Bên trong lán trại tồi tàn của thợ xây, phụ hồ - những lao động tha hương

Bảo Hân |

Không chỉ công nhân trong các khu công nghiệp vật vã với vấn đề nhà ở, nhiều thợ xây, phụ hồ cũng đang phải ở trong những lán trại với điều kiện sống tồi tàn, mất vệ sinh.

Căn biệt thự liền kề 5 tầng tại khu đô thị Đô Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) được 3 đội thợ xây với khoảng 30 người thuê trọ. Nói là biệt thự, nhưng điều kiện sống ở đây rất tồi tệ: Sàn nhà chưa lát, tường để thô, dây điện chằng chịt...

Chỗ ngủ tạm bợ của công nhân tại tầng 1 căn biệt thự xây thô. Ảnh: Bảo Hân
Chỗ ngủ tạm bợ của công nhân tại tầng 1 căn biệt thự xây thô. Ảnh: Bảo Hân

Sáng 1.10, các thợ xây đã đi làm hết, chỉ còn chị Lặng Thị Duyên - người phụ trách nấu ăn cho nhóm thợ xây, phụ hồ gồm 8 người - đang xoay trần bên khu bếp dựng tạm ở tầng 1. Ngay bên cạnh chị Duyên là những chiếc giường “tự chế” của nhóm công nhân xây dựng, được tận dụng từ gỗ ép cũ, chân giường là gạch mộc. Trên giường, chăn chiếu nhàu nhĩ, có giường dùng màn, có giường không.

Cận cảnh nơi ngủ tạm bợ của công nhân. Ảnh: Bảo Hân
Cận cảnh nơi ngủ tạm bợ của công nhân. Ảnh: Bảo Hân

Chị Duyên cho biết, các tầng trên cũng có nơi nghỉ ngơi như thế này cho công nhân. “Tôi và những nữ phụ hồ có khu ngủ riêng. Tôi thấy nơi nghỉ thế này là ổn rồi, lao động tự do không mong gì hơn. Cả ngày đi làm, chỉ tối mới về khu trọ để nghỉ ngơi” - chị Duyên cho hay.

Cuối tầng 1 là khu vực vệ sinh, tắm rửa của nhóm công nhân. Nhà vệ sinh được lắp tạm bợ, che bằng bạt, mùi xú uế bốc lên rất khó chịu. Do quá đông người ở khiến điều kiện vệ sinh càng thêm tồi tệ, nguy cơ bệnh tật...

Khu vệ sinh, tắm rửa không đảm bảo vệ sinh trong khu nhà. Ảnh: Bảo Hân
Khu vệ sinh, tắm rửa được quây bằng bạt, vải không đảm bảo vệ sinh trong căn biệt thự. Ảnh: Bảo Hân
Nơi vệ sinh của nhóm công nhân. Ảnh: Bảo Hân
Nơi vệ sinh của nhóm công nhân. Ảnh: Bảo Hân

Theo tìm hiểu của phóng viên, có nhiều ngôi nhà biệt thự xây dở trong khu đô thị Đô Nghĩa trở thành nơi ở trọ của thợ xây, phụ hồ. Các “cai” lao động thường thuê 1-2 tầng hoặc cả căn nhà. Nếu thuê 2 tầng, giá thuê khoảng 5-6 triệu đồng/tháng; thuê cả nhà thì có giá cao hơn. Thường, công nhân ăn, ở tại các khu biệt thư này 2-3 tháng cho đến khi hoàn thành xong công đoạn của mình, rồi sẽ chuyển đi nơi khác.

Nhóm công nhân sống trong những căn biệt thự chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với công nhân phải sống trong những nhà tạm, lán tạm. Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động, chỉ riêng địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội) đã có hàng chục nhóm thợ xây, phụ hồ phải sống trong những lán tạm.

Anh Nguyễn Thế Ngọc - công nhân thợ sắt - đang trọ tại một nhà tạm ở phường Yên Nghĩa cùng nhóm công nhân. Nhà tạm này vốn được xây dựng để làm cửa hàng sửa chữa xe máy, nhưng được cho thuê ở. Có mặt tại nhà trọ này mới thấy hết được vẻ tạm bợ: Nhà vệ sinh dựng tạm ở góc nhà, quây bằng bạt; do quá chật chội nên công nhân phải dựng giường tầng... Những hôm trời nắng, không khí trong phòng rất nóng bức và ngột ngạt.

Anh Nguyễn Văn N - một thợ xây đang sống trong lán tạm - ngao ngán: “Dù biết điều kiện sống không đảm bảo, nhưng chúng tôi đều là lao động tha hương, công việc bấp bênh, chỉ mong kiếm được chút tiền để nuôi gia đình nên dù sống khổ cũng cố gắng chịu đựng. Việc ở trọ tại đâu là do các “cai” phụ trách, chúng tôi đi làm thuê, phải chấp nhận”- anh N chia sẻ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Không để công nhân lao động thiếu lương thực

HÀ ANH CHIẾN |

Với phương châm không để bất kỳ người nghèo, người lao động nào thiếu lương thực thực phẩm, chính quyền xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã thành lập "Tổ Điều tiết hàng hóa", với nòng cốt là các tình nguyện viên. Ông Nguyễn Văn Thuộc, Bí thư huyện uỷ Vĩnh Cửu cho biết: "Lúc nào trong kho chúng tôi cũng có đủ đồ, không để bất kì công nhân nào bị thiếu lương thực, thực phẩm".

Mẹ phụ hồ thắt ruột vì chưa thể về quê đưa con đi khám bệnh

Bảo Hân |

Những ngày này, đứa con gái 6 tuổi của chị Hòa đang ở quê với ông bà ngoại, hay kêu bị đau bụng. Mặc dù Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, nữ công nhân phụ hồ này vẫn chưa thể về quê để đưa con đi khám. Lòng chị Hoà nóng như lửa đốt, có những đêm chị không ngủ được vì lo lắng.

Nữ công nhân nhận lau dọn thuê để kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ

Hà Anh |

Chồng vướng vào vòng lao lý 6 năm nay, một mình chị Ngô Thị Hương (sinh năm 1990, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) đang “gánh gồng” để chăm lo cho 8 người trong gia đình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Không để công nhân lao động thiếu lương thực

HÀ ANH CHIẾN |

Với phương châm không để bất kỳ người nghèo, người lao động nào thiếu lương thực thực phẩm, chính quyền xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã thành lập "Tổ Điều tiết hàng hóa", với nòng cốt là các tình nguyện viên. Ông Nguyễn Văn Thuộc, Bí thư huyện uỷ Vĩnh Cửu cho biết: "Lúc nào trong kho chúng tôi cũng có đủ đồ, không để bất kì công nhân nào bị thiếu lương thực, thực phẩm".

Mẹ phụ hồ thắt ruột vì chưa thể về quê đưa con đi khám bệnh

Bảo Hân |

Những ngày này, đứa con gái 6 tuổi của chị Hòa đang ở quê với ông bà ngoại, hay kêu bị đau bụng. Mặc dù Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, nữ công nhân phụ hồ này vẫn chưa thể về quê để đưa con đi khám. Lòng chị Hoà nóng như lửa đốt, có những đêm chị không ngủ được vì lo lắng.

Nữ công nhân nhận lau dọn thuê để kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ

Hà Anh |

Chồng vướng vào vòng lao lý 6 năm nay, một mình chị Ngô Thị Hương (sinh năm 1990, công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) đang “gánh gồng” để chăm lo cho 8 người trong gia đình.