Ảnh hưởng của COVID-19 đến NLĐ tại khu công nghiệp: Bây giờ mới là lúc khó khăn

Linh Nguyên |

Ngày 12.12, khi trao đổi về COVID-19 và ảnh hưởng đến người lao động (NLĐ) tại khu công nghiệp, bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng (LIGHT) - cho rằng: Bây giờ mới là lúc khó khăn của những NLĐ bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Hiện các nguồn tích luỹ đã hết

Trước thực tế hiện nay, bà Nguyễn Thu Giang còn chỉ ra rằng, với khó khăn do COVID-19 gây ra thì công nhân lao động (CNLĐ) khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) cũng dễ trở thành lao động phi chính thức do mất việc, giãn việc.

Khi gặp gỡ CNLĐ để tìm hiểu về mức thưởng Tết, bà Giang thấy giờ mới là lúc khó khăn. Những CNLĐ có con đang đi học cho biết, năm ngoái tiền ăn trưa của con ở trường là 15.000 đồng, năm nay tăng lên là 17.000 đồng. Đó chỉ là một trong những ví dụ về dịch vụ giáo dục mà CNLĐ phải chi trả tăng lên. Thời gian giãn cách và tiếp sau đó, khi phải nghỉ luân phiên hoặc nghỉ hẳn, CNLĐ cũng không dám về quê vì sợ nếu có việc, công ty gọi đi làm trở lại thì quay lên không kịp. Chính thời gian này, chi tiêu nhiều hơn mà nguồn thu không có.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến - quản lý chương trình Viện LIGHT - khảo sát tại xã Tân Tiến (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) cho thấy, trước dịch COVID-19, CNLĐ trên địa bàn có thu nhập là 9.333.000 đồng và chi tiêu hết 7.500.000 đồng. Trong thời gian giãn cách, thu nhập chỉ còn 5.000.000 đồng nhưng chi lên tới 9.500.000 đồng. Tương tự, tại Hải Bối (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội), những CNLĐ trọ tại đây nói rằng, trong thời gian giãn cách xã hội, thu nhập của họ là 4.500.000 đồng nhưng số tiền chi tiêu lên tới 6.500.000 đồng...

Nguyên nhân của tình trạng này được bà Hoàng Yến phân tích, giai đoạn giãn cách xã hội, thời gian làm việc giảm (3 ngày/tuần) nên tăng chi phí cho bữa ăn tại nhà hàng ngày, tăng chi phí sử dụng điện, nước tại nhà, giá thực phẩm tăng (thịt, sữa, rau…), tăng chi phí cho trang bị bảo hộ cá nhân: Khẩu trang, nước rửa tay (tăng giá), gửi con ở người trông trẻ tư nhân... Một điều đáng nói là giai đoạn giãn cách, CNLĐ đã phải dùng đến số tiền tích luỹ được trước đó. Giờ tiền tích luỹ hết, mọi chi tiêu đều “ăn đong” vào thu nhập hàng tháng.

Nếu CPI tăng trên 2%, tiền lương thực tế của CNLĐ bị giảm theo

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội - không khỏi lo lắng khi bàn về những khó khăn của CNLĐ, bởi tình trạng khó khăn này sẽ còn kéo dài. Năm 2021, Chính phủ không điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (năm 2020, mức lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 đồng). Vào dịp cuối năm (Tết cổ truyền của dân tộc), giá cả các mặt hàng thiết yếu thường tăng cao; nếu chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng trên 2% thì tiền lương thực tế của CNLĐ bị giảm theo, CNLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ông Thắng lấy ví dụ, ngày 11.12, giá xăng đã tăng thêm hơn 600 đồng/lít thì rất có lý do để lo ngại không ít mặt hàng sẽ tăng theo. Với đặc điểm CNLĐ trong các KCN-CX Hà Nội phần lớn là lao động trẻ và trên 60% là người nhập cư, họ phải chi cho tiền thuê nhà trọ, điện, nước, sinh hoạt, tiền gửi trẻ học trường tư thục... Có thể thấy, mức thu nhập từ 5.000.000 - 5.500.000 đồng/tháng không được xếp vào hộ nghèo, song CNLĐ có nhiều khoản phải chi tiêu với mức chi phí cao hơn nhiều lần so với người dân sở tại như tiền học (đa phần con của CNLĐ nhập cư phải học trường tư), tiền điện, tiền nước... thì thực chất thu nhập của họ chỉ còn khoảng 3.000.000 đồng.

Bên cạnh những hoạt động chăm lo cho CNLĐ dịp Tết Nguyên đán, ông Thắng đề nghị Chính phủ và thành phố có những chính sách hỗ trợ CNLĐ như bán hàng bình ổn giá, đặc biệt là giám sát giá các mặt hàng thiết yếu để giúp CNLĐ vượt qua khó khăn.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Công nhân túng thiếu, xoay xở trăm bề dịp cuối năm

Đình Trọng |

Với nhiều công nhân (CN) ở tỉnh Bình Dương, 2020 là năm xảy ra nhiều biến cố. Đầu năm, CN bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, liên tục phải đối diện với nguy cơ mất việc vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Có người túng thiếu vay tiền qua app trở thành “con nợ” mãi vẫn chưa dứt ra được, có người ốm đau đi khám bệnh vào phải phòng khám bị “chặt chém” cũng rơi vào cảnh nợ nần.

Công nhân nữ thuê trọ một mình đối diện với nhiều nỗi sợ

Phương Quỳnh |

Nhiều người công nhân là nữ lần đầu tiền xa gia đình, phải thuê trọ một mình nơi đất khách, đã rất nhiều lần họ ăn không ngon, ngủ không yên vì áp lực và lo sợ.

Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân

Bảo Hân - Trần Kiều |

Sáng 11.12, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 7 (khoá XII) diễn ra tại Hà Nội.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công nhân túng thiếu, xoay xở trăm bề dịp cuối năm

Đình Trọng |

Với nhiều công nhân (CN) ở tỉnh Bình Dương, 2020 là năm xảy ra nhiều biến cố. Đầu năm, CN bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, liên tục phải đối diện với nguy cơ mất việc vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Có người túng thiếu vay tiền qua app trở thành “con nợ” mãi vẫn chưa dứt ra được, có người ốm đau đi khám bệnh vào phải phòng khám bị “chặt chém” cũng rơi vào cảnh nợ nần.

Công nhân nữ thuê trọ một mình đối diện với nhiều nỗi sợ

Phương Quỳnh |

Nhiều người công nhân là nữ lần đầu tiền xa gia đình, phải thuê trọ một mình nơi đất khách, đã rất nhiều lần họ ăn không ngon, ngủ không yên vì áp lực và lo sợ.

Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân

Bảo Hân - Trần Kiều |

Sáng 11.12, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 7 (khoá XII) diễn ra tại Hà Nội.