PHÓ CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM NGỌ DUY HIỂU:

Báo Lao Động: Quá khứ huy hoàng - sứ mệnh lớn lao - tầm nhìn xa rộng

Việt Lâm thực hiện |

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022), phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, người trực tiếp phụ trách công tác báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn.

Thưa ông, là người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác báo chí, xuất bản của Tổng LĐLĐVN, ông có thể đánh giá khái quát về Báo Lao Động hiện nay?

- Như chúng ta đều biết, Báo Lao Động là một trong những tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam; ra đời gắn liền với sự kiện thành lập Công hội Đỏ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam hiện nay) và tên tuổi của lãnh tụ cách mạng tiền bối Nguyễn Đức Cảnh. 93 năm qua, ở thời kỳ nào, Báo Lao Động cũng luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh là một tờ báo của tổ chức Công đoàn Việt Nam và vì công nhân, viên chức, lao động.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu tại Báo Lao Động nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu tại Báo Lao Động nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Đánh giá về Báo Lao Động hiện nay, tôi xin khái quát rất cá nhân mấy điều:

1- Những người làm báo hôm nay đã và đang kế thừa xuất sắc truyền thống vẻ vang, anh hùng của các thế hệ đi trước.

2- Báo không ngừng làm mới mình và khẳng định năng lực thích ứng với bối cảnh tình hình mới của tổ chức Công đoàn và hoạt động báo chí.

3- Trung thành với tôn chỉ, mục đích đã định, luôn ý thức về sứ mệnh, thể hiện đầy đủ trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, bạn đọc và tổ chức Công đoàn.

4- Giữ vững vị trí số một trong các cơ quan báo chí về bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

5- Đội ngũ những người làm báo ngày càng hùng hậu, là một trong những cái nôi đào tạo lãnh đạo các cơ quan báo chí cho hệ thống báo chí Việt Nam.

Theo ông, đâu là những thách thức đối với Báo Lao Động trong bối cảnh tình hình mới?

- Thách thức đối với báo chí thực sự đã trở thành một “từ khoá” trong các ứng dụng công nghệ, có nghĩa rằng trong bối cảnh mới, tất cả các cơ quan báo chí đứng trước những thách thức chung; tất nhiên mỗi tờ báo sẽ có những thách thức đặc thù.

Trước hết, đó là thách thức từ các nền tảng công nghệ, mạng xã hội cùng với các tin giả tràn lan. Đây là thách thức lớn nhất, hiện hữu làm cho bạn đọc “di cư” sang các nền tảng công nghệ số và xa dần các nền tảng truyền thống. Mạng xã hội đang đua tranh với báo chí trong việc đưa thông tin ra xã hội. Báo in giảm sút do không phù hợp với số đông độc giả.

Thách thức thứ hai đó là kinh tế báo chí và việc đảm bảo nguồn thu. Thị phần rất lớn của quảng cáo hiện nay đã chuyển dần từ cơ quan báo chí sang các nền tảng xuyên biên giới. Khó khăn về nguồn thu bị tác động mạnh mẽ hơn bởi COVID-19. Tất cả các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Lao Động đang đứng trươc khó khăn chung này.

Một thách thức rất đặc thù của Báo Lao Động, đó là đòi hỏi của đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn ngày càng cao. Trong bối cảnh Công đoàn Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, Báo Lao Động phải đổi mới mạnh hơn, chủ động và sáng tạo hơn, để phản ánh được đầy đủ, kịp thời những đổi mới sôi động của tổ chức Công đoàn và đời sống, việc làm của người lao động.

Truyền thống vẻ vang, huy hoàng và rất đáng tự hào cũng là một áp lực cho người làm Báo Lao Động hiện nay. Mỗi người viết, người phục vụ ở Báo Lao Động phải luôn tâm niệm và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xứng đáng với truyền thống đáng tự hào của các thế hệ đi trước đã kiến tạo.

Vậy thưa ông, thời gian tới, cần có những định hướng lớn nào để Báo Lao Động vượt qua thách thức, tiếp tục phát triển xứng đáng với truyền thống rất đỗi tự hào của một tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền báo chí cách mạng Việt Nam?

- Với Báo Lao Động, tôi thấy có một gạch nối, như là mệnh lệnh để chúng ta cùng suy nghĩ, trăn trở, hành động: Quá khứ huy hoàng, xứ mệnh lớn lao, tầm nhìn xa rộng. Theo tôi thời gian tới, Báo Lao Động cần tiếp tục đổi mới, khẳng định năng lực thích ứng, trong đó tập trung vào mấy định hướng lớn:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ, coi đây là ưu tiên hàng đầu. Tờ báo mạnh phải xuất phát từ những người làm báo giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng làm báo hiện đại, nắm bắt xu hướng thời cuộc. Báo Lao Động đang có đội ngũ khá mạnh nhưng vẫn phải quan tâm đào tạo, rèn rũa, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, lăn lộn với thực tiễn, không ngừng trang bị thế giới quan làm báo cách mạng, làm báo trong tổ chức Công đoàn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Báo Lao Động vẫn phải bám sát tôn chỉ, mục đích.

Thứ hai, chủ động, tích cực thích ứng với bối cảnh mới của báo chí. Báo Lao Động cần tiếp tục hành trình đổi mới về phương thức tác nghiệp, cải tiến mạnh mẽ hơn nữa, phải xây dựng lại hệ thống để trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu năng hơn. Từng nhà báo phải luôn có tâm thế đổi mới, coi đó là mệnh lệnh cuộc sống. Báo Lao Động cần được trang bị và tiếp tục đổi mới về phương tiện, công nghệ, cơ sở vật chất.

Thứ ba là tiếp tục nâng cao năng lực quản trị và đảm bảo kinh tế báo chí đủ mạnh. Ngoài việc xã hội hoá nguồn lực, bán các sản phẩm báo chí, việc đặt hàng từ tổ chức Công đoàn và Nhà nước là rất quan trọng, nhằm đảm bảo hoạt động bình thường và ngày càng nâng cao chất lượng của tờ báo.

Tôi tin rằng, với truyền thống đáng tự hào, đội ngũ năng động, có nhiều sáng tạo, Báo Lao Động sẽ vượt qua mọi thách thức, tiếp tục khẳng định là tờ báo lớn, có uy tín trong hệ thống Báo chí Cách mạng Việt Nam!

Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu.

NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA BÁO LAO ĐỘNG

1. Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1987

2. Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1999

3. Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2009

4. Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần 2) năm 2014

Ngoài ra, Báo Lao Động còn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (2012, Nhì (2006), Ba (2001, 2016) cho hoạt động xã hội Quỹ Tấm lòng Vàng.

Huân chương Lao động hạng Ba (2014) cho hoạt động của Ban Công đoàn.

Cùng nhiều giải thưởng báo chí quốc gia, quốc tế và hàng trăm giải báo chí cấp bộ, ngành, địa phương.


Việt Lâm thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Từ ngày 6.3, các ngân hàng giảm lãi suất thêm 0,2-0,5%

TRÍ MINH |

Sáng ngày 6.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo liên quan đến việc các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi.

Chủ xe la hét, đập phá vì bị công an giữ xe do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Sau khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn, chủ phương tiện vi phạm xin lại xe để vợ điều khiển về Cần Thơ. Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long thực hiện đúng quy định, không cho phép thì người vi phạm lớn tiếng la hét, đập phá xe máy.

Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao dù còn khó khăn, thách thức

HÀ MINH |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt mức cao.

Ký túc xá nghìn tỉ bỏ hoang sắp thành nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Sau hàng chục năm bỏ hoang, dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hoàng Mai, sẽ được Hà Nội dành gần 224 tỉ đồng để cải tạo chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê.

Chứng khoán: Mức độ rủi ro trong ngắn hạn của thị trường đã tăng dần lên

Gia Miêu |

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán vẫn hướng xuống tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy cho điểm cân bằng.

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.