An Giang: Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7

Lục Tùng |

An Giang – Nhiều doanh nghiệp ở An Giang đã sẵn sàng cho việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022.

Ông Dong HuiYuan, trợ lý Giám đốc Công ty TNHH May mặc Lu An nằm trong Khu Công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) cho biết, dù chưa có thông tin chính thức, nhưng qua thông tin “hành lang”, doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị và sẵn sàng cho việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú thăm hỏi công nhân ngành may mặc tại doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Bình Hòa. Ảnh: LT
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú thăm hỏi công nhân ngành may mặc tại doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Bình Hòa. Ảnh: LT

Cụ thể hơn, ông Dong HuiYuan cho biết thêm, với mức tăng này, tương đương 200.000đ/người/tháng, Công ty sẽ tính chung vào tăng lương cơ bản cho người lao động.

Đây là doanh nghiệp vốn nước ngoài, hiện đang sử dụng hơn 2.100 lao động, với việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng lần này, trước mắt mỗi tháng Lu An sẽ chi thêm hơn 400 triệu đồng. "Dù tăng chi phí trong bối cảnh mới hồi phục sau dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, nhưng công ty vẫn cố gắng thực hiện vì chúng tôi hiểu và mong muốn chia sẻ với người lao động như thành viên của doanh nghiệp", ông Dong HuiYuan nhấn mạnh.

Công nhân lao động bày tỏ vui mừng trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh: LT
Công nhân lao động bày tỏ vui mừng trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh: LT

Đây cũng là một trong số nhiều doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Bình Hòa và Khu Công nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú) quan tâm và sẵn sàng áp dụng việc tăng lương tối thiểu vùng. Ông Tô Minh Lắm, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh An Giang, cho biết, qua nắm thông tin, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vốn nước ngoài đã chủ động chuẩn bị cho sự kiện tăng lương tối thiểu vùng. “Tuy mỗi doanh nghiệp có cách tính toán, áp dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, tất cả đều hướng tới việc tăng thêm lợi ích cho người lao động”- ông Lắm chia sẻ thêm – Hiện tất cả đã sẵn sàng, có lệnh là áp dụng ngay”. Thực tế, trước đó nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận thấy và chủ động hỗ trợ thêm để công nhân ổn định cuộc sống trước sự tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh An Giang Phan Thị Diễm thăm công nhân ngành may tại Khu Công nghiệp Bình Hòa. Ảnh: LT
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh An Giang Phan Thị Diễm thăm công nhân ngành may tại Khu Công nghiệp Bình Hòa. Ảnh: LT

Điển hình như Công ty TNHH An Giang Samho, Công ty TNHH May mặc Lu An... Cụ thể, từ 1.6.2022, Công ty TNHH May mặc Lu An áp dụng mức hỗ trợ mới cho công nhân lao động. Theo đó mỗi tháng, hỗ trợ thêm 200.000đ/người, nâng tổng số tiền hỗ trợ xăng xe lên 400.000đ/người/tháng. Đồng thời hỗ trợ nâng tiền chuyên cần từ mức 400.000đ lên 500.000đ/người/tháng. Hiện Lu An đang tuyển dụng thêm lao động, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2022 nâng số công nhân lao động làm việc tại đơn vị lên con số 3.500 đến 4.000 người.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Công nhân quan tâm nhất đến tăng lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Tăng lương tối thiểu luôn là vấn đề được công nhân, lao động quan tâm hàng đầu. Hằng năm, mức lương này đều được điều chỉnh để cải thiện đời sống người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công nhân quan tâm nhất đến tăng lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Tăng lương tối thiểu luôn là vấn đề được công nhân, lao động quan tâm hàng đầu. Hằng năm, mức lương này đều được điều chỉnh để cải thiện đời sống người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng là cấp bách, không thể trì hoãn

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Chuyên gia, người lao động đều cho rằng, rất cần tăng lương tối thiểu (LTT) vùng từ 1.7.2022 theo như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để đời sống của người lao động (NLĐ) bớt khó khăn sau tác động của dịch COVID-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động đang rất "ngóng chờ" chính sách tăng lương tối thiểu vùng. Bởi, thời gian vừa qua, người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hoá tăng cao.