THÊM MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TỬ VONG TẠI SAUDI ARABIA CHƯA ĐƯỢC ĐƯA VỀ VIỆT NAM:

Biết người lao động quá tuổi, Cty vẫn đưa đi (Kỳ 2)

VIỆT LÂM |

Trong quá trình xác minh sự việc theo đơn cầu cứu của chị Nguyễn Thị Ánh M, phóng viên Báo Lao Động phát hiện Cty cổ phần cung ứng nhân lực Việt Nhật – Vitech (Cty Việt Nhật), đơn vị đưa mẹ chị M đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã vi phạm quy định của Bộ LĐTBXH.

Trong bản chụp hộ khẩu gia đình của chị M cung cấp cho Báo Lao Động, có ghi mẹ chị M là bà Trương Thị Ánh sinh năm 1968. Như vậy, vào thời điểm 11.7.2017, Cty Việt Nhật đưa bà Ánh (49 tuổi) đi làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia là quá tuổi theo quy định tại Thông tư số 22 ngày 15.10.2013 của Bộ LĐTBXH (từ đủ 21 đến 47 tuổi).

Ngày 26.3, tại Văn phòng giao dịch số 5A (ngõ 2 Phương Mai, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) của Cty Việt Nhật, trong buổi làm việc với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Khuyến - Phó Tổng Giám đốc - đã khẳng định: Bà Trương Thị Ánh chính là người do Cty Việt Nhật đưa đi làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia và bị tử vong ngày 6.10.2017 do ngã từ lầu 2 xuống. Tại buổi làm việc, trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc trong quá trình xác minh hồ sơ của NLĐ, phía Cty có nhận thấy điều gì bất thường hay không (?), ông Khuyến thừa nhận Cty biết bà Ánh sinh năm 1968.

Về việc tại sao Cty Việt Nhật vẫn đưa bà Ánh đi Saudi Arabia dù theo quy định của Bộ LĐTBXH là đã quá tuổi để đi làm giúp việc gia đình, ông Khuyến nói: “Do bà Ánh tha thiết nhờ Cty tạo điều kiện đưa đi XKLĐ để giúp cải thiện kinh tế gia đình; bà Ánh có làm bản cam kết và trong hồ sơ có giấy chứng nhận bà Ánh đủ sức khỏe, nên Cty đã mở lòng giúp đỡ. Việc này, cũng “hơi” vi phạm hướng dẫn của Bộ LĐTBXH”.

Về việc vì sao thi hài của bà Ánh vẫn chưa được chuyển về VN cũng như các chế độ về bảo hiểm và lương, ông Khuyến cho hay: Do bà Ánh thay đổi chỗ ở trước khi đi XKLĐ; việc liên lạc chị M gặp nhiều khó khăn nên khâu làm giấy ủy quyền của gia đình, giấy chấp nhận tiếp thi hài mất nhiều thời gian. Hiện nay, Cty đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia làm thủ tục để cố gắng sớm đưa thi hài người lao động (NLĐ) về nước. Có thể thi hài bà Ánh sẽ được đưa về quê trong tháng 4.2018. Về tiền lương và tiền bảo hiểm của bà Ánh, theo ông Khuyến, trước đây chủ sử dụng lao động đã đồng ý hỗ trợ NLĐ những tháng lương còn lại của hợp đồng, nhưng đến nay chủ sử dụng lại không đồng ý và chỉ đồng ý trả 2 tháng lương. “Xét thấy mức hỗ trợ như vậy là thấp, Cty Việt Nhật đã không đồng ý và đang tiếp tục đàm phán với chủ sử dụng phải có mức hỗ trợ phù hợp với quyền lợi của NLĐ. Về chế độ bảo hiểm, Cty đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam làm việc với chủ sử dụng lao động để làm rõ.

