Buồn vui nữ công nhân mắc kẹt tại tâm dịch Bắc Giang

Quỳnh Chi |

Chấp nhận xa chồng con; mỗi cuối tuần đi xe máy cả tiếng đồng hồ về thăm nhà; ăn uống tằn tiện, chi tiêu chắt bóp,... là đời sống của không ít nữ công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay. Họ chấp nhận vất vả, chấp nhận thiệt thòi, thậm chí chấp nhận hiểm nguy để có “dắt lưng” chút vốn, lo cho tương lai đỡ khổ hơn...

“Em không làm công nhân được mãi”

Giữa trưa nóng ngày 16.6, không ngủ nổi trong căn phòng trọ chỉ có chiếc quạt cầm cự, hai nữ công nhân đang cách ly tại Bắc Giang trò chuyện với PV Báo Lao Động.

Hoạt ngôn, xởi lởi, nữ công nhân Phạm Thị Dịu, sinh năm 1992, quê huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) ngay sau khi nghe PV giới thiệu, liền nói: “Vâng, chị phỏng vấn đi, em trả lời”.

Thế nhưng, trái với sự vui tươi, tràn đầy năng lượng ấy, chuyện của Dịu dần lắng xuống, đôi chỗ đượm buồn. Nỗi nhớ nhà, nhớ chồng con sau 5 năm đi làm xa gia đình, Dịu không dễ gì che giấu được. Đặc biệt những ngày gần đây, kể từ giữa tháng 5 - khi khu trọ bị phong tỏa, Dịu càng bức bối.

Trước đó, cuối tuần nào Dịu cũng đi xe máy hơn 60km từ thôn My Điền, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên (Bắc Giang) về huyện Hữu Lũng thăm chồng con. “Em đi nhanh lắm, vì toàn đường cao tốc về tận gần nhà”, Dịu nói.

Trước khi có dịch, Dịu nhận lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Cô chỉ mất chi phí khoảng 1,5 triệu cho thuê nhà, điện nước; tiền ăn không mất vì ăn ở công ty cả ngày. Chồng Dịu ở quê làm công việc tự do, cô có 1 con trai năm nay đã 8 tuổi. “Em có thể gửi về 4 triệu, tháng nhiều thì dăm triệu cho con ăn học”, Dịu kể..

Những ngày ở nhà trọ phong tỏa, Dịu bảo rất xúc động vì những ấm áp ân tình của những người xung quanh: Chủ nhà trọ giảm 1/3 giá thuê nhà; công ty hỗ trợ 70% lương; Công đoàn và nhà hảo tâm gửi đồ ăn, rau cỏ,...

Được hỏi về việc tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với các địa phương đưa người lao động, công nhân về quê, Dịu nói dù nhớ nhà nhưng cô không muốn về vì rất lo ngại nhiễm bệnh. “Bây giờ em vẫn đang giãn cách ở thôn My Điền, tất cả đang giãn cách trong này không được ra ngoài. Em thấy quê em lại có ca bị F0 nên em không muốn về. Ở đây chờ hết dịch đi làm vẫn hơn”, Dịu chia sẻ.

Theo Dịu, nhóm công nhân đã loáng thoáng thông tin sắp được đi làm trở lại, ai nấy đều phấn chấn. Trước khi xuống Bắc Giang làm công nhân trong Khu công nghiệp Đình Trám, Dịu “chỉ ở nhà làm lặt vặt”, không làm ra đồng tiền nào nên đời sống khó khăn, bức bối. Những ngày này, Dịu bảo cô “thèm đủ thứ” nhưng ngay cả có tiền cũng không mua được để ăn. Phong tỏa, khép kín, cô và những đồng nghiệp chung xóm trọ gần như chỉ ru rú trong phòng.

Dù vất vả, xa gia đình và chịu nhiều thiệt thòi nhưng Dịu lại hưng phấn khi nói về tương lai. Cô muốn tiết kiệm được tiền, đi học nghề spa để về quê mở tiệm. Dịu cho hay: “Em biết không làm công nhân được mãi. Giờ em đang làm về năng lượng mặt trời, chỉ lo giấy tờ, thống kê sổ sách nhưng cũng khá vất vả”.

Hiện, khu trọ với 24 phòng nơi Dịu đang ở vẫn cách ly. Vài ba ngày, Công đoàn và nhà hảo tâm thông qua chủ nhà trọ gửi gạo, trứng, mì, dầu ăn… “Tháng này chủ trọ mất hơn 10 triệu tiền điện vì bọn em không đi làm, dùng liên tục. Nước tính theo đầu người nên chắc họ cũng lỗ”, Dịu khen chủ trọ có tâm, và lo lắng cho họ.

Có vốn em sẽ về quê trồng cây, nuôi vịt

Cùng quê Hữu Lũng với Dịu là Nguyễn Thị Thủy, sinh năm 1989, công nhân Công ty Luxshare ở Khu công nghiệp Vân Trung. Thủy đang thuê trọ tại huyện Việt Yên (Bắc Giang).

Nghỉ làm từ ngày 10.5, đến nay Thủy chưa nhận được thông báo đi làm lại. Cũng như Dịu, Thủy được Công đoàn và nhà hảo tâm hỗ trợ đồ ăn thông qua chủ trọ. “Em thuê trọ 900.000 đồng/tháng, từ khi cách ly được giảm 300.000 đồng/tháng”, Thủy nói.

Chồng và 2 con (10 tuổi và 4 tuổi) của Thủy đang ở cùng bà nội ở quê. Thủy xuống Bắc Giang làm công nhân từ tháng 7.2020, do tằn tiện chi tiêu, mỗi tháng cô dành dụm được khoảng 5 triệu đồng gửi về cho gia đình.

Ở quê không có ruộng vườn, Thủy chỉ “trồng chăm mấy cây vớ vẩn”, rồi “tự tìm” để xuống Bắc Giang làm công nhân. Chồng Thủy làm thuê ở một xưởng gỗ, mỗi tháng thu nhập dăm bảy triệu đồng. Thế nhưng, Thủy bảo, cô sẽ làm vài năm nữa, “sau khi nghỉ làm công nhân, về quê em chỉ trồng cây, làm nông, nuôi gà vịt”.

Những ngày này, Thủy trông ngóng có xe đưa về nhà để gần chồng con trong những ngày không có việc. Cô càng nôn nóng hơn khi khu trọ khá đông nhưng “toàn những người ở đâu” và nhiều người đã về quê. Thậm chí, bạn cùng phòng trọ của Thủy cũng đã về quê từ lâu. Cũng như Dịu, Thủy tuần nào cũng đi xe máy từ huyện Việt Yên về Hữu Lũng. Giờ ở một mình, không về quê, không đi làm, Thủy chán nản khi ở phòng trọ những ngày nắng nóng với chiếc quạt cầm cự...

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Tuyên Quang đón 231 công nhân từ tâm dịch Bắc Giang về địa phương

Phong Quang |

Cuối giờ chiều 13.6, đoàn xe chở 231 công nhân đang lưu trú ở vùng dịch tỉnh Bắc Giang đã về tới tỉnh Tuyên Quang. Toàn bộ số công nhân này sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe theo đúng quy định phòng, chống dịch.

Chuyện ấm áp trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Phải chờ mãi tôi mới “canh” được những phút giải lao hiếm hoi của bác sĩ Trần Đức Hà (Bệnh viện đã chiến huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Rất khó để kết nối được qua điện thoại với bác sĩ Hà, khi người đàn ông lúc nào cũng thường trực nụ cười này, đang phải “căng mình” điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Góc nhìn thể thao 102: Điểm mạnh trong triết lý bóng đá của ông Troussier

Nhóm PV |

Các cầu thủ U23 Việt Nam đang dần định hình và làm quen được với phong cách huấn luyện cũng như triết lý bóng đá của huấn luyện viên Philippe Troussier. Góc nhìn thể thao số 102 trao đổi với chuyên gia Phan Anh Tú về vấn đề này.

Ngân hàng ở Mỹ được 11 đối thủ hợp lực bơm 30 tỉ USD giải cứu

Thanh Hà |

Các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đang can thiệp để cứu ngân hàng First Republic.

Ca sĩ ảo đầu tiên ở Việt Nam bị chê

Chí Long |

Nữ ca sĩ ảo đầu tiên của Việt Nam - Ann, ra mắt sản phẩm âm nhạc đầu tiên hôm 14.3, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và dân mạng.

Còn quá sớm để đánh giá về ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Cần có những giải đấu chính thức của U23 và đội tuyển Việt Nam để có những đánh giá cụ thể về huấn luyện viên Philippe Troussier.

Không để người bệnh BHYT phải tự mua các thuốc, vật tư y tế

Hà Anh |

UBND TP.Hà Nội vừa giao Sở Y tế phối hợp BHXH TP.Hà Nội và các cơ quan có liên quan tăng cường tham mưu giúp UBND TP.Hà Nội quản lý nhà nước về BHYT thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Luật BHYT.

Tuyên Quang đón 231 công nhân từ tâm dịch Bắc Giang về địa phương

Phong Quang |

Cuối giờ chiều 13.6, đoàn xe chở 231 công nhân đang lưu trú ở vùng dịch tỉnh Bắc Giang đã về tới tỉnh Tuyên Quang. Toàn bộ số công nhân này sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe theo đúng quy định phòng, chống dịch.

Chuyện ấm áp trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Phải chờ mãi tôi mới “canh” được những phút giải lao hiếm hoi của bác sĩ Trần Đức Hà (Bệnh viện đã chiến huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Rất khó để kết nối được qua điện thoại với bác sĩ Hà, khi người đàn ông lúc nào cũng thường trực nụ cười này, đang phải “căng mình” điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.