Bấp bênh việc làm của công nhân may

BẢO HÂN |

Hiện nay, bên cạnh nhiều công nhân (CN) luôn phải sống trong lo lắng vì sợ mất việc làm, còn có nhiều người mặc dù không muốn làm công việc hiện tại nhưng vẫn phải làm vì không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn.

Không thấy cơ hội khác

Chị Đỗ Thanh H (CN may tại KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ) có hoàn cảnh hết sức khó khăn, éo le. Chồng chị mất đã lâu, để lại cho chị hai con nhỏ, một cháu năm nay 7 tuổi, cháu còn lại 4 tuổi. Cả gia đình trông chờ vào thu nhập của chị: Khoảng 4,5 - 5 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, mặc dù đã dè sẻn hết mức có thể, đến mua cái dép cho con cũng phải cân nhắc, chị vẫn thường rơi vào cảnh “thiếu trước, hụt sau”.

Tuy cuộc sống khó khăn nhưng chị dường như không nhìn thấy một cơ hội nào khác để thay đổi, cải thiện thu nhập của gia đình. “Đôi khi tôi cũng muốn nghỉ việc để chuyển chỗ khác nhưng suy đi tính lại, chỗ này gần nhà, rồi nghĩ chắc làm ở đâu cũng thế, nên thôi”.

Chị H cho biết, có CN chuyển đi rồi, lại xin quay về vì lương ở Cty mới chỉ hấp dẫn một vài tháng đầu, sau đó lại thấp hơn ở Cty cũ. Tâm lý không ổn định công việc này ảnh hưởng tới sức khỏe của CN và cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của CN.

Công nhân may không được bảo vệ

Mới đây, tổ chức Oxfam cùng với Viện Công nhân - Công đoàn (CN-CĐ) thực hiện phỏng vấn hơn 88 CN ở 6 nhà máy trong lĩnh vực may mặc thuộc 4 vùng lương, 6 cuộc thảo luận nhóm ở nhà máy, 67 cuộc phỏng vấn sâu. Trong đó, nhóm thực hiện phỏng vấn 14 chuyền trưởng, 5 quản lý cấp cao, 38 cán bộ công đoàn, 6 cán bộ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; 1 cán bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia và 1 chuyên gia tiền lương, cùng với 14 nghiên cứu tình huống điển hình. Kết quả khảo sát này được tập hợp trong báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy”.

Theo kết quả khảo sát này, cứ 4 CN thì có một người luôn lo lắng vì sợ mất việc, mặc dù 49% CN được phỏng vấn cho biết họ không muốn làm CN may nhưng không có sự lựa chọn khác. 88% cảm thấy họ không có cơ hội để thay đổi nghề nghiệp tốt hơn. Một Cty được khảo sát có số lao động là 520 người, nhưng biến động hàng tháng có thể lên tới 50 người. Tỉ lệ biến động lao động trong các DN may qua khảo sát đều từ 8 - 10%. Chuyển việc vì lý do gia đình là nguyên nhân đầu tiên được nói tới khi được hỏi về lý do (40% CN được phỏng vấn) và lương thấp là lý do thứ hai khiến CN chuyển việc (15,5%).

Khảo sát này còn cho thấy một thực tế là hợp đồng lao động vẫn không đem lại sự bảo vệ cho CN may. Đa số CN (khoảng 90% những người được khảo sát) không biết về bậc tay nghề, thời giờ làm việc và các quy định nghỉ phép năm nêu trong hợp đồng lao động của họ. Theo nhận định trong báo cáo, việc CN thiếu hiểu biết về quyền của mình tạo lợi thế cho một hệ thống vận hành thông qua việc đe dọa chấm dứt việc làm của người sử dụng lao động bất kỳ lúc nào.

Hơn nữa, các doanh nghiệp đang sử dụng chiến thật ngầm để “sa thải” những người lao động (NLĐ) lớn tuổi, những người bị suy giảm sức khỏe, năng suất thấp và đang hưởng lương cao, để thay thế bằng CN trẻ, khỏe hơn, nhanh hơn và lương thấp hơn - một hiện tượng “thay máu” như chủ tịch CĐ một Cty may cho biết. Đây là một thách thức không chỉ về đảm bảo việc làm, mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của một bộ phận NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng sức khỏe suy giảm và mất việc làm…

BẢO HÂN
TIN LIÊN QUAN

Tình trạng quản lý lạm dụng công nhân may diễn ra phổ biến

Bảo Hân |

Đồng lương không đủ sống và vay nợ liên tục đặt công nhân may mặc vào thế yếu và dễ bị lạm dụng tại nơi làm việc, hoặc có nguy cơ bị mất ngay cả mức lương ít ỏi của mình.

Vụ nữ công nhân may tử vong: Bệnh nhân tha thiết xin truyền đạm?

T.Linh |

Phòng y tế quận Thanh Xuân (Hà Đông- Hà Nội) vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội về trường hợp tử vong do truyền dịch tại phường Khương Đình.

Truyền đạm tại phòng khám tư, nữ công nhân may tử vong

T.Linh |

Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội đã xác nhận  tối qua (7.4) một bệnh nhân tử vong tại Phòng khám Kết Châu, địa chỉ ngõ 481 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tình trạng quản lý lạm dụng công nhân may diễn ra phổ biến

Bảo Hân |

Đồng lương không đủ sống và vay nợ liên tục đặt công nhân may mặc vào thế yếu và dễ bị lạm dụng tại nơi làm việc, hoặc có nguy cơ bị mất ngay cả mức lương ít ỏi của mình.

Vụ nữ công nhân may tử vong: Bệnh nhân tha thiết xin truyền đạm?

T.Linh |

Phòng y tế quận Thanh Xuân (Hà Đông- Hà Nội) vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội về trường hợp tử vong do truyền dịch tại phường Khương Đình.

Truyền đạm tại phòng khám tư, nữ công nhân may tử vong

T.Linh |

Ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội đã xác nhận  tối qua (7.4) một bệnh nhân tử vong tại Phòng khám Kết Châu, địa chỉ ngõ 481 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội.