Bao phủ chính sách an sinh cho lao động phi chính thức

lê phương |

Không có kỹ năng nghề nghiệp, không tham gia tổ chức đoàn thể nên lao động phi chính thức luôn gặp nhiều khó khăn khi vật lộn với cuộc sống, mưu sinh. Nỗ lực bao phủ các chính sách an sinh với nhóm đối tượng này cũng đối diện nhiều thách thức do nguồn lực hạn chế, quá trình triển khai chính sách phát sinh một số khó khăn.

Lao động “nhiều không”

Không được tham gia bảo hiểm xã hội, không được tham gia bảo hiểm y tế, không hưởng được những phúc lợi xã hội và các dịch vụ hỗ trợ cho người lao động... là “đặc thù” của nhóm lao động phi chính thức. Sau dịch COVID-19, lực lượng lao động này cũng là đối tượng bị tác động nhiều nhất nhưng hưởng lợi từ gói an sinh xã hội thấp nhất. Thực tế này khiến đời sống của họ hết sức khó khăn.

Bà Ngô Thị Quế (quê huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) lên Hà Nội mưu sinh đã gần 10 năm. Chồng mất sớm, một nách 3 con lại chỉ trông vào mấy sào ruộng, bà Quế theo sự hướng dẫn của một người cùng làng, lên Hà Nội. Ban đầu, bà xin làm rửa bát, dọn dẹp cho một quán ăn ở quận Hoàn Kiếm. Được gần 5 năm, sức khỏe không cho phép bà Quế phục vụ quán ăn đến nửa đêm nên bà xin nghỉ. Một hàng xóm ở khu trọ rủ và hướng dẫn bà theo nghề thu mua phế liệu, đồng nát. Gần 5 năm nay, ngày nào bà Quế cũng đạp xe đi khắp các ngõ ngách, khu tập thể để thu mua giấy báo, sắt vụn. Thu nhập ngày nắng bù ngày mưa, trừ tiền thuê trọ, ăn tiêu, bà có dăm bảy triệu phụ lo học cho con cái.

Theo bà Quế, những người lao động tự do như bà sợ nhất ốm đau nên hầu như không bao giờ đi khám sức khỏe. Có đau đầu, sổ mũi hay cảm sốt đều tự mua thuốc về uống. Khi được hỏi về việc tham gia BHXH tự nguyện, bà Quế lắc đầu quầy quậy: “Tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền đóng tham gia bảo hiểm. Tôi cũng muốn lắm, mong có chút chế độ khi ốm đau, nhưng việc này vượt quá khả năng...”.

Anh Vũ Ngọc Minh từng tốt nghiệp một trường cao đẳng nghề ở Ninh Bình, nhưng không xin được việc làm nên lên Hà Nội ở trọ cùng anh họ làm nghề lái xe ôm công nghệ. “Vào nghề” được gần 1 năm nay, anh Minh cho hay thu nhập hiện tại giúp anh đủ sống, có thêm chút tích lũy để làm vốn. “Tôi bị bệnh cột sống nên không thể theo công việc này lâu dài. Tiền kiếm được tôi chi tiêu tằn tiện để tích lũy, mục tiêu làm vài năm nữa sẽ về quê buôn bán”, anh Minh nói.

Do bị bệnh, tiền thuốc mỗi tháng tốn gần 1 triệu đồng nhưng không tham gia BHXH nên anh Minh tự chi phí 100%. Thậm chí, đơn thuốc anh đang dùng đã được bác sĩ kê gần 4 năm. “Tôi không dám đi khám lại để lấy đơn mới vì biết mỗi lần khám lại tốn cả triệu đồng”, anh Minh buồn bã nói.

Còn khoảng trống cần bao phủ

Chiều 29.9 vừa qua, Ủy ban Xã hội của Quốc hội có phiên họp thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2021... Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là mở rộng, bao phủ BHXH, phát triển lực lượng mới một cách bền vững.

Về lĩnh vực BHXH, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, ngành BHXH còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới, trong đó, vấn đề quan trọng nhất là mở rộng, bao phủ BHXH, phát triển lực lượng mới một cách bền vững.

Theo ông Dung, lực lượng phát triển bảo hiểm tự nguyện phải hướng đến khu vực lao động phi chính thức. Để làm được việc đó, cần tích cực tuyên truyền chính sách; có chính sách phát triển và có lực lượng tổ chức phát triển.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho hay, ngoài những thành tựu đã đạt được, lĩnh vực BHXH vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm. Cụ thể, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn kinh phí tuyên truyền chính sách về BHXH chưa được bố trí hợp lý giữa các vùng miền. Nhà nước cần sớm quy định về giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ quỹ BHTN cho người lao động. Bên cạnh đó, một số chính sách chưa phù hợp, công tác thanh, kiểm tra của ngành lao động còn rất ít.

Năm 2021, số người tham gia BHXH tự nguyện khoảng 1,45 triệu người, tăng hơn 325.000 người so với năm 2020, tương đương với mức tăng 28,92%. Đáng chú ý, số tham gia chỉ chiếm 3,2% lực lượng lao động trong độ tuổi.

lê phương
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao tỉ lệ bao phủ vaccine cho đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Với mục tiêu hướng đến miễn dịch cộng đồng một cách chủ động, đến nay tỉnh Lai Châu đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các lứa tuổi với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Trong đó, chú trọng đưa ra các giải pháp nâng cao tỉ lệ bao phủ vaccine cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới, để họ an tâm lao động, sản xuất.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Nâng cao tỉ lệ bao phủ vaccine cho đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Với mục tiêu hướng đến miễn dịch cộng đồng một cách chủ động, đến nay tỉnh Lai Châu đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các lứa tuổi với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Trong đó, chú trọng đưa ra các giải pháp nâng cao tỉ lệ bao phủ vaccine cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới, để họ an tâm lao động, sản xuất.