Bồi đắp tình thương và trách nhiệm với người lao động

NGUYỄN HỒNG VINH |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - nguyên Uỷ viên T.Ư Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - về những việc làm thiết thực, hiệu quả của tổ chức Công đoàn hiện nay.

Những cột mốc thời gian không thể nào quên 

Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc đều có những mốc thời gian đặc biệt. Đối với nước ta, kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 2.9.1945 (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), có 2 mốc thời gian đáng nhớ nhất: đó là là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) chống thực dân Pháp xâm lược; tiếp đến là Lời kêu gọi chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tháng 7.1967) nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu giành lại độc lập, tự do trong phạm vi cả nước, thu non sông về một mối vào ngày 30.4.1975. Đó là thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc ta trước những KẺ THÙ RÕ MẶT.

Nhưng ngày 23.1.2020 vừa qua, nước ta xuất hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên; từ đó bắt đầu lây lan dịch COVID-19 trong xã hội. Vậy là, cả dân tộc ta bước vào cuộc chiến đấu chống KẺ THÙ GIẤU MẶT vô cùng tàn ác, đã và đang cướp đi hàng chục triệu sinh mạng trên toàn cầu, làm cho kinh tế nước ta và thế giới liêu xiêu, cuộc sống của các tầng lớp nhân dân bị xáo trộn cơ cực, nhất là những người lao động phải đối mặt với nhiều bi kịch và bất hạnh…

Trước tình hình nghiêm trọng đó, trong các ngày 30.3.2020 và 29.7.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát đi Lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ ở trong  nước và ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, cùng nhau hợp sức chống dịch như chống giặc, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài, phát huy cao nhất lòng yêu nước và ý chí quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch.

Những việc làm cụ thể, thiết thực

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) với chức năng là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động của cả nước, đã hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi nêu trên bằng những chủ trương và hành động cụ thể, thiết thực. Nhận thức rõ sứ mệnh giáo dục, động viên và tổ chức hơn 50 triệu người lao động cả nước (cả lao động chân tay và lao động trí óc) đoàn kết thành một khối, nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Đoàn Chủ tịch trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và các Chỉ thị, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Từ ngày 27.4.2021 đến nay - thời điểm bùng phát đợt dịch thứ tư diễn ra ở mức cao điểm trong cả nước, nhất là ở TP.Hồ Chí Minh; sau đó là Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các tỉnh thành ở Nam Bộ… các công đoàn từ cơ sở đã cùng hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần khẩn trương, quyết liệt. Có thể dẫn ra đây một số việc điển hình, được rất nhiều người lao động đồng tình và hưởng ứng:

- Ban hành QUYẾT ĐỊNH SỐ 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 về việc hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Đây là quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng cụ thể với những mức khác nhau nhằm giúp những người lao động gặp khó khăn do phải cách ly y tế hoặc cư trú trong các khu vực phong tỏa với phương châm “không để người lao động bị thiếu đói”. Quyết định này đã tạo điều kiện giúp Liên đoàn Lao động các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hỗ trợ kịp thời người lao động vượt qua khó khăn, an tâm gắn bó với doanh nghiệp và địa phương; trên cơ sở đó giúp hai tỉnh kiểm soát được dịch bệnh, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, sớm đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại với tỉ lệ cao.

- Ban hành QUYẾT ĐỊNH SỐ 3040/QĐ-TLĐ ngày 11/8/2021 về việc tăng cường dinh dưỡng cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng, chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Với quyết định về gói hỗ trợ này, thể hiện tinh thần quan tâm chia sẻ, động viên các lực lượng y tế đang ngày đêm gồng mình chống dịch, góp sức cổ vũ ý chí vượt khó khăn, không quản hiểm nguy tính mạng, tận tâm, tận lực của đội ngũ thầy thuốc trong điều trị, giành giật sự sống cho nhiều người bệnh.

Cán bộ Công đoàn TP.Đà Nẵng trao quà hỗ trợ cho công nhân khu nhà trọ trong những ngày Đà Nẵng bị phong toả chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyên Lê
Cán bộ Công đoàn TP.Đà Nẵng trao quà hỗ trợ cho công nhân khu nhà trọ trong những ngày Đà Nẵng bị phong toả chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyên Lê

- Ban hành QUYẾT ĐỊNH 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại các địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Đây là Quyết định ra đời sau khi có Lời kêu gọi thứ hai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tăng cường phối hợp các bộ, ban, ngành thực hiện tốt mục tiêu kép, tránh đứt gãy cung ứng để bảo đảm vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động bàn với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thống nhất các biện pháp cụ thể, mang lại hiệu quả bước đầu.

Chủ trương một, quyết tâm 10

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lưu ý công đoàn các cấp: Ra được chủ trương đúng mới là bước đầu, vấn đề quan trọng là tổ chức và kiểm tra việc thực hiện. Theo đó, Lãnh đạo đã cử nhiều đoàn về thăm, tặng quà 10 tỉnh, thành phố có tình hình dịch diễn biến phức tạp; ban hành chủ trương lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn với doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch đến hết tháng 12.2021; hướng dẫn triển khai các biện pháp cấp bách để chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động nhằm thực hiện tốt phương châm “ai ở đâu, ở yên đó”, tránh lây lan dịch cộng đồng.

Thực hiện Lời kêu gọi của Thủ tướng về lập Quỹ vắc-xin, ngày 3/6/2021, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chỉ đạo triển khai “CHƯƠNG TRÌNH VẮC-XIN CHO CÔNG NHÂN” thông qua “Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng”, khơi gợi tinh thần tự nguyện đóng góp hàng trăm tỉ đồng cho quỹ. Tính đến ngày 13.9.2021, công đoàn các cấp đã chi và đang thực hiện thủ tục chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với số tiền là hơn 4.375 tỉ đồng.

Công đoàn các cấp đã chủ động vận động hơn 8.000 doanh nghiệp thành lập hơn 44.000 Tổ an toàn COVID tại cơ sở để nắm chắc tình hình đời sống người lao động, nhất là số ca nhiễm virus, hướng dẫn cách phòng, chống dịch và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động…

Trong khó khăn, hoạn nạn, nhiều tổ chức công đoàn có sáng kiến tổ chức mô hình “siêu thị 0 đồng”, “xe buýt 0 đồng”, “ATM gạo”, “gian hàng lưu động 0 đồng”, “gói hỗ trợ dinh dưỡng”, “an sinh công đoàn”…; vận động các chủ nhà trọ, các doanh nghiệp trên địa bàn miễn, giảm giá thuê nhà, giảm giá các mặt hàng thiết yếu; phối hợp rà soát, tiếp nhận, cấp phát lương thực, thực phẩm giao tận tay công nhân, người lao động tạm trú trong các khu nhà trọ bị phong tỏa theo đúng đối tượng, bảo đảm sự công khai, minh bạch.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch COVID-19 trong cả nước, ngày 24/8/2021, Bộ Chính trị quyết định cử Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch; theo đó các ban, ngành, địa phương chấn chỉnh đội ngũ, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để chặn đứng sự lây lan của đại dịch. Hàng vạn chiến sĩ bộ đội, công an, hàng nghìn bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên đã tình nguyện vào các vùng tâm dịch phía Nam; đồng hành, sẻ chia gian khó với các địa phương. Hệ thống công đoàn các cấp với tinh thần xốc tới, thể hiện những việc làm nghĩa tình và trách nhiệm đối với đoàn viên và người lao động.

Ngày 25.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo chủ trương “phấn đấu không có COVID” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, cả nước dồn sức đến 30.9 trở lại “trạng thái bình thường mới”. Đây là quyết tâm chiến lược, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, nhưng đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền cùng hệ thống chính trị cả nước phải “vào cuộc” mạnh mẽ hơn, bài bản hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp tục phát huy tính năng động, nhạy bén, đã và đang chỉ đạo hệ thống công đoàn các cấp tăng cường giáo dục, động viên đoàn viên nâng cao nhận thức, bồi đắp tinh thần yêu thương và trách nhiệm chăm lo sức khỏe và tính mạng của hơn 50 triệu người lao động - một lực lượng quyết định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Phía trước còn không ít chông gai, thách đố, nhưng với lòng yêu nước và ý chí kiên cường, với khát vọng xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, chúng ta tin tưởng sẽ chiến thắng kẻ thù giấu mặt như trước đây ông cha ta đã chiến thắng kẻ thù rõ mặt!

NGUYỄN HỒNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Vương Trần |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

“Em nhận đủ rồi, hãy nhường tiền hỗ trợ cho người khác khó khăn hơn”

Linh Anh |

Trong khó khăn bởi dịch bệnh, người ta cảm nhận rõ hơn sự ấm áp của tình người và thấy rõ hơn trách nhiệm của việc thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Vương Trần |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

“Em nhận đủ rồi, hãy nhường tiền hỗ trợ cho người khác khó khăn hơn”

Linh Anh |

Trong khó khăn bởi dịch bệnh, người ta cảm nhận rõ hơn sự ấm áp của tình người và thấy rõ hơn trách nhiệm của việc thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo.

Phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Sẽ hỗ trợ cho 1,5 triệu học sinh

Phạm Đông - Bích Hà |

Tối 12.9, chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức trực tuyến giữa Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố và 1 điểm cầu ở Bộ GDĐT. Tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ GDĐT, Bộ TTTT và một số doanh nghiệp. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”.