Bác Tôn đã tạo nền tảng, định hướng cho tổ chức hoạt động của Công đoàn Việt Nam

PGS-TS Dương Văn Sao (Trường Đại học Công đoàn) |

Đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn là di sản quý báu, tạo nền tảng, định hướng cho tổ chức hoạt động của Công đoàn Việt Nam không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà cả trong xây dựng phát triển đất nước.

Bác Tôn một nhà yêu nước vĩ đại, người cộng sản kiên cường mẫu mực, người lãnh tụ kính mến của GCCN và nhân dân các dân tộc Việt Nam. 

Cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn là hình mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, lẽ sống, nhân cách, đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm, liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Bác Tôn mãi mãi là tâm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam.

Đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn là di sản quý báu, tạo nền tảng, định hướng cho tổ chức hoạt động của Công đoàn Việt Nam không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà cả trong xây dựng phát triển đất nước. 

Bác Tôn là thế hệ công nhân đầu tiên của GCCN Việt Nam, một hình mẫu của người công nhân nước ta về sự uyên thâm nghề nghiệp và về tinh thần yêu nước nồng nàn. Năm 1906 giữa lúc thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914), GCCN nước ta đang trong quá trình hình thành, là lúc Bác Tôn học xong tiểu học vào Sài Gòn học nghề.

Năm 1909, BácTôn đã vận động anh em học sinh lính thuỷ bỏ học nghề, đấu tranh chống bắt làm việc nhiều, ăn khổ, chống chế độ bắt lính.

Đến năm 1910, Bác Tôn vào làm thợ ở xưởng Kroff. Ngay sau đó Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân kiến trúc cầu đường.

Năm 1912, Bác Tôn cùng với một số anh em tổ chức lãnh đạo bãi công của học sinh trường Bách nghệ đòi tăng lương, chống đánh đập, cúp phạt, tổ chức các hội ái hữu... 

Ngày 23.7.1929 Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt và kết án tù 20 năm. Đến ngày 3.7.1930 bị đày đi Côn đảo trên chuyến tàu Hadmand Rouseaus. Ngay sau khi đến nhà tù Côn đảo, Bác Tôn đã cùng với những người trung kiên sáng lập ra “Hội những người tù đỏ” làm hạt nhân lãnh đạo khối tù. 

Bác Tôn biểu tượng của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả, tháng 4 năm 1919 Bác Tôn đã dũng cảm cùng anh em thuỷ thủ trên chiến hạm France ở biển Đen, chống lệnh sang đàn áp Cách mạng Tháng mười Nga. Trong cuộc phản chiến này, chính Bác Tôn là người đã kéo lá cờ đỏ treo trên chiến hạm France để chào mừng nước Nga Xô Viết.

Tháng 8.1923, Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc bãi công của gần một nghìn công nhân Ba Son, ngăn cản chuyến đi của chiến hạm Michelet sang đàn áp cách mạng Trung quốc.

Năm 1951, Bác Tôn dự Hội nghị liên minh ba nước Đông dương và đã có nhiều đóng góp quan trọng vào củng cố khối đoàn kết, hữu nghị ba nước Đông dương.

Năm 1955 được bầu là ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới. Bác Tôn đã nỗ lực không mệt mỏi cống hiến sức lực, trí tuệ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị trên toàn thế giới.

Bác Tôn, người đầu tiên tổ chức ra Công Hội đỏ cách mạng bí mật ở Sài Gòn, một tổ chức tiến bộ nhất lúc bấy giờ, đã đặt cơ sở, nền móng cho lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn Việt Nam. 

Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn ở nước ngoài, năm 1920 khi trở về Sài Gòn, Bác Tôn đã vận động công nhân thành lập Công hội để tổ chức đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi độc lập dân tộc. Theo Bác Tôn ở Việt Nam thời kỳ này Công hội ra đời không chỉ nhằm tập hợp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế mà còn phải đòi cả quyền lợi về chính trị. Do vậy Công hội ở Việt Nam phải hoạt động bí mật, 

Sự ra đời của Công hội bí mật đầu tiên ở nước ta đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử của GCCN Việt Nam, từng bước đưa giai cấp công nhân nước ta lên vũ đài chính trị và trở thành lực lượng chính trị độc lập, chuyến từ giai đoạn đấu tranh tự phát, sang tự giác,

Bác Tôn đã giành cả tuổi thanh xuân cho việc tìm đến lý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, luôn tìm mảnh đất tốt và tạo điều kiện thuận lợi để gieo trồng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, hoạt động Công đoàn Việt Nam. 

Ngày trong lúc khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhất ở xà lim tù đày của kẻ thù, Bác Tôn vần tranh thủ mọi thời gian nghiên cứu sách báo, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn tìm cách để tuyên truyền và tổ chức cho anh em nghiên cứu. Cuối năm 1932 Bác Tôn đã tham gia cùng các đồng chí trong chi uỷ của Nhà tù Côn đảo xuất bản tờ báo “Ý kiến chung”. Đến đầu năm 1935 lại tham gia cho ra đời tạp chí “Tiến lên” để làm phương tiện tuyên truyền chỉ đạo, hướng dẫn những người cộng sản ở nhà tù Côn đảo đấu tranh cách mạng.

Bác Tôn luôn chú trọng bồi dưỡng, phát hiện, giới thiệu và cất nhắc nhiều thanh niên công nhân, trở thành những cán bộ chủ chốt, mà tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi mãi gắn liền với phong trào công nhân hoạt động công đoàn Việt  Nam. 

