Bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người lao động

Hải - Thành |

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách ngày 1.11 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đã đề nghị Quốc hội ủng hộ, Thường vụ Quốc hội có ý kiến đề nghị lùi thời gian thay đổi cách tính lương hưu từ 1.1.2018 để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

Đề nghị này xuất phát từ quy định của Luật BHXH năm 2014 có quy định, từ ngày 1.1.2018, nhiều lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017. Trong khi đó, dự kiến sẽ có khoảng 50.000 lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018. 

CĐ kiến nghị bảo vệ quyền lợi người lao động

Tại kỳ họp này, phát biểu trước Quốc hội sáng 7.11, ĐBQH, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã kiến nghị Quốc hội về vấn đề CĐ khởi kiện nợ BHXH.

Về việc khởi kiện nợ BHXH ra tòa, sau gần 2 năm thực hiện, các cấp CĐ đã tiếp nhận 2.705 bộ hồ sơ do cơ quan BHXH chuyển sang. 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố đã gửi đơn khởi kiện đến các cấp Tòa án 187 vụ DN nợ BHXH (số còn lại không gửi nữa do không được toà án thụ lý giải quyết). Trong 187 vụ do CĐ khởi kiện, TAND các cấp đã hòa giải thành 28 vụ, tòa án cấp huyện ở 1 tỉnh (Long An) thụ lý 2 vụ, 48 vụ trả lại hồ sơ, số còn lại tòa án không thụ lý giải quyết với nhiều lý do.

Việc Tòa án không thụ lý các vụ khởi kiện nợ BHXH, do còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ, làm cho số nợ BHXH tiếp tục gia tăng. Theo số liệu của Tổng LĐLĐVN, hiện nay, các DN trốn đóng, nợ BHXH, BHTN, BHYT ước khoảng gần 12.000 tỉ đồng; quyền lợi của hơn 193.000 CNLĐ ở các DN bị “treo”, chưa có hướng giải quyết.

“Những vướng mắc, bất cập trong vấn đề CĐ khởi kiện DN nợ BHXH và mong Quốc hội quan tâm, giải quyết trong thời gian tới để quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ không bị xâm phạm.” - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ 1.1.2018, nợ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý hình sự 

Trước kiến nghị của CĐ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, vấn đề nợ BHXH quả thực là một nội dung rất bức xúc.
“Việc này chỉ tồn tại cho đến hết năm 2017, vì bắt đầu từ 1.1.2018, hành vi gian lận trong bảo hiểm đã được hình sự hóa và trở thành tội phạm thì cơ quan điều tra vào cuộc, đưa ra Viện kiểm sát, đưa ra Tòa án để truy tố, xét xử.” - Ông Bình nhấn mạnh.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn

Xem xét nâng lương cho cán bộ, công chức

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào chiều 18.11 đã thực sự thu hút sự chú ý của cử tri cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục hành động, kiến tạo, liêm chính để phục vụ nhân dân, để không còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh"; tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực...

Thủ tướng cũng cho biết, lần này, Chính phủ tính toán để xem xét nâng lương cho cán bộ, công chức, xem đây là giải pháp cần thiết trong bối cảnh tham nhũng vặt đang diễn ra nghiêm trọng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường kiểm soát quyền lực..., đây là các việc quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua 6 dự án luật: Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Quốc hội đã thống nhất biểu quyết thông qua 3 nghị quyết về KT - XH và NSNN, đó là: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh...

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã bước lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng, chất lượng của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV cũng như chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã bước lên một tầm cao mới. Đó là các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đều tập trung vào những vấn đề nóng hổi, những vấn đề bức xúc, đã nêu được, chuyển tải được những vấn đề kiến nghị của cử tri mang đến cho nghị trường để chất vấn các vị bộ trưởng. Và các vị bộ trưởng đã trả lời chất vấn của đại biểu rất tập trung, đi vào trọng tâm của nội dung vấn đề mà các đại biểu đã chất vấn. Đặc biệt, phần đăng đàn trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được các đại biểu đánh giá rất cao. Thủ tướng đã dành riêng một buổi để báo cáo, làm rõ thêm về những nội dung liên quan đến 4 vị bộ trưởng đã trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ đã được các vị đại biểu Quốc hội đặt nhiều câu hỏi chất vấn đến Thủ tướng cũng nói là khó. Và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn thẳng vào vấn đề đại biểu quan tâm, rất cụ thể, rõ ràng, xúc tích và đưa ra các giải pháp, thể hiện một cái tầm, cái tâm trong trả lời, trả lời đúng, đạt yêu cầu những câu hỏi mà các vị đại biểu đặt ra.

Hải - Thành
TIN LIÊN QUAN

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Vấn đề nóng nào được mong chờ xuất hiện trong Táo Quân 2023?

HẢI MINH |

Táo Quân 2023 được hy vọng sẽ khai thác nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc trong xã hội trong suốt cả năm qua.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.

Đêm cuối chợ hoa Tết Cần Thơ: Đông nghịt người xem, lác đác người mua

PHONG LINH |

Đêm 29 Tết, đông nghịt người dân Cần Thơ đổ ra đường tham quan các chợ hoa Tết khiến tiểu thương khấp khởi mừng thầm sau nhiều ngày ròng rã chờ đợi. Song, theo các tiểu thương, người xem rất đông nhưng người mua chỉ lác đác...

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Thiếu xăng dầu ở An Giang: Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo nóng

Cường Ngô |

Ngày 20.1 (29 Tết), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công điện chỉ đạo không để đứt gãy, thiếu hụt cục bộ xăng dầu.

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.