Tuy nhiên khi PV Báo Lao Động đề nghị Cty Việt Nhật cung cấp bản sao của hợp đồng giữa NLĐ và Cty cũng như bản cam kết của bà Ánh, ông Khuyến thoái thác do cán bộ giữ hồ sơ đang đi công tác nên Cty sẽ chuyển sau.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc những diễn biến mới nhất của vụ việc.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Thêm một người lao động tử vong tại Saudi Arabia chưa được đưa về Việt Nam

VIỆT LÂM |

Sau loạt bài đăng trên báo Lao Động, thi hài bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) mang tên giả là Vương Thị Hoài Thu (sinh năm 1977, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia rồi tử vong đã được Cty đưa về nước sau gần 1 năm phải nằm ở nhà lạnh xứ người. Trong khi những sai phạm của doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong vụ này chưa được các cơ quan chức năng làm rõ thì đêm 24.3, phóng viên Báo Lao Động lại nhận được lời kêu cứu từ con gái của một lao động bị tử vong tại Saudi Arabia, nửa năm chưa đưa được thi hài về nước.

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ “Phù phép” người khuyết tật đi chữa bệnh, mất tích rồi... tử vong: Con mắt lệ nhòa bên quan tài mẹ

Việt Lâm - Sơn Tùng |

22 giờ ngày 12.3, anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) - con trai của bà Trần Thị Bình (SN 1963), với tên Vương Thị Hoài Thu (SN 1977) đi xuất khẩu lao động qua Cty cổ phần xây dựng nhân lực Gia Vi, rồi tử vong bên Saudi Arabia đầu tháng 4.2017 - lên xe ôtô từ Vinh ra Hà Nội để lên sân bay Nội Bài nhận thi hài mẹ. Trước khi đi, anh Chính đã nhờ Báo Lao Động hỗ trợ và PV Báo Lao Động đã cùng anh đi nhận thi hài bà Bình. 

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Chiêm ngưỡng chiếc cúp vàng World Cup 2023

AN NGUYÊN |

Lễ rước cúp vàng World Cup 2023 mang đến sự cổ vũ tinh thần cho đội tuyển nữ Việt Nam trước thềm giải đấu lớn nhất hành tinh.

Cà Mau: Nhóm học sinh rủ nhau dàn cảnh trói tay, 6 đánh 1 để quay clip

NHẬT HỒ |

Cà Mau - 7 em học sinh là bạn thân rủ nhau đến một khu dân cư vắng, dàn cảnh 6 người đánh 1 người rồi quay clip. Clip sau đó bị rò rỉ trên mạng xã hội gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận.

Dẹp loạn Tiktoker chửi bậy: Phạt hành chính thôi chưa đủ

Nhóm PV |

Dù đã có mức xử phạt hành chính cho việc văng tục, chửi bậy trên các nền tảng mạng xã hội, song, mức phạt này vẫn là quá nhẹ với số tiền mà các Tiktoker, KOLs kiếm được nhờ việc đăng tải clip nói tục để bán hàng.

Thêm một người lao động tử vong tại Saudi Arabia chưa được đưa về Việt Nam

VIỆT LÂM |

Sau loạt bài đăng trên báo Lao Động, thi hài bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) mang tên giả là Vương Thị Hoài Thu (sinh năm 1977, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia rồi tử vong đã được Cty đưa về nước sau gần 1 năm phải nằm ở nhà lạnh xứ người. Trong khi những sai phạm của doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong vụ này chưa được các cơ quan chức năng làm rõ thì đêm 24.3, phóng viên Báo Lao Động lại nhận được lời kêu cứu từ con gái của một lao động bị tử vong tại Saudi Arabia, nửa năm chưa đưa được thi hài về nước.

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ “Phù phép” người khuyết tật đi chữa bệnh, mất tích rồi... tử vong: Con mắt lệ nhòa bên quan tài mẹ

Việt Lâm - Sơn Tùng |

22 giờ ngày 12.3, anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) - con trai của bà Trần Thị Bình (SN 1963), với tên Vương Thị Hoài Thu (SN 1977) đi xuất khẩu lao động qua Cty cổ phần xây dựng nhân lực Gia Vi, rồi tử vong bên Saudi Arabia đầu tháng 4.2017 - lên xe ôtô từ Vinh ra Hà Nội để lên sân bay Nội Bài nhận thi hài mẹ. Trước khi đi, anh Chính đã nhờ Báo Lao Động hỗ trợ và PV Báo Lao Động đã cùng anh đi nhận thi hài bà Bình.