Bác Tôn từng sống, hoạt động với tư cách là người công nhân, người đoàn viên công đoàn và là lãnh tụ của phong trào công nhân Công đoàn Việt Nam. Dù ở đâu, làm bất cứ việc gì, chất công nhân, và chất cách mạng tinh khiết từ thủa còn thanh niên đến cuối cuộc đời của Bác Tôn, vẫn luôn thể hiện rõ là một người yêu nước, thương dân nhất mực, người có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất công, có tinh thần đoàn kết quốc tế vì độc lập, thống nhất tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, luôn cần cù, sáng tạo, bao dung, độ lượng. luôn phấn đấu không mệt mỏi và tuân thủ nghiêm quyết định của tổ chức.

Đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, dù ở bất kỳ cương vị nào, Bác Tôn vẫn luôn giành sự quan tâm đặc biệt, Công đoàn Việt Nam cũng luôn gắn bó với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Cuộc đời và hoạt động của Bác Tôn là di sản quý báu đối với phong trào công nhân và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, đã, đang trở thành giá trị tinh thần vô giá, tạo nền tảng tư tưởng, cho lý luận, nghiệp vụ công tác Công đoàn Việt Nam. Tiêu biểu của di sản đó trước tiên là tính tổ chức, tính nguyên tắc và đảm bảo kỷ cương, dù làm việc to, việc nhỏ đều phải tuân thủ nghiêm quyết định của tổ chức, của tập thể.

Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân, lao động.

Phải kiên trì vận động, thuyết phục quần chúng và có những hình thức đa dạng, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, quan tâm xây dựng khối đoàn kết thống nhất và tinh thần tương thân, tương ái để tạo động lực thu hút đông đảo công nhân, lao động gia nhập và tham gia hoạt động. 

Công tác tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động của công đoàn phải đa dạng, phải xuất phát từ tình hình của phong trào công nhân và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng. Hoạt động công đoàn phải gắn chặt giữa thực hiện mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, bình đẳng, hữu nghị với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn các nước trên thế giới 

Cán bộ Công đoàn là nhân tố quan trọng nhất, cần phải quan tâm thường xuyên đến đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Chú trọng xây dựng đoàn kết thống nhất trong hệ thống tổ chức. Đồng thời phải chú trọng xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng, hợp tác với các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đối với cán bộ công đoàn phải sâu sát quần chúng, toàn tâm, toàn ý cho hoạt động vì nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng.

PGS-TS Dương Văn Sao (Trường Đại học Công đoàn)
TIN LIÊN QUAN

“Hơi ấm công đoàn” trên quê hương Bác Tôn

Lục Tùng |

Với việc vận động đoàn viên (ĐV) hưởng ứng chương trình “Giảm 1 bữa ăn sáng” (GMBAS), LĐLĐ TP.Long Xuyên (LĐLĐ Long Xuyên) không chỉ giúp hàng chục hộ đang hưởng bảo trợ xã hội (BTXH) ở xã Mỹ Hòa Hưng - nơi chôn nhau, cắt rốn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, mà còn làm ấm lòng những cảnh đời bất hạnh...

Những đổi thay trên quê hương Bác Tôn

LỤC TÙNG |

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra trong một gia đình nông dân cần cù, trọng đạo đức, quý nhân nghĩa tại vùng sông nước An Giang - nơi có nhiều huyền thoại và truyền thống cách mạng với hào khí Bảy Núi, nơi tụ nghĩa của nhiều chí sĩ yêu nước. Thời gian Bác Tôn sống ở An Giang không nhiều, nhưng trong lòng Bác tình yêu và nỗi nhớ xứ sở tha thiết khôn nguôi.

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn

LỤC TÙNG |

Không chỉ tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, LĐLĐ tỉnh An Giang còn phát động các cấp CĐ trên quê hương Bác Tôn linh động, sáng tạo nhiều chương trình hỗ trợ, chăm lo vật chất. Tất cả như món quà ý nghĩa của tổ chức CĐ lập công nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn (20.8.1888 - 20.8.2018).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Hơi ấm công đoàn” trên quê hương Bác Tôn

Lục Tùng |

Với việc vận động đoàn viên (ĐV) hưởng ứng chương trình “Giảm 1 bữa ăn sáng” (GMBAS), LĐLĐ TP.Long Xuyên (LĐLĐ Long Xuyên) không chỉ giúp hàng chục hộ đang hưởng bảo trợ xã hội (BTXH) ở xã Mỹ Hòa Hưng - nơi chôn nhau, cắt rốn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, mà còn làm ấm lòng những cảnh đời bất hạnh...

Những đổi thay trên quê hương Bác Tôn

LỤC TÙNG |

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra trong một gia đình nông dân cần cù, trọng đạo đức, quý nhân nghĩa tại vùng sông nước An Giang - nơi có nhiều huyền thoại và truyền thống cách mạng với hào khí Bảy Núi, nơi tụ nghĩa của nhiều chí sĩ yêu nước. Thời gian Bác Tôn sống ở An Giang không nhiều, nhưng trong lòng Bác tình yêu và nỗi nhớ xứ sở tha thiết khôn nguôi.

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn

LỤC TÙNG |

Không chỉ tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, LĐLĐ tỉnh An Giang còn phát động các cấp CĐ trên quê hương Bác Tôn linh động, sáng tạo nhiều chương trình hỗ trợ, chăm lo vật chất. Tất cả như món quà ý nghĩa của tổ chức CĐ lập công nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn (20.8.1888 - 20.8.2018).