Bấp bênh đời sống công nhân: Người lao động không có tích luỹ

HÀ ANH - QUẾ CHI |

Mặc dù trong lao động, công nhân (CN) khu công nghiệp luôn cố gắng hết sức, tuy nhiên mức lương thấp, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng nên phần lớn họ đều không có tích luỹ.

Rất khó khăn khi… lâm nạn

Chị Hà Thị T (SN 1992) là CN một Cty may tại tỉnh Bắc Giang được 3-4 năm nay, với mức thu nhập 6-6,5 triệu đồng/tháng. Nếu bình thường như nhiều gia đình khác, cùng với thu nhập của chồng cũng đủ để gia đình chị trang trải cuộc sống trong điều kiện tằn tiện nhất có thể. Nhưng chồng chị không may mắc bệnh, nên gánh nặng kinh tế dồn lên đôi vai nhỏ bé của chị. Tiền chi phí sinh hoạt hằng ngày, lại thêm tiền thuốc cho chồng (trong khi chồng không có thu nhập), nên cuộc sống của 5 người gia đình chị vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Để có tiền điều trị cho chồng, chị đã phải vay số tiền 80 triệu đồng. Hằng tháng, chị đang phải gồng mình trả tiền lãi.

Cũng lâm vào tình cảnh nợ nần vì lương thấp, gia cảnh không may mắn như chị T là chị Bùi Thị H (CN Cty may tại Thái Bình). Chị H cũng có 3 con. Chồng chị không may bị tai nạn giao thông từ 2 năm trước, hiện anh không làm được việc nặng. Hiện thu nhập của chị khi tăng ca là tầm 6 triệu đồng/tháng (nếu không tăng ca chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng). Để chữa trị cho chồng, chị đã phải vay hàng chục triệu đồng. Chị vẫn đang còn gánh nợ 30 triệu đồng, chưa kể tiền lãi. Đây là gánh nặng lơ lửng trên đầu không biết khi nào mới gỡ được.

Tỉnh Thái Bình vừa qua xảy ra trường hợp một Cty 100% vốn Hàn Quốc nợ lương của CN lên tới hàng trăm triệu đồng. Khi bị Cty nợ lương, chị Nguyễn Thị H ngay lập tức lâm vào cảnh túng thiếu. Theo chị H, chị bị Cty nợ lương 5 tháng, tính ra gần 30 triệu đồng. Trong khi đó, chồng chị làm nghề tự do, thu nhập một tháng chỉ khoảng 4-5 triệu đồng. Vợ chồng chị có 2 con đang tuổi ăn, học nên cuộc sống cũng rất khó khăn. Nhiều khi chị phải vay mượn trước để chi tiêu, rồi đến khi có lương mới trả. Không có thu nhập từ chị, cả gia đình đành trông chờ vào những đồng tiền chồng chị kiếm được.

Để đỡ khó khăn, chị phải cắt đi những khoản có thể như học thêm, mua sắm đồ… chỉ dành tiền chi cho những khoản không thể không chi như ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, nộp tiền học cho con. Chị H chia sẻ thêm, có nhiều CN hoàn cảnh còn khó khăn hơn nên bị nợ lương khiến họ không biết phải bấu víu vào đâu.

Mức lương thấp, khó đủ sống

Chị Lê Thị Xoan (quê Bắc Giang, đang làm việc tại Cty SD, KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) và chồng đang sống cùng 2 con tại Khu nhà ở Công nhân (xã Kim Chung) cho biết, thu nhập của hai vợ chồng gần 15 triệu đồng/tháng song cũng không dư dả để tích luỹ. Anh Thăng (chồng chị Xoan) cho hay, hai vợ chồng làm CN KCN đã gần 10 năm nay nên với việc chi tiêu dè sẻn, có sự hỗ trợ gạo, rau từ quê gửi lên nên còn duy trì được sự ổn định. “Đời sống của công nhân tóm lại là: Lương thấp, mọi chi phí đều tăng nên không đủ sống” - anh Thăng chia sẻ.

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐVN), đời sống người lao động (NLĐ) ngày càng được cải thiện, song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Mức tăng 5,3% trong năm 2019 hiện mới chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu. Trong khi đó, Nghị quyết số 27/TƯ đề ra đến năm 2020, quá trình xây dựng tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.

Ông Lê Đình Quảng nói thêm, trong lần đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu cho năm 2020, Tổng LĐLĐVN cơ bản nhất trí sử dụng phương pháp và các căn cứ để xác định mức sống tối thiểu của NLĐ dựa vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu mà Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất khi xây dựng phương án điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2018, điều chỉnh năm 2019. Phương án chỉ đề xuất điều chỉnh tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm của NLĐ: Xác định nhu cầu lương thực, thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng 2.300 kcal/ngày/người, dựa trên “rổ hàng hóa” tiêu dùng thiết yếu do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2018. Chi phí nuôi con bằng 70% chi phí tối thiểu của NLĐ. Tiền thuê nhà lấy theo số liệu của Bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất (294.000 đồng đến 431.000 đồng). CPI năm 2019 là 4%...

Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị điều chỉnh tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm từ 48% (của Bộ phận kỹ thuật) xuống 46,5%.

HÀ ANH - QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Bấp bênh đời sống công nhân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dù làm ngày, làm đêm, nhưng với đồng lương ít ỏi, đời sống của công nhân (CN) luôn trong tình cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết họ không có tích lũy, vì vậy, khi có “biến cố” xảy ra, họ phải vay mượn thêm để tồn tại qua ngày. Nhiều người trong số họ đã phải bỏ cái “nghiệp” làm CN sang một con đường mưu sinh khác đỡ chật vật hơn…

Chăm lo cho CNVC-LĐ gần 10 tỷ đồng

Nam Dương |

Đây là một trong những nội dung nổi bật được nêu ra trong báo cáo tổng kết “Tháng Công nhân” lần thứ 11 năm 2019, do LĐLĐ TPHCM tổ chức sáng 3.7.

Công nhân vật vã với nắng nóng

HÀ ANH - TẤT THẢO - XUÂN HÙNG |

Trong những ngày nắng nóng cuối tháng 6.2019, khi nhiệt độ cao gần 40 độ C, cuộc sống của công nhân (CN) đang làm việc tại các KCN-KCX Hà Nội càng thêm mệt mỏi, khó khăn so với bình thường.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bấp bênh đời sống công nhân

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dù làm ngày, làm đêm, nhưng với đồng lương ít ỏi, đời sống của công nhân (CN) luôn trong tình cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết họ không có tích lũy, vì vậy, khi có “biến cố” xảy ra, họ phải vay mượn thêm để tồn tại qua ngày. Nhiều người trong số họ đã phải bỏ cái “nghiệp” làm CN sang một con đường mưu sinh khác đỡ chật vật hơn…

Chăm lo cho CNVC-LĐ gần 10 tỷ đồng

Nam Dương |

Đây là một trong những nội dung nổi bật được nêu ra trong báo cáo tổng kết “Tháng Công nhân” lần thứ 11 năm 2019, do LĐLĐ TPHCM tổ chức sáng 3.7.

Công nhân vật vã với nắng nóng

HÀ ANH - TẤT THẢO - XUÂN HÙNG |

Trong những ngày nắng nóng cuối tháng 6.2019, khi nhiệt độ cao gần 40 độ C, cuộc sống của công nhân (CN) đang làm việc tại các KCN-KCX Hà Nội càng thêm mệt mỏi, khó khăn so với bình thường.