Bữa cơm chỉ có rau muống xào của nữ công nhân phải nghỉ việc trông con

Tất Thảo – Đỗ Phương |

HÀ NỘI - Bữa cơm trưa của nữ công nhân Dương Thị Thương - người phải nghỉ việc từ cuối tháng 4 đến nay để trông 2 con khi trường học tạm đóng cửa - chỉ có món rau muống xào cùng với nước rau luộc để “trôi” cơm.

“Đứt gánh” công việc để trông con  

Ngồi bên mép giường trong căn phòng trọ chật chội, chất đầy đồ đạc, chị Dương trệu trạo cho xong bữa. Vừa ăn, chị Thương không quên để mắt tới 2 con đang chơi cùng với những đứa trẻ khác ở phòng đối diện. Để cho các con thoải mái hơn, chị thuê 2 phòng trọ với giá 400.000 đồng/phòng. Một phòng chị dùng chỉ để đồ đạc, ăn uống; một phòng để ngủ, cho các con chơi.

Chị Thương là trường hợp công nhân phải nghỉ làm bởi không có chỗ gửi con khi trường học tạm thời đóng cửa. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay càng chật vật hơn, đến mớ rau cũng phải chia làm 2 bữa, nhưng họ không có cách nào khác…

Chị Thương kể, vì cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, chồng chị đã đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) 5 năm nay. Chị cùng 2 con (5 tuổi và 2 tuổi) thuê phòng trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Chị Thương vốn là công nhân làm việc tại Công ty Panasonic. Trước đây, khi trường mở cửa, hàng ngày, chị Thương gửi các con đến trường mầm non, rồi yên tâm đi làm. Chi phí gửi con khoảng 1,6 triệu đồng/tháng.

Nhưng khi trường học đóng cửa vào cuối tháng 4, chị Thương không kịp trở tay, không biết gửi các con ở đâu. Bố mẹ ở quê đều đã lớn tuổi, sức yếu nên khó có thể trông nom 2 cháu. Nữ công nhân này cũng không dám gửi người trông hộ bởi lo lắng dịch bệnh. Hơn nữa, nếu đi gửi, mỗi tháng mất 2,5 triệu đồng, tổng cộng khoảng 5 triệu đồng cho hai con - một khoản chi phí khá lớn so với thu nhập của chị.

Thời điểm đó, công ty ít việc, thu nhập giảm, nên nghĩ đi nghĩ lại, chị Thương đành chọn giải pháp nghỉ việc. Phải từ bỏ công việc đã gắn bó 8 năm, chị Thương rất tiếc nuối, nhưng vì các con, chị đành phải chấp nhận. “Thu nhập của tôi khi không tăng ca là 7-8 triệu đồng/tháng; nếu tăng ca có thể lên tới 10-12 triệu đồng/tháng” - chị Thương cho hay. Đó là một khoản thu nhập tốt để chị có thể tự trang trải cuộc sống, không cần dùng nhiều đến khoản tiền chồng chị gửi về. Khoản tiền của chồng chị phải tiết kiệm để lo công việc của gia đình sau này.

Nghỉ việc, không có thu nhập từ tháng 5 đến nay, mọi chi phí của gia đình: Nuôi con, thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt… đều trông chờ vào những đồng tiền chồng chị gửi về. Theo tính toán của nữ công nhân, riêng tiền thuê nhà, tiền bỉm, sữa cho con đã lên tới 5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt. Tuy chồng không nói gì, nhưng trong thâm tâm, chị Thương cảm thấy rất áy náy khi mà, từ khi chị nghỉ việc đến nay, mọi gánh nặng chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào chồng.

Chị Thương cho hay, chị dự định khi trường mầm non mở cửa trở lại, chị sẽ ngay lập tức đi xin việc mới. Tuy vậy, chị khá lo khi được biết hiện nay, nhiều công ty ít việc, nhu cầu tuyển dụng không nhiều. Các công ty còn ưu tiên tuyển lao động trẻ hơn, trong khi chị đã gần 30 tuổi.

Hơn nửa năm nay, chị Dương Thị Thương phải nghỉ làm để ở nhà trông các con. Ảnh: Tất Thảo
Hơn nửa năm nay, chị Dương Thị Thương phải nghỉ làm để ở nhà trông các con. Ảnh: Tất Thảo

“Không chỉ vậy, nếu xin được việc thì tôi sẽ lại phải bắt đầu ở mức lương khởi điểm. Lương cơ bản của tôi trước đây đang ở mức gần 6 triệu đồng. Nếu bắt đầu công việc mới, lương cơ bản chỉ còn 4,3 triệu đồng” - chị Thương buồn rầu. Theo tính toán của chị Thương, nếu tìm được một công việc mới, thu nhập của chị giảm xuống so với trước 3 triệu đồng/tháng.

Một bó rau chia làm 2 bữa 

Đồng cảnh ngộ với chị Thương, chị Phạm Thị Khê - công nhân Công ty TNHH Suncal Technology Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) - mới xin nghỉ việc từ tháng 10 để kèm cặp con học online. Chị có 2 người con đang học lớp 1 và lớp 3. Chị Khê và chồng đều làm công nhân, nhiều hôm cả 2 trùng giờ làm, chị xin đổi ca với đồng nghiệp nhưng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Sau một tháng các con bước vào năm học mới, chị Khê quyết định nghỉ làm, còn chồng vẫn tiếp tục làm công ty.

Theo chị Khê, khi các con học online, nếu phụ huynh không sát sao, rất dễ chểnh mảng. Hơn nữa, 2 con vẫn ở độ tuổi cần có người lớn bên cạnh hỗ trợ nên quyết định xin nghỉ việc là đúng đắn song cũng vì bất đắc dĩ. Phải ở nhà, cũng như nhiều gia đình công nhân khác, chị Khê mất đi một nguồn thu. Cuộc sống vì thế thiếu thốn và khó khăn hơn nhiều.

Cả gia đình 4 người hiện chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân eo hẹp của chồng. Để không phải vay mượn, chị Khê hết sức tiết kiệm. Hầu hết các khoản tiền thật sự cần thiết mới chi. Bữa cơm của cả nhà cũng phải tính toán, 1 bó rau chia làm 2 bữa, có thịt hay món gì đắt một chút, chị và chồng sẽ nhường cho con, còn mình ăn món đơn giản.

Chia sẻ về mong muốn hiện tại, chị Khê chỉ hy vọng tình hình dịch ổn định hơn để các con sớm đến trường. Vì chị không thể nghỉ ở nhà quá lâu mà không đi làm...

Tất Thảo – Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Tae Young bị nợ lương khốn khổ đòi quyền lợi

Minh Phương - Lương Hạnh |

Ngày 12.11, một số công nhân Công ty TNHH Tae Young Garments (Công ty Tae Young) đã đến trụ sở Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) huyện Phúc Thọ (Hà Nội) xin giấy triệu tập Giám đốc Công ty Tae Young vắng mặt 2 lần để lấy cơ sở kiện công ty ra toà nhưng Phòng này không giải quyết cho công nhân.

Công nhân Hải Dương loay hoay tìm nơi gửi trẻ, nhiều giáo viên "bỏ'' nghề

Đặng Luân |

Hải Dương - Từ 12.10 đến hết ngày 11.11, tỉnh Hải Dương ghi nhận 129 ca mắc mới COVID-19, trong đó nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch, nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường, cuộc sống của nhiều người lao động có con nhỏ vì vậy mà đảo lộn…

Hải Dương yêu cầu dừng hoạt động các doanh nghiệp ở xã có 2 công nhân F0

Mai Dung |

HẢI DƯƠNG - Sáng 12.11, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt tăng cường chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Ninh Giang.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Công nhân Tae Young bị nợ lương khốn khổ đòi quyền lợi

Minh Phương - Lương Hạnh |

Ngày 12.11, một số công nhân Công ty TNHH Tae Young Garments (Công ty Tae Young) đã đến trụ sở Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) huyện Phúc Thọ (Hà Nội) xin giấy triệu tập Giám đốc Công ty Tae Young vắng mặt 2 lần để lấy cơ sở kiện công ty ra toà nhưng Phòng này không giải quyết cho công nhân.

Công nhân Hải Dương loay hoay tìm nơi gửi trẻ, nhiều giáo viên "bỏ'' nghề

Đặng Luân |

Hải Dương - Từ 12.10 đến hết ngày 11.11, tỉnh Hải Dương ghi nhận 129 ca mắc mới COVID-19, trong đó nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch, nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường, cuộc sống của nhiều người lao động có con nhỏ vì vậy mà đảo lộn…

Hải Dương yêu cầu dừng hoạt động các doanh nghiệp ở xã có 2 công nhân F0

Mai Dung |

HẢI DƯƠNG - Sáng 12.11, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt tăng cường chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương họp khẩn với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Ninh Giang.