Bận làm thêm, bố mẹ công nhân buộc phải gửi con cho ông bà, người thân

Bảo Hân |

Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, trong số gia đình đình nữ công nhân di cư được khảo sát, có 30,2% trẻ đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến họ phải lựa chọn giải pháp gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.

Sáng 27.5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo các giải pháp đảm bảo sức khoẻ và an toàn vệ sinh lao động cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm. Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – chủ trì hội thảo.

Trình bày tại hội thảo, ThS Lê Thị Huyền Trang (Viện Công nhân và Công đoàn) cho biết, theo kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn vào tháng 10.2021, ở những gia đình công nhân di cư, có 69,8% trẻ ở cùng cha mẹ; 30,2% gửi ông bà, người thân. Chia theo lứa tuổi: Từ 0-2 tuổi, các con số lần lượt là 73,8% và 26,2%; từ 3-5 tuổi: 72,4 và 27,6%; từ 6-10 tuổi là 62,9% và 37,1%; từ 11 đến dưới 16 tuổi là 70% và 30%.

Theo ThS Lê Thị Huyền Trang, việc trẻ không được ở cùng cha mẹ có thể ảnh hưởng đến qúa trình phát triển toàn diện của trẻ.

Thứ nhất là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ: Trẻ em từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên, mỗi giai đoạn phát triển đều không thể thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Giữa con cái và cha mẹ luôn luôn có mối liên hệ mật thiết, vai trò của cha mẹ đối với con cái là không thể thay thế. Tuy nhiên, mối liên hệ này sẽ bị ảnh hưởng khi trẻ không có cơ hội được sống cùng cha mẹ. Phải sống xa cha mẹ trẻ em luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm, ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, khiến mối quan hệ trong gia đình thiếu bền chặt, nhất là tình cảm mẹ con.

Cùng với đó, trẻ có nguy cơ sống khép kín, thu mình, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh. Một số trẻ khi phải sống xa cha mẹ thường mắc cảm, thiếu tự tin, ngại kết bạn và giao tiếp.

Ngoài ra, trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rình rập: bị bắt nạt, lăng mạ, làm nhục, thậm chí là bị xâm hại.

Vẫn theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, thực tế hiện nay, một bộ phận trẻ em là con nữ công nhân di cư đang không được hưởng quyền chính đáng là nhận được sự quan tâm dạy dỗ từ cha mẹ. Nguyên nhân là vì cha mẹ bận đi làm kiếm tiền (chiếm 51,6%) và vì cha mẹ đã mệt mỏi sau khi lao động (chiếm 22%), không còn thời gian, không còn sức lực để dạy dỗ con cái…

“Trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ là thiệt thòi lớn nhất” – Ths Lê Thị Huyền Trang nói và cho biết, nguyên nhân cơ bản công nhân phải làm thêm là vấn đề về tiền lương: lương thấp, lương không đủ sống.

Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho biết, việc điều chỉnh giờ làm thêm theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 có thể tác động đến người lao động ở các mặt sau: Dẫn đến tình hình căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý, làm giảm năng suất lao động cho người lao động; chất lượng công việc giảm sút, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu, tăng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khoẻ thể chất và tâm thần người lao động; tăng tình trạng tai nạn thương tích và tỉ lệ thương tích phải nghỉ việc, tăng tỉ lệ người lao động bỏ việc; ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, khiến cho người lao động không còn thời gian tìm bạn đời; lao động có con nhỏ không có thời gian dành cho chăm sóc con cái và gia đình; không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khoẻ hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ lao động.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân

Ông Phan Văn Anh bày tỏ mong muốn qua hội thảo sẽ đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn, sức khoẻ của người lao động khi giờ làm thêm được điều chỉnh tăng thêm theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.