ly. Trong thời gian sớm nhất, tỉnh sẽ lên kế hoạch đón người dân Trà Vinh trở về quê hương trong trạng thái “bình thường mới”, đảm bảo an toàn.

Theo ông Út, đối với những người đã về quê và được tỉnh tiếp nhận, hiện các địa phương rà soát có bao nhiêu lao động, bao nhiêu người già, trẻ em… từ đó, nắm nguyện vọng của họ. Khi hết dịch, nếu người dân muốn quay trở lại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… để làm việc, tỉnh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa. Còn nếu người dân muốn ở lại làm việc tại địa phương, tỉnh sẽ hỗ trợ thông qua tư vấn, giới thiệu việc làm; hoặc phối hợp với ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn cho những người sản xuất, chăn nuôi tại chỗ…

3 phương án giúp người về quê tự phát ổn định việc làm

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến trưa ngày 4.10, số người về quê tự phát ở Đồng Tháp đã lên đến 20.000. Trong số này có 35% lao động tự do, 51% công nhân, còn lại là học sinh, sinh viên. Nhiều khả năng con số này sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Ông Phạm Việt Công - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp - cho biết: “Nhiều gia đình không còn tiền nên chúng tôi phải vận động xã hội hóa để thực hiện test COVID-19 miễn phí”. Điều này đã đặt ra cho Đồng Tháp nhiều nỗi lo: Có đến 90% số người chưa được tiêm vaccine, việc đảm bảo an sinh trước mắt và việc làm sau khi hoàn thành cách ly theo quy định...

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, giải quyết việc làm cho người về quê sau khi cách ly là vấn đề vô cùng nan giải. Tuy nhiên, quan điểm của lãnh đạo Đồng Tháp là khó đến mấy cũng phải cố làm, bởi đó không chỉ là sự sống của hàng chục nghìn gia đình, mà còn là niềm tin, uy tín của người dân vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Theo ông Bửu, qua trao đổi với một số lao động, nhiều người bị tổn thương tâm lý rất nặng nên khả năng trở lại tìm việc làm cũ là không lớn. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐTBXH khẩn trương tổ chức thống kê nguyện vọng của người dân để có phương án xử lý thích hợp. “Trên cơ sở nhận định ban đầu, trước mắt Đồng Tháp hướng tới 3 phương án giúp người về quê tự phát ổn định việc làm: Kết nối mới để trở lại các khu công nghiệp, đào tạo nghề để làm việc tại địa phương và tạo điều kiện để tham gia xuất khẩu lao động”, ông Bửu nói.

Sở LĐTBXH sẽ kết nối với các DN tại Đồng Nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh để mở tuyến cung ứng lao động; lao động nào muốn làm việc tại địa phương, tỉnh sẽ hỗ trợ dạy nghề. Riêng với đối tượng tuổi đời còn trẻ, có tay nghề, có nguyện vọng xuất khẩu lao động, Đồng Tháp sẽ có chương trình hỗ trợ riêng. Bên cạnh việc đào tạo nghề miễn phí, tỉnh hỗ trợ cho vay 70% chi phí.LỤC TÙNG


NHẬT HỒ - TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Những “trái tim hồng” ở cửa ngõ TPHCM về miền Tây

Kỳ Quan |

Trong mấy ngày qua, mỗi ngày có hàng ngàn người dân từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… đi xe máy về quê ở các tỉnh miền Tây. Có những "trái tim hồng" dọc đường chia sẻ khó khăn với họ.

Người dân ùn ùn về quê, các tỉnh miền Tây tái kích hoạt trạng thái có dịch

NHẬT HỒ |

Trước làn sóng người dân ùn ùn trở về quê tự phát, các tỉnh miền Tây đồng loạt đưa ra nhiều giải pháp ứng phó. Tất cả đều kích hoạt lại hệ thống phòng chống dịch bệnh COVID-19 cao nhất; tạm dừng những hoạt động dự kiến vào ngày hôm nay 4.10.

Ghi nhận tại “điểm nóng” cửa ngõ TP.HCM về miền Tây

Kỳ Quan |

Sau mấy ngày khá sôi động, sáng 3.10, tình hình tại cửa ngõ từ TP.HCM về miền Tây (trên Quốc lộ 1, nơi tiếp giáp TP.HCM - Long An) rất ổn định, trật tự.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những “trái tim hồng” ở cửa ngõ TPHCM về miền Tây

Kỳ Quan |

Trong mấy ngày qua, mỗi ngày có hàng ngàn người dân từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… đi xe máy về quê ở các tỉnh miền Tây. Có những "trái tim hồng" dọc đường chia sẻ khó khăn với họ.

Người dân ùn ùn về quê, các tỉnh miền Tây tái kích hoạt trạng thái có dịch

NHẬT HỒ |

Trước làn sóng người dân ùn ùn trở về quê tự phát, các tỉnh miền Tây đồng loạt đưa ra nhiều giải pháp ứng phó. Tất cả đều kích hoạt lại hệ thống phòng chống dịch bệnh COVID-19 cao nhất; tạm dừng những hoạt động dự kiến vào ngày hôm nay 4.10.

Ghi nhận tại “điểm nóng” cửa ngõ TP.HCM về miền Tây

Kỳ Quan |

Sau mấy ngày khá sôi động, sáng 3.10, tình hình tại cửa ngõ từ TP.HCM về miền Tây (trên Quốc lộ 1, nơi tiếp giáp TP.HCM - Long An) rất ổn định, trật tự.