Bảo lưu chế độ hưu trí khi rút bảo hiểm xã hội một lần hưởng 50%

LƯƠNG HẠNH |

Thông tin đề xuất chỉ được rút tối đa 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhận được nhiều băn khoăn của người lao động. Việc cho rút 50% để giải quyết cùng lúc hai bài toán đảm bảo quyền lợi rút bảo hiểm của lao động và vẫn bảo lưu được chế độ hưu trí về sau, theo ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Người lao động băn khoăn

Hiện nay, trong dự thảo Chính phủ trình Quốc hội đang đề xuất hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 1: Quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1: Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng, có nhu cầu thì vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Nhóm 2: Với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 1.7.2025) thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Chỉ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp gồm: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư; bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm, mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng còn lại dược bảo lưu để người lao động tiếp tực tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Thông tin đề xuất chỉ được rút tối đa 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhận được nhiều băn khoăn của người lao động. Thậm chí, trong quá trình thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng nhận được đến nhiều ý kiến khác nhau về hai phương án bảo hiểm xã hội một lần.

Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - tái khẳng định, mục tiêu của đóng bảo hiểm xã hội là để sau này có lương hưu, đảm bảo thu nhập hàng tháng khi về già của người lao động.

Quy định của các nước cũng chỉ cho rút bảo hiểm xã hội một lần khi không có cơ hội hưởng lương hưu, nghĩa là khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu mà không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hoặc ra nước ngoài định cư, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không còn cơ hội hưởng lương hưu mới được giải quyết.

“Rất ít quốc gia như Việt Nam cho người lao động khi đang còn độ tuổi lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tất nhiên khi người lao động khó khăn trước mắt thì cần phải có các giải pháp, chính sách tháo gỡ, chứ không chỉ sử dụng nguồn quỹ đảm bảo khi về già để giải quyết vấn đề đó” - ông Nguyễn Duy Cường cho biết.

Vấn đề lớn

Theo ông Cường, đề xuất cho rút tối đa 50% mức hưởng bảo hiểm một lần, thì phần còn lại vẫn được bảo lưu để sau này cộng dồn khi người lao động tiếp tục tham gia và thụ hưởng tối đa các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.

Ông
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ảnh: Lương Hạnh

Đơn cử một người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội 10 năm đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho 5 năm, thì sẽ còn 5 năm đóng được bảo lưu trên sổ bảo hiểm xã hội.

Khi người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở một đơn vị mới, họ vẫn được ghi nhận đã có 5 năm đóng, khi phát sinh các chế độ, quyền lợi thì vẫn được tính trên tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Còn theo như quy định hiện hành, người lao động thường sẽ lựa chọn rút hết phần đã đóng bảo hiểm xã hội. Khi tiếp tục tham gia, gần như họ phải “làm lại từ đầu”.

“Nếu giữ lại 50% nghĩa là người lao động vẫn bảo lưu được một phần đóng dù có thể không nhiều, để khi có cơ hội tiếp tục tham gia được cộng nối vào thì họ sẽ có động lực hơn. Quyền lợi cũng cao hơn những người đã rút hết. Đây là vấn đề lớn và nhạy cảm, vì vậy, với vai trò cơ quan chủ trì, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu tác động để hoàn thiện dự án luật" - ông Nguyễn Duy Cường nói.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đối thoại, giải đáp về chính sách bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Hà Nội - Ngày 19.10, Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy phối hợp tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và sức khỏe cho lao động nữ”. Tham dự buổi đối thoại có gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ quận Cầu Giấy.

Nếu cho rút Bảo hiểm xã hội một lần 50%, nguy cơ nhiều người lao động sẽ nghỉ việc

Nam Dương |

TPHCM - Do người lao động không có tích lũy vì tiền lương còn thấp và cuộc sống gặp khó khăn nên mới nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Giải quyết dứt điểm việc nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động

Quế Chi - Hải Nguyễn |

Trong thời gian tới, Công đoàn Xây dựng Việt Nam cần chủ động tập hợp, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, phối hợp giải quyết dứt điểm việc nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động tại các doanh nghiệp còn nợ đọng, nhất là các trường hợp đã kéo dài qua nhiều năm.

Người lao động nêu ý kiến về phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ngày 12.10, tại Đại hội Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa VI, đại diện công đoàn ngành đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động đối với Đảng, nhà nước… trong đó tập trung vào chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Giao lưu, đối thoại về chính sách về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Ngày 10.10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách về tiền lương và Bảo hiểm xã hội”.

Bạn có nhớ loạt chi tiết này tại đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội

NHÓM PV |

Cuối tháng 7 vừa qua, fan Việt có cơ hội thưởng thức 2 đêm diễn bùng nổ của 4 cô gái Blackpink. Đây là sự kiện quy mô quốc tế, mang nhiều ý nghĩa với khán giả yêu âm nhạc ở Việt Nam.

Bắc Ninh yêu cầu làm rõ phản ánh của Báo Lao Động về nhà ở xã hội Sao Hồng

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Sao Hồng yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh.

Giáo viên trông ngóng thu nhập sẽ tăng khi cải cách tiền lương

Trà My |

Trước thông tin nguồn cải cách tiền lương đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 2024 - 2026, nhiều giáo viên đang trông ngóng từng ngày để nhận mức lương mới.

Đối thoại, giải đáp về chính sách bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Hà Nội - Ngày 19.10, Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy phối hợp tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và sức khỏe cho lao động nữ”. Tham dự buổi đối thoại có gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ quận Cầu Giấy.

Nếu cho rút Bảo hiểm xã hội một lần 50%, nguy cơ nhiều người lao động sẽ nghỉ việc

Nam Dương |

TPHCM - Do người lao động không có tích lũy vì tiền lương còn thấp và cuộc sống gặp khó khăn nên mới nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Giải quyết dứt điểm việc nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động

Quế Chi - Hải Nguyễn |

Trong thời gian tới, Công đoàn Xây dựng Việt Nam cần chủ động tập hợp, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, phối hợp giải quyết dứt điểm việc nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động tại các doanh nghiệp còn nợ đọng, nhất là các trường hợp đã kéo dài qua nhiều năm.

Người lao động nêu ý kiến về phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ngày 12.10, tại Đại hội Công đoàn Dệt may Việt Nam khóa VI, đại diện công đoàn ngành đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động đối với Đảng, nhà nước… trong đó tập trung vào chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Giao lưu, đối thoại về chính sách về tiền lương và bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Ngày 10.10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách về tiền lương và Bảo hiểm xã hội